Bệnh tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh tay chân lạnh là căn bệnh rất nhiều người đang gặp phải, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em. Thế nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết rõ nguyên nhân tại sao mình bị bệnh để chữa trị cho hiệu quả. 

Tay chân lạnh là bệnh gì?

Bệnh tay chân lạnh là hiện tượng các chi luôn bị lạnh, đôi khi còn có cảm giác tê cóng, màu sắc da chuyển sang tái nhợt dù là đang trong điều kiện thời tiết lạnh giá hay nóng nực. Bệnh thường xảy ra ở những người bị stress quá mức hoặc bị rối loạn chức năng thần kinh và khả năng lưu thông tuần hoàn máu dưới da.

bệnh tay chân lạnh

Theo cấu tạo của cơ thể, làn da bao bọc bên ngoài tay chân nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung có chức năng điều hòa thân nhiệt, giúp cơ thể thích nghi kịp thời với môi trường bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài môi trường hạ thấp, các mao mạch cũng như lớp mỡ dưới da sẽ co lại khiến cho khí huyết không được lưu thông. Việc tay chân bị lạnh trong điều kiện như vậy là hết sức bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài liên tục ngay cả trong điều kiện thời tiết ấm áp lý tưởng thì có khả năng bạn mắc chứng tay chân lạnh khá cao.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Bệnh tay chân lạnh thường đi kèm với những biểu hiện bất thường sau:

  • Vùng da ở các chi không hồng hào mà có màu sắc nhợt nhạt, xanh tím hoặc trắng bệch thiếu sức sống
  • Da có cảm giác ngứa râm ran và sờ vào thấy thô ráp, khó chịu
  • Da tay chân khi bị lạnh thường dày hơn so với bình thường
  • Một số người còn bị phù tay chân và nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti trên da.

Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo, trong rất nhiều trường hợp, bệnh tay chân lạnh là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Do vậy, nếu đang có những triệu chứng bất thường ở trên, bạn nên nhanh chóng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa trị phù hợp để chấm dứt căn bệnh khó chịu này.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh

Tay chân luôn lạnh có thể xuất phát từ những lý do thông thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu của bệnh tật. Bệnh nhân cần đề phòng với các nguyên nhân gây bệnh sau:

1. Các nguyên nhân thông thường khiến tay chân lạnh

Khí huyết bị trì trệ sẽ gây ra chứng tay chân lạnh. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông khí huyết và làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này bao gồm:

  • Tay chân tê lạnh do thời tiết: Vào mùa đông, nhiệt độ thường hạ thấp khiến da và các mô bị co lại. Hoạt động lưu thông khí huyết dưới da bị cản trở, lượng oxy được cung cấp cũng bị giảm khiến da bị lạnh và chuyển sắc xanh tím.
  • Căng thẳng kéo dài: Khi thần kinh bị căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bơm adrenaline vào trong máu. Chất này khiến cho các mạch máu khu vực ngoại biên bị co thắt lại. Lượng máu cung cấp đến tay chân bị giảm nên sẽ gây lạnh. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chân tay lạnh ở người lớn.
Căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh ở người lớn
Căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh ở người lớn
  • Ít vận động: Lười vận động khiến cho khí huyết lưu thông đến tay chân kém. Đây chính là lý do mà dân văn phòng, người già chiếm tỷ lệ cao trong số những bệnh nhân tới bệnh viện chữa tay chân lạnh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều đồ béo và các thức ăn khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Nó gây xơ vữa động mạnh, làm cản trở đường lưu thông của máu đến tay chân và khiến căn bệnh tay chân lạnh có cơ hội bùng phát. Ngoài ra việc thiếu hụt vitamin B12 cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
  • Hút thuốc lá: Chất nicotin có trong khói thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu thông máu tới các chi. Đây là nguyên nhân gây tay chân lạnh ở nam giới đấng mày râu cần chú ý.

2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe

Tay chân hay bị lạnh là bị bệnh gì? Việc đặt ra câu hỏi này là điều cần thiết nếu các chi của bạn bị lạnh trong thời gian dài và đã tích cực vận động, bỏ hút thuốc lá hay giữ ấm cơ thể. Hiện tượng tay chân tê lạnh có thể là biểu hiện của các căn bệnh sau:

  • Bệnh thiếu máu: Trong rất nhiều trường hợp, bác sĩ đã phát hiện ra những người bị tay chân lạnh có biểu hiện thiếu máu ở mức độ từ trung bình đến trầm trọng.
  • Tay chân luôn lạnh do tiểu đường: Lượng đường huyết trong máu tăng cao không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng về thần kinh cũng như mạch máu. Trường hợp này không chỉ bị tay chân lạnh người bệnh còn có các dấu hiệu khác kèm theo như tê bì tay chân, lòng bàn tay, bàn chân đôi lúc có cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Hội chứng Raynauld: Hội chứng này xảy ra khi cơ thể quá mẫn cảm với môi trường. Chỉ cần thời tiết thay đổi một chút cũng khiến các ngón tay chân bị tím tái, nghiêm trọng hơn là sưng, đỏ và gây đau.
  • Chức năng thần kinh bị rối loạn: Bệnh nhân từng bị đột quỵ hoặc bị bệnh thần kinh ngoại biên… rất dễ bị rối loạn chức năng thần kinh và gây lạnh tay chân. Đôi lúc bệnh nhân có cảm giác tê bì như có kiến bò.
  • Bệnh suy giáp, nhược giáp: Bệnh nhân cần thận trọng với căn bệnh này khi bị tay chân tê lạnh và thường xuyên bị rụng tóc với số lượng nhiều, trí nhớ bị suy giảm.
  • Bị huyết áp thấp: Ở những người mắc căn bệnh tụt huyết áp thì máu chủ yếu tập trung ở phần thân mình. Khu vực tay chân, đặc biệt là các đầu ngón tay, ngón chân ít được tưới máu nuôi dưỡng nên dễ bị lạnh.

2 cách chữa bệnh tay chân lạnh hiệu quả

Để chữa tay chân lạnh, bên cạnh việc tích cực điều trị các bệnh lý liên quan, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo tự nhiên hay dùng thuốc đông y để khắc phục bệnh tại nhà.

1. Cách chữa tay chân lạnh tại nhà bằng mẹo tự nhiên

# Tăng cường vận động cơ thể

Vận động sẽ giúp làm nóng cơ thể và đảm bảo cho hoạt động lưu thông máu tới các chi luôn được thông suốt. Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục vào buổi sáng. Cùng với đó cố gắng vận động nhiều nhất có thể ngay cả khi ở nhà lẫn nơi làm việc. Hành động đơn giản này sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện chứng bệnh lạnh tay chân, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh lý về tim mạch.

# Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Trong những ngày thời tiết thay đổi, chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa đông bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo. Tay chân không nên để hở mà phải mang vớ, đeo găng tay và mặc quần áo dài tay để các chi luôn được bảo vệ tốt nhất.

Mặc đủ ấm là cách ngăn ngừa và hỗ trợ chữa tay chân lạnh hữu hiệu
Mặc đủ ấm là cách ngăn ngừa và hỗ trợ chữa tay chân lạnh hữu hiệu

# Tắm với nước ấm

Những người đang bị bệnh tay chân lạnh được khuyên nên tắm bằng nước ấm có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng. Nước ấm sẽ giúp làm giãn nở các mạch máu, nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ tuần hoàn máu và giúp chữa tay chân lạnh hiệu quả.

# Ngâm tây chân vào nước ấm trước khi đi ngủ

Ngâm chân tay vào nước ấm trước khi đi ngủ là một liệu pháp hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh tật, trong đó có cả bệnh lạnh tay chân. Bệnh nhân nên duy trì thói quen này hàng ngày để không bị căn bệnh khó chịu này tiếp tục làm phiền.

Chúng ta có thể nấu nước ấm và pha vào một thìa muối để ngâm. Hoặc nấu nước ngải cứu ngâm chân cũng rất tốt. Khi ngâm chân nên kết hợp mát xa, xoa bóp cho tay chân, đồng thời chú ý đến nhiệt độ của nước ngâm để không bị bỏng.

# Cách chữa bệnh tay chân lạnh bằng gừng

Trong gừng chứa các hợp chất quý giá giúp kích thích lưu thông máu, kháng viêm, giữ ấm cho cơ thể. Dân gian thường pha trà gừng uống hoặc nấu nước gừng ngâm chân vào buổi tối để chữa bệnh chân tay lạnh ở người lớn.

Bạn đã biết chưa: Mẹo chữa đau lưng tại nhà bằng gừng tươi cực hiệu nghiệm

# Day bấm huyệt chữa tay chân lạnh

Liệu pháp day bấm huyệt điều trị bệnh tay chân lạnh đã được ứng dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Để khắc phục căn bệnh này, người ta thường tác động vào các huyệt đạo như hợp cốc, nội quan, khúc trì, túc tam lý, hay thừa sơn.

Việc day bấm huyệt đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối về vị trí huyệt đạo cũng như thai tác thực hiện, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy nếu không phải là người có kinh nghiệm chuyên môn thì bệnh nhân nên tìm đến các thầy thuốc để nhờ giúp đỡ.

# Mẹo trị tay chân luôn lạnh bằng đậu đen

Bệnh nhân lấy một nắm nhỏ đậu đen cho vào chảo sao đến khi hơi cháy. Ngay khi đậu còn nóng hãy đổ một ít rượu vào uống chung. Cuối cùng lấy một chiếc chăn giày trùm kín lại để toàn thân toát hết mồ hôi sẽ hết bệnh. Bài thuốc dân gian này giúp điều trị tay chân lạnh do trúng hàn.

# Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh tay chân lạnh

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng của bệnh từ bên trong. Trong những ngày thời tiết lạnh giá, bệnh nhân được khuyên nên ăn các thực phẩm chứa nhiều calo như cơm, bánh mì, sữa, khoai lang… Chúng bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, giúp cơ thể cũng như tay chân được sưởi ấm một cách tự nhiên.

Ngoài ra các thực phẩm giàu sắt ( thịt bò, củ dền, rau bina, bông cải xanh…), vitamin C ( cam, bưởi, dâu, cà chua…), vitamin E ( dầu thực vật, các loại hạt), vitamin B12 ( hàu, cá thu, gan, sữa, phomai…) cũng giúp khắc phục bệnh tay chân lạnh ở những người bị thiếu máu.

Bệnh nhân chú ý ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa bởi khi bụng đói nhiệt độ trong cơ thể sẽ hạ thấp khiến tay chân có cảm giác lạnh. Cùng với đó nhớ uống ít nhất 2 lít nước một ngày, tốt nhất là nước ấm để hoạt động trao đổi chất và lưu thông khí huyết trong cơ thể luôn được thông suốt.

2. Dùng thuốc y học cổ truyền chữa bệnh tay chân lạnh

Trong y học cổ truyền, bệnh tay chân lạnh do tỳ thận khí hư và khí huyết trì trệ gây ra. Chính điều này khiến cho bệnh nhân có cảm giác lạnh buốt, tay chân tê mỏi khó chịu. Nhiều trường hợp còn xuất hiện các cơn đau nhức ở khớp ngón tay, ngón chân vô cùng khó chịu.

cách chữa bệnh tay chân lạnh bằng thuốc đông y

Để điều trị căn bệnh này, y học cổ truyền có bài thuốc uống trong kết hợp với bài thuốc ngâm chân như sau:

# Bài thuốc uống trong chữa tay chân lạnh

– Thành phần:

  • Hoài sơn, sơn khương ( bạch truật), rễ cây đinh lăng, hạt sen ( liên tử): Mỗi vị 16g
  • Trần bì, sâm nam, hoàng kỳ đã sao với mật và đương quy: Mỗi vị cần 12g
  • Thần khúc, súc sa mật ( sa nhân) và hậu phác: Chuẩn bị 10 g cho mỗi vị
  • Quế chi: 8g
  • Đại táo: 6 quả
  • Can khương (gừng tươi): 4g

– Cách dùng thuốc: Các vị thuốc đã chuẩn bị đem chia làm ba phần đều nhau. Lần lượt đem các phần thuốc sắc uống vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày.

– Công dụng: Bổ tỳ dương, điều trị bệnh tay chân lạnh

# Bài thuốc ngâm chân

– Thành phần:

  • Bạch hoa xà: 1 nắm nhỏ
  • Chế xuyên ô, xuyên khung, đồng vân, ma hoàng, tế tân: Mỗi vị 10g
  • 10 lát gừng tươi
  • 50 ml rượu

– Cách thực hiện:

Các nguyên liệu trên đem nấu cùng 2-3 lít nước dùng để ngâm tay chân mỗi ngày 60 phút.

Trong quá trình chữa bệnh tay chân lạnh, bệnh nhân cần lạc quan, giữ cho đầu óc được thanh thản và có chế độ kiêng cữ cho phù hợp để bệnh tình nhanh bị đẩy lùi.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Bình luận (6)

  1. nguyễn trinh vũ says: Trả lời

    Tôi bị chân , tay lạnh đã lâu , liệu cách ngâm chân va uống 1 trong những bài thuốc trên có giúp tôi lành hẳn , ko bị tái phát ko ?

  2. nguyễn trinh vũ says: Trả lời

    Mong sớm trả lời cụ thể cho tôi .

    1. Thu Minh says:

      tôi cũng bị bệnh lạnh tay chân vừa rồi chữa bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh hơn 2 tháng thấy tay chân không còn lạnh nữa đó .
      http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

    2. Tâm Tịnh says:

      em muốn đến khám và điều trị chị minh cho em xin địa chỉ và sđt với ạ ?

  3. Hoàng Văn Tự says: Trả lời

    tôi bị tê nhức các đầu ngón tay chân có chữa được không ?

  4. cường says: Trả lời

    tôi bị triệu chứng lạnh chân

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger