Bệnh gout có chữa khỏi được không, đâu là giải pháp?

Giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề “bệnh gout có chữa được không”

Bố tôi mắc bệnh gout 2-3 năm nay, thường xuyên đau nhức chân tay, nhất là ở các khớp tay và chân. Ngón tay và ngón chân có nổi cục u nóng đỏ rất đau. Mỗi khi cơn đau tái phát là không chịu được khiến cơ thể suy nhược, ốm yếu vô cùng. Cả nhà có đưa bố đi khám ở bệnh viện và hiện bố tôi đang được điều trị bằng thuốc nhưng tôi thấy không có chuyển biến gì nhiều. Tôi thắc mắc không biết bệnh gút có chữa khỏi được không ? Bố tôi cần chú ý những gì trong quá trình điều trị? Nhờ chuyên mục tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

(Thành Công, Bình Phước)

bệnh gout có chữa được không

Chuyên mục giải đáp:

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và chia sẻ nỗi lo lắng của mình với chuyên mục benhcoxuongkhop.net. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sau đây sẽ giúp anh giải tỏa được thắc mắc của mình!

Gout là căn bệnh mãn tính do lắng đọng vi tinh thể muối urat natri trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout như sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất purin (nội tạng động vật, hải sản,..), đồ ăn thức uống chứa chất kích thích (cafe, bia, rượu, thuốc lá) khiến lượng axit uric trong máu tăng cao và hình thành nên các tinh thể muối urat. Ngoài ra, bệnh gout cũng có thể di truyền từ những thế hệ trước. Ở một số người bị thừa cân, béo phì, thận yếu, người có khiếm khuyết về enzym khiến có thể khó phân hủy chất purin hay thói quen sử dụng các thuốc Aspirin, thuốc lợi tiểu, vitamin C, cyclosporine cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Bệnh gout có chữa được không ?

Với nền y học phát triển như hiên nay thì việc điều trị bệnh gout khỏi hoàn toàn là điều không thể không có khả năng. Tuy nhiên, bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, không phải chỉ cần áp dụng các phương pháp điều trị bệnh là có thể khỏi nếu thiếu sự phối hợp của bệnh nhân.

Bệnh gut có chữa được không

Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh gout như sưng, viêm, đau chứ không giải quyết được tận gốc căn bệnh này. Tình trạng và mức độ bệnh ở mỗi người khác nhau nên việc điều trị bệnh gout cũng vô cùng khó khăn. Người bệnh cần phải hết sức phối hợp và kiên trì nỗ lực thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ để mau chóng đẩy lùi bệnh tật.

Hiện nay, bệnh gout có thể được chẩn đoán sớm nếu người bệnh thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ (3 -4 tháng/ lần). Điều này giúp các bác sĩ và phát hiện các tinh thể urat natri lắng đọng trong khớp, thận hay cục tophi dưới da để từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Một số giải pháp chữa bệnh gút đang được áp dụng

Mục tiêu của việc điều trị bệnh gút hiện nay đó chính là ổn định lượng axit uric trong máu, làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát bệnh và giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Hiện nay chúng ta có nhiều phương pháp khác nhau để chữa trị căn bệnh mãn tính này. Y học thì có các loại thuốc để đặc trị bệnh, trong khi đó các bài thuốc thảo dược hay các phương pháp chữa bệnh gút tại nhà cũng được người dân tận dụng triệt để. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc tây: Các loại thuốc chữa bệnh gút được sử dụng phổ biến là Colchicin, Febuxostat, Allopurinol, thuốc kháng viêm, giảm đau…
  • Chữa bệnh gút bằng thuốc nam được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên như lá tía tô, cây sói rừng hay lá sa kê.
bệnh gút có chữa khỏi hẳn được không
Cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam rất an toàn, không gây tốn kém chi phí cho bệnh nhân
  • Kết hợp với các mẹo chữa bệnh tại nhà để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Chẳng hạn như chườm nóng, chườm lạnh giảm đau khớp, tập thể dục, uống nhiều nước.
  • Các  phương pháp vật lý trị liệu như: Siêu âm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng rất tích cực trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gút.
  • Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần chú ý tránh các thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật, giá đỗ, các loại rau mầm, măng, thịt bò, thịt dê, cá trích, ca cao, các loại rau quả chua. Đồng thời kiêng tuyệt đối rượu bia, cà phê, chè đặc. Đây chính là những tác nhân đẩy lượng axit uric trong máu tăng cao.
  • Đặc biệt, sau khi điều trị bệnh đã khỏi rồi, bệnh nhân cũng không nên vô tư ăn uống và sinh hoạt như lúc trước mà phải có sự kiểm soát chặc chẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đến đây thì hẳn quý bệnh nhân đã có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề “bệnh gout có chữa được không”. Chúng ta hoàn toàn có thể chặn đứng được sự phát triển của bệnh gút nếu tích cực điều trị bệnh ngay từ giai đoạn cấp tính. Nếu bạn đang có biểu hiện nghi ngờ mắc căn bệnh này, hãy bớt chút thời gian đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Bình luận (1)

  1. Tính says: Trả lời

    Chào Bác Sỹ : Em năm nay 26 Tuổi , trong một lần đi khám ở Huế em được bác sỹ kết luận bị gout với 450-490 um gì đó . Thật sự em rất hoang mang em đã cố gắng ăn dừa và trầu vào buổi sáng, uống gout Tâm Bình . Tuy nhiên thật sự mà nói các triệu chứng gout em chưa thấy nhưng có nhiều khi thời tiết thay đổi em có cảm giác nhức , vậy em phải làm sao ah ?
    Em xin cám ơn !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger