10 dấu hiệu của bệnh phong thấp hầu hết bệnh nhân đều gặp

Sưng khớp, đau nhức dai dẳng ở khớp, các khớp xương bị cứng,… là những dấu hiệu điển hình của bệnh phong thấp. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để hiểu rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Dấu hiệu bệnh phong thấp là gì?
Tìm hiểu khái niệm bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là gì?

Theo dân gian, bệnh phong thấp còn gọi là bệnh phong tê thấp. Đúng như tên gọi, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh phong thấp đều bị tổn thương nghiêm trọng ở các khớp. Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn, khó chịu ở các khớp.

Theo y học hiện đại, bệnh phong thấp còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một dạng bệnh viêm xương khớp, gây tổn thương cho nhiều cơ quan, nhất là khiến các khớp xương, cột sống, tim, hệ thần kinh và các bắp thịt bị sưng đỏ, đau nhức, tê bại.

3 giai đoạn của bệnh phong thấp
Các giai đoạn phát triển của bệnh phong thấp

Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm, không chỉ xảy ra ở một mà nhiều khớp xương. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường xuyên bị đau nhức, sưng đỏ và tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Bên cạnh đó, phong thấp còn là căn bệnh có thể trở nặng khi thời tiết thay đổi, gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không có phương pháp tiến hành điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, dính khớp, biến dạng khớp.

10 dấu hiệu của bệnh phong thấp

Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân chính xác của bệnh phong thấp. Có chăng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh phong thấp chỉ là việc phỏng đoán do một số yếu tố gây ra như virus, vi khuẩn, cơ thể suy nhược, tâm lý bất ổn, thời tiết thay đổi,…

Vốn dĩ bệnh phong thấp rất dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh xương khớp khác. Do đó, để điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, mọi người nên biết rõ các dấu hiệu của bệnh phong thấp để có thể phát hiện bệnh sớm nhất và tiến hành điều trị kịp thời. Dưới đây là 10 dấu hiệu chính của bệnh phong thấp, các bạn có thể tham khảo.

1/ Đau nhức xương khớp

Dấu hiệu đầu tiên để bệnh nhân có thể biết được bản thân mình có mắc bệnh phong thấp hay không là triệu chứng đau nhức xương khớp. Hầu hết những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều có dấu hiệu bị đau ở các khớp xương tay và chân. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng hoặc những lúc bệnh nhân thực hiện các động tác như cầm nắm đồ vật.

Phong thấp gây đau nhức xương khớp tay
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu bệnh phong thấp

Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức sẽ không dừng lại ở một vị trí mà nhanh chóng lan rộng sang các vị trí xung quanh trên toàn bộ cơ thể. Các bộ phận như khớp bàn tay, chân, đầu gối, khuỷu tay,… sẽ bị ảnh hưởng trước. Tiếp đến, khớp háng, khớp vai là những cơ quan có thể bị đau nhức tiếp theo.

2/ Sưng tấy ở quanh khớp

Khớp xương bị sưng tấy do bệnh phong thấp
Dấu hiệu bệnh phong thấp là sưng tấy ở các khớp xương

Khi mắc phải bệnh phong thấp, nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy xung quanh các khớp của bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy ở các khớp. Tại các đốt sống tay và chân của người bệnh, các khớp nhanh chóng sưng to dần. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sốt cao, khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

3/ Cứng khớp

Cứng khớp cũng là dấu hiệu bệnh phong thấp. Thông thường, vào buổi sáng thức dậy, người bệnh phong thấp sẽ có triệu chứng cứng ở khớp. Đặc biệt là một số vị trí như xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó có thể cử động được vùng khớp tay và chân. Bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành nắn bóp các khớp khoảng 1 tiếng để cho khớp có thể dễ cử động hơn.

4/ Xuất hiện tiếng kêu răng rắc ở trong khớp

Các khớp phát ra tiếng kêu răng rắc
Dấu hiệu bệnh phong thấp là xuất hiện tiếng kêu răng rắc ở trong khớp

Nếu nhận thấy bản thân có xuất hiện triệu chứng như phát ra tiếng kêu răng rắc ở trong khớp, bạn hãy thận trọng với căn bệnh phong thấp. Với căn bệnh này, bạn chỉ cần một cử động nhẹ, người bệnh sẽ rất dễ nghe được tiếng kêu trong khớp, nhất là khớp đầu gối hoặc chân tay.

5/ Suy nhược cơ thể

Khi mắc phải bệnh phong thấp, người bệnh sẽ thường xuyên bị suy nhược cơ thể. Tình trạng đau nhức kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Bên cạnh đó, triệu chứng sốt nhẹ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh luôn trong tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó thở.

6/ Viêm tuyến nước bọt, nước mắt, phổi

Bệnh phong thấp gây viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt – Dấu hiệu của bệnh phong thấp

Nếu bệnh nhân mắc bệnh phong thấp do các loại vi rút tấn công thì người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như viêm tuyến nước bọt, nước mắt, phổi. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng sưng mặt, nước mắt chảy ra nhiều, hơi thở khó chịu. Tình trạng thở dốc, khó thở xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

7/ Giảm trí nhớ và mất cảm giác ở các khớp

Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng vụng về trong việc cầm nắm các đồ vật, trí nhớ cũng bị giảm sút hẳn. Thậm chí, bệnh nhân trở nên ngớ ngẩn, giảm trí nhớ, nói năng khó khăn.

Người bệnh có dáng đi loạng choạng như muốn ngã, rất dễ bị nghiến răng và sức khỏe trở nên đuối dần. Khi bệnh nặng, người bệnh thường có những động tác bất thường như tay chân múa may, quờ quạng. Lúc này, hai tay không giữ yên được, luôn luôn có những động tác bất thường, không chính xác, biên độ rộng, không nhịp nhàng. Tình trạng này có thể diễn ra cả mấy tuần, mấy tháng, có khi cả năm nhưng không để lại di chứng.

8/ Hồng ban vòng

Nổi hồng ban vòng ở nhiều vị trí trên bề mặt da
Nổi hồng ban vòng là dấu hiệu bệnh phong thấp

Mặc dù dấu hiệu này rất hiếm gặp (khoảng dưới 5%) nhưng những bệnh nhân mắc bệnh phong thấp cần phải biết để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Thông thường, bệnh nhân sẽ xuất hiện các đốm màu hồng, ở giữa nhạt màu hơn, có bờ tròn xung quanh. Vị trí thường hay gặp nhất là ở ngực, gốc tứ chi, không có ở mặt và niêm mạc. Tình trạng hồng ban vòng thường di chuyển, không ngứa nhưng có thể để lại di chứng.

9/ Cử động khó khăn, ra nhiều mồ hôi ở tay

Đây cũng là dấu hiệu phổ biến của bệnh phong thấp. Một khi các khớp bị đau nhức, khó chịu sẽ kéo theo các bắp thịt ở khớp cũng nhanh chóng trở nên lỏng lẻo, yếu dần đi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các khớp xương không thể cử động được.

Dấu hiệu bệnh phong thấp là ra nhiều mồ hôi tay
Ra nhiều mồ hôi tay – Dấu hiệu bệnh phong thấp

Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng ra nhiều mồ hôi ở tay khi mắc phải bệnh phong thấp. Nhất là khi người bệnh tiến hành cầm nắm các đồ vật khác nhau. Nếu bệnh nhân mắc bệnh phong thấp càng nặng, tuyến mồ hôi diễn ra càng nhiều hơn.

10/ Xuất hiện các u nhỏ dưới da khiến khớp bị biến dạng

Biến dạng khớp là một trong những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phong thấp. Tại vùng khớp bị đau, người bệnh sẽ nhận thấy các cục u nổi lên trên bề mặt da. Những cục này gọi là cục phong thấp, thường xuất hiện ở các vị trí như khớp khuỷu tay, khớp bàn tay, khớp bàn chân hay ở dây gân gót chân.

Dấu hiệu của bệnh phong thấp là gây biến dạng khớp
Các khớp nhanh chóng bị biến dạng – Dấu hiệu của bệnh phong thấp

Ban đầu, những cục này khá nhỏ, gây biến dạng khớp. Tuy nhiên, về sau các cục dần to lên ở các khớp xương, thậm chí còn xuất hiện cả trong phổi. Chúng gây phá hủy mô sụn và mô xương dưới sụn, dẫn đến tình trạng dính khớp, khớp bị biến dạng, các khớp bàn tay, bàn chân bị cong vẹo, ghồ ghề, lệch trục khớp gối,…

Cách phòng ngừa đau nhức do phong thấp gây ra

Việc phòng ngừa tình trạng đau nhức do bệnh phong thấp gây ra không quá khó khăn như bạn nghĩ. Chỉ cần áp dụng đúng các quy tắc cũng như tuân thủ đúng các yêu cầu dưới đây, bạn đã hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này. Dưới đây là một số cách giúp bạn đọc có thể phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất.

# Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, C, E như bí đỏ, cam, xoài, cà rốt, rau xanh, nho, ổi, ngũ cốc,… là cách để bệnh nhân mắc bệnh phong thấp có thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn các thực phẩm giàu omega 3, collagen để cải thiện tình trạng xương khớp hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần phải biết được các loại thực phẩm bệnh phong thấp nên ăn để hỗ trợ phòng tránh bệnh tốt nhất.

Ăn uống các chất dinh dưỡng phòng ngừa bệnh phong thấp
Tích cực bổ sung các loại thực phẩm phòng ngừa mắc bệnh phong thấp

# Giữ ấm cơ thể

Người bệnh nên biết rằng, bệnh phong thấp có thể xuất phát từ yếu tố môi trường và thời tiết quá ẩm thấp. Chính vì vậy, mỗi khi trở trời hoặc thời tiết quá lạnh, người bệnh nên sử dụng các loại vật dụng để bảo vệ cơ thể như áo khoác, găng tay, tất chân, khăn choàng cổ,…

# Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao là cách để người bệnh phong thấp có thể nâng cao được sức khỏe, tăng cường được sự dẻo dai của xương khớp. Người bệnh có thể lựa chọn cho bản thân mình bộ môn thể thao mà bản thân yêu thích để có thể tiến hành luyện tập hàng ngày. Với những bệnh nhân mắc bệnh phong thấp ở mức độ nặng, người bệnh có thể tập yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng,… để tránh ảnh hưởng đến xương khớp.

Rèn luyện thể thao phòng ngừa bệnh phong thấp
Yoga giúp phòng ngừa bệnh phong thấp hiệu quả

# Kiểm soát cân nặng cơ thể

Tình trạng tăng cân quá mức cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Cụ thể, khi cân nặng tăng cao sẽ gây một lực ép lớn đối với cơ thể. Lúc này, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến bệnh nhân dễ bị mắc bệnh phong thấp hơn. Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, tốt nhất người bệnh nên kiểm soát cân nặng ở mức ổn định.

Bệnh phong thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cũng như phòng tránh bệnh là điều cần thiết. Nếu nhận thấy bản thân có bất kì dấu hiệu nào của bệnh phong thấp, người bệnh hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị sớm nhất.

Bích Nguyễn (Tổng hợp)

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:49 - 18/09/2021

Bình luận (10)

  1. Nguyễn hải quyên says: Trả lời

    Chào bạn,
    Mình 27 tuổi, đã có gia đình.
    Mình thắc mắc, vì sao các cơn đau khớp luôn không giống nhau ?
    Mỗi khi trở trời, xương khớp mình đau đớn trong vài ngày cho tới khi trời mưa, lúc thì đau đầu gối, lúc đau nửa đầu, lúc đau xương chậu, và cả mu bàn tay hoặc chân. Người nhà nói mình bị phong thấp. Mình lo sợ những biến chứng của nó. Mình từng uống thuốc tây y nhưng do bị bệnh đau bao tử cũng không dùng lâu, tập thể dục và cải thiện ăn uống có trị bệnh được không.

    1. Thanh Bình says:

      mọi người cho rôi hỏi mẹ tôi bị bệnh phong thấp đã 2 năm nay điều trị rất nhiều nơi mà bệnh tình vẫn không đỡ hơn , bác nào biết ở đâu điều trị bệnh này hiệu quả chỉ giúp tôi với ? tôi xin cảm ơn

    2. Lâm says:

      anh bình đưa bác đến điều trị bằng bài thuốc của dòng họ đỗ minh này nhé dòng họ này rất nổi tiếng có bài thuốc gia truyền chuyên điều trị các bệnh về xương khớp . tôi điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp khỏi nhờ bài thuốc của dòng họ đỗ minh đó .
      http://www.benhcoxuongkhop.net/chua-benh-phong-te-thap-bang-thuoc-nam.html

    3. Mai Văn Nghĩa says:

      anh lâm làm ơn cho em xin đỉa chỉ hoặc số điện thoại chỗ nhà thuốc dòng họ đỗ minh với nhé ? xin cảm ơn !

  2. kim dong says: Trả lời

    mình bị đau ở cổ tay bên phải
    khi lấy tay trái nắm bàn tay phải bẻ gập lên thì không có cảm giác gì, nhưng để tay phải tự nhiên mk co gập lên thì rất đau. k biết có fai là bị phong thấp không

  3. Hường says: Trả lời

    Mình đã từng bị đau khớp,đi khấm và uống thuốc dạo này ko thấy đau ở các khớp nhưng cho mình hỏi,phần mu bàn chân mình dạo này bi đau nhói như kiến cắn và bên ngoài thì có màu xanh đen như vết thấp

  4. Tohung says: Trả lời

    Cho mình hỏi bệnh ngứa sưng đỏ các đầu ngón chân có phải la bệnh phong thấp ko

    1. Thuấn Thược says:

      đó là hiện tượng của bệnh phong thấp đó anh hung tốt nhất anh nên đi khám và điều trị sớm đi

  5. Nguyễn văn tình says: Trả lời

    Con trai tôi sinh năm 2009,mỗi khi thời tiết thay đổi hai khớp gối của cháu lại đau vậy cháu có phải bệnh phong thấp không. Và điều trị thế nào

  6. My says: Trả lời

    E năm nay 23 tuổi
    Cho e hoi ra mồ hôi tay nhiều và khi ngủ nữa đêm cử động chân thì các khớp rất đâu như vậy co phải bệnh k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger