Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em không nên xem thường

Nhiều trẻ em mắc phải triệu chứng viêm khớp háng, khiến cho phần khớp bị đau nhức rất khó chịu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên vốn ít chú ý đến vấn đề này, khiến cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng thêm. Một khi khớp háng bị viêm, trẻ sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng như cứng khớp, đau khớp, thậm chí dẫn đến tàn phế. Chính vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp háng, bố mẹ không nên xem thường.

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em những điều nên biết

Viêm khớp háng là căn bệnh xảy ra ở những trẻ trong độ tuổi 3-10, nhưng tần suất cao nhất từ 3-5 tuổi. Với những bé trai, tỉ lệ mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn bé gái. Khi mắc bệnh viêm khớp háng, lớp sụn ở khớp háng sẽ nhanh vỡ hoặc mòn đi, làm cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây ra tình trạng sưng, đau ở khớp háng cho trẻ.

1 – Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ

Với bệnh viêm khớp háng ở trẻ, hiện nay, y học vẫn chưa thể đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp háng ở trẻ em như:

 

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

  • Chấn thương: Trong quá trình vui chơi, nô đùa, trẻ bị vấp ngã, va chạm gây tổn thương xương khớp. Lúc này, hệ thống xương của trẻ vẫn còn yếu chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương và gây viêm.
  • Virut: Với những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và dễ gây tổn thương, viêm nhiễm.

2 – Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ

Việc nhận biết rõ những triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không để ý, bệnh sẽ có nguy cơ biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của căn bệnh này, phụ huynh nên biết để có thể phòng ngừa điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

– Nhận biết triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ qua một số dấu hiệu:

  • Sốt cao: Khi khớp háng bị viêm, trẻ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sốt cao. Nếu trẻ bị viêm nặng thì sẽ rất dễ bị sốt trong thời gian dài.  
  • Đau khớp háng: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mắc phải căn bệnh này là bị đau khớp háng. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Một số trường hợp mắc bệnh nặng, trẻ có thể không vận động được.

 

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

  • Sưng khớp: Nếu quan sát sẽ rất dễ nhận thấy, phần khớp háng của trẻ bị sưng đỏ do viêm. Tình trạng sưng đau có sự khác thường so với khớp háng đối diện.
  • Một số triệu chứng đi kèm: Trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, trẻ hay đi khập khiễng, mắc viêm nhiễm đường tai mũi họng, rối loạn tiêu hóa.

– Nhận biết viêm khớp háng ở trẻ qua xét nghiệm:

+ Chụp X- quang: Thông qua hình ảnh chụp X- quang xương chậu, bác sĩ sẽ phát hiện được các triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ nhỏ. Sau khi chụp X- quang xương chậu, bác sĩ sẽ nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở khớp háng của trẻ như:

 

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

  • Tràn dịch trong khớp
  • Giãn rộng khe khớp
  • Các mỡ quanh khớp bị nén lại
  • Dày các phần mềm xung quanh khớp háng

+ Xét nghiệm máu: Một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm khớp háng ở trẻ. Nếu xét nghiệm máu chỉ thấy một số trường hợp tăng nhẹ phản ứng protein C và kiểm tra tốc độ lắng máu sẽ dễ dàng nhận biết bệnh viêm khớp háng.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Với tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của phần xương khớp háng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ gặp khó khăn trong vận động, dẫn đến khớp háng bị cứng lại, phần sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề. Khi đó, trẻ mắc bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bị liệt rất cao. Với trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành thay khớp háng nhân tạo, tốn nhiều chi chí điều trị. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ là rất cần thiết. Trong quá trình chăm sóc trẻ, bậc phụ huynh nên chú ý đến các vấn đề sau đây:

 

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều can xi vitamin D, omega 3 tốt cho xương khớp trong khẩu phần thức ăn. Bên cạnh đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây.
  • Thường xuyên cho trẻ  luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai.
  • Nên khuyên trẻ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên vận động quá nhiều. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ lên xuống cầu thang quá nhiều, gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp háng, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Tình trạng viêm khớp háng kéo dài có thể khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý đến vấn đề này và cảnh giác với căn bệnh viêm khớp háng ở trẻ.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:08 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger