Bị cứng quai hàm khi ngủ dậy chỉ cần thực hiện ngay cách này

Em bị cứng quai hàm bên trái sau khi ngủ dậy cách đây 2 hôm. Ngày đầu, em chỉ thấy hơi đau, ăn uống cũng tương đối bình thường. Tuy nhiên, qua ngày hôm sau, mỗi lần cử động hàm là em thấy rất đau. Quai hàm bị cứng không mở miệng to được, nhai thức ăn rất đau. Đôi khi em còn nghe thấy tiếng lục khục trong hàm nữa.

Không biết bị cứng quai hàm khi ngủ dậy là bị gì vậy bác sĩ? Em cần phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Mong bác sĩ giải đáp giùm em. Em vô cùng cảm ơn!

(Anh Thư, 25 tuổi, Đồng Nai)

cứng quai hàm khi ngủ dậy
Cứng quai hàm khi ngủ dậy – Phải làm gì để khắc phục?

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chào bạn Anh Thư!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho chuyên mục của chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau.

Vì sao bị cứng quai hàm khi ngủ dậy?

Cứng quai hàm khi ngủ dậy là hiện tượng mà rất nhiều người thường hay mắc phải. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh sẽ có cảm giác thường xuyên bị đau nhức, khó chịu bên quai hàm, nhất là những khi người bệnh nói hoặc ăn các loại thức ăn khác nhau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ nghe thấy tiếng kêu lục khục, lộp cộp trong quai hàm. Đây là những triệu chứng cho thấy bạn đang gặp phải hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân khiến bạn bị cứng quai hàm khi ngủ dậy là do một số chấn thương do va đập xe, tai nạn,… Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm khớp thái dương hàm cũng khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, nếu người bệnh có một số thói quen xấu như nghiến răng lúc ngủ, nhai một bên, ăn thức ăn dai cứng,… sẽ làm trật khớp cắn, lệch đĩa khớp và gây ra tình trạng bị cứng quai hàm khi ngủ.

Căn bệnh này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỏi hàm, cứng hàm, há miệng và ngáp thấy đau, nhai thức ăn khó khăn. Bên cạnh đó, một số người bệnh cũng bị đau nhức trong tai hoặc quanh tai, đau vùng mặt. Tình trạng đau nhiều sẽ dẫn đến co thắt cơ, làm cho khuôn mặt không đều, gây mất cân đối, giãn khớp ở hàm.

4 cách khắc phục triệu chứng bị cứng quai hàm khi ngủ dậy

Với triệu chứng bị cứng quai hàm khi ngủ dậy, việc tiến hành khắc phục bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng, giúp người bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ nhai hoạt động liên tục sẽ gây ra tình trạng phì đại cơ có thể khiến cho khuôn mặt mất cân đối và gây nhai lệch. Để giảm thiểu các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

1/ Hạn chế nhai thức ăn cứng

Bạn nên biết rằng thức ăn cứng có thể khiến cho cơ hàm của bạn hoạt động mạnh và nhanh hơn. Điều này không tốt cho hàm và khiến cho triệu chứng bị cứng quai hàm khi ngủ dậy càng trầm trọng hơn. Hãy tránh xa các loại thức ăn dai, khô, cứng như kẹo cao su, đồ chiên nướng,… vì chúng có thể khiến cho miệng phải mở rộng và dễ dàng làm đau cơ hàm khi nhai.

cứng quai hàm khi ngủ dậy phải làm sao
Bạn cần tránh ăn đồ cứng nếu bị cứng quai hàm khi ngủ dậy

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm, nhỏ, thức ăn lỏng, nhiều nước. Đây là cách giúp bạn có thể hạn chế sử dụng cơ quai hàm nhai thức ăn, giúp giảm thiểu tối đa hoạt động nhai của cơ miệng.

2/ Chườm nóng hoặc lạnh

Nếu bị cứng quai hàm khi ngủ dậy, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau nhức và khó chịu ở cơ hàm. Cách tốt nhất cho bạn để giảm nhanh các triệu chứng này là dùng túi chườm nóng hoặc đá lạnh chườm lên vùng bị đau. Đây là cách sẽ giúp cơn đau thuyên giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nóng hoặc chườm lạnh, bạn cũng nên để ở nhiệt độ vừa phải vì làn da ở mặt vốn rất mỏng manh, rất dễ bị bỏng rát.

3/ Massage quai hàm

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tiến hành massage quai hàm cũng là cách giúp bạn có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do tình trạng cứng khớp gây ra. Để biết được phương pháp massage vùng quai hàm hiệu quả, bạn có thể liên hệ với bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn chi tiết nhất. Cách làm này có thể giúp cho cơ hàm đỡ mỏi và hoạt động bình thường trở lại, giảm nhanh được tình trạng khớp kêu lục cục trong hàm.

Bạn có thể tham khảo: Kỹ thuật nắn trật khớp thái dương hàm

4/ Từ bỏ các thói quen không tốt

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, một số thói quen xấu như siết răng, nghiến răng, nhai bút chì, kẹp điện thoại vào cổ khi nói chuyện,… có thể gây ảnh hưởng đến cơ hàm. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên từ bỏ ngay những thói quen này để tránh cơ hàm bị tổn thương nhiều hơn. Đây là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng khắc phục được tình trạng đau nhức ở khớp quai hàm.

Trên đây là các cách giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng bị cứng quai hàm khi ngủ dậy. Nếu bạn bị đau cơ hàm trong một khoảng thời gian dài hoặc hàm bị cứng, khó há miệng và khép miệng lại hoàn toàn thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được thăm khám cụ thể và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Hải Yến

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:54 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger