Bị lồi đĩa đệm L4 – L5 có nguy hiểm không?

Đĩa đệm là bộ phận rất quan trọng, được cố định ở giữa hai đốt sống trên và dưới nhờ hệ thống các dây chằng. Một khi đĩa đệm bị lồi sẽ rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đĩa đệm bị lồi ở nhiều vị trí khác nhau ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ nhưng thường là lồi đĩa đệm L4 – L5. Nếu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tình trạng lồi đĩa đệm L4 – L5 sẽ rất dễ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm – một trong những căn bệnh xương khớp khá nguy hiểm.

đĩa đệm L4-L5

Đĩa đệm được cấu tạo từ ba thành phần chính: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt. Về mặt cơ học, các vòng sụn rất dẻo và có độ co dãn cao ôm lấy nhau. Chính vì thế, đĩa đệm có khả năng đàn hồi rất tốt và có chức năng giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương khi con người thực hiện các chức năng vận động như cúi, xoay, ngửa,… 

Phồng lồi đĩa đệm chính là giai đoạn đầu của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Với quá trình lão hóa của cơ thể, hoặc thói quen ngồi, vận động sai tư thế đã làm cho bao xơ đĩa đệm nhanh chóng bị tổn thương. Lúc này vòng sợi suy yếu, giảm khả năng nâng, giữ và dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị phồng (lồi) ra sau. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị phồng đĩa đệm, các nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ. Chính vì thế, tình trạng này chưa gây nên các chèn ép tới tủy sống cũng như rễ thần kinh.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khi mắc phải bệnh lồi đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như thường xuyên có cảm giác đau mỏi, tê bì tay chân thường xuyên, đau, mỏi lưng, cơn đau tăng dần dần, lan xuống chi dưới và gây đau nhói ở chân. Tuy nhiên, các cơn đau chỉ mới dừng lại ở mức gây khó chịu một thời gian rồi sẽ nhanh chóng hết.

Bị lồi đĩa đệm L4 – L5 có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng đau đớn thoáng qua của bệnh lồi đĩa đệm L4 – L5, nhiều người bệnh vẫn chủ quan và chưa chú ý đến việc chữa trị bệnh. Điều này vô tình khiến cho bệnh biến chứng nguy hiểm hơn và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng của căn bệnh này, người bệnh cần phải biết.

1 – Thoát vị đĩa đệm

thoát vị đĩa đệm

Lồi đĩa đệm L4 – L5 là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Một khi lớp vỏ bao xơ bị xé rách, sẽ tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài và hình thành các khối thoát vị đĩa đệm. Lúc này, các dây chằng  cũng bị phì đại, kết hợp cùng các khối thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh trung ương. Điều này gây ra tình trạng hẹp ống sống, khiến cho người bệnh đau đớn, làm giảm khả năng điều khiển các hoạt động của cơ thể.

2 – Tê mỏi, giảm khả năng vận động, teo cơ, bại liệt

Khi  bị lồi đĩa đệm L4 – L5, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như  tê mỏi kéo dài, giảm khả năng vận động, teo cơ. Thậm chí, người bệnh có thể bại liệt, không còn khả năng vận động cơ thể. Điều này làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

tê mỏi, teo cơ

Bên cạnh đó, khi bị lồi đĩa đệm, các nhân nhầy bên trong nhanh chóng lệch khỏi vị trí trung tâm, thoát ra ngoài. Chúng gây chèn ép trực tiếp lên các tủy sống và các dây thần kinh, gây đau đớn cho người bệnh.

Phòng ngừa bệnh lồi đĩa đệm L4 – L5

Lồi đĩa đệm L4 – L5 gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Hiện tại để điều trị căn bệnh này, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau, vật lý trị liệu. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên tuân thủ một số vấn đề sau đây:

ngồi làm việc đúng tư thế

  • Hạn chế mang vác các vật nặng, có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.
  • Có tư thế làm việc đúng đắn, nhất là trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách,..).
  • Tránh mang vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
  • Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng không tốt đến cột sống thắt lưng.
  • Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương cho cột sống khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…

Như vậy, bệnh lồi đĩa đệm L4 – L5 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó việc phòng ngừa và tiến hành điều trị bệnh là rất cần thiết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:20 - 17/12/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger