Cách chữa bong gân cổ chân nhanh chóng tại nhà

Chữa bong gân cổ chân như thế nào để giảm đau nhanh chóng mà còn an toàn? Đó là những vấn đề không phải ai cũng biết và có cách chữa trị hiệu quả.

Bong gân nói chung và bong gân cổ chân nói riêng là tình trạng chấn thương thường gặp ở những người thường xuyên hoạt động mạnh hoặc những người chơi thể thao quá sức gây té ngã, tai nạn,…khiến khớp và dây chằng bị tổn thương. Bong gân gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến việc di chuyển, sinh hoạt. Khi gặp những trường hợp này, người bệnh cần được xử lý nhanh chóng và kịp thời để giảm thiểu những cơn đau và phục hồi cử động hiệu quả. Đối với những tổn thương gây bong gân nhẹ, người bệnh cũng có thể tự mình chữa khỏi. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan bong gân cổ chân cũng như cách chữa bong gân cổ chân nhanh chóng tại nhà để áp dụng khi cần thiết nhé!

bong gân cổ chân và cách điều trị
Bong gân cổ chân là tình trạng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân cổ chân

Tình trạng bong gân cổ chân xảy ra là do chấn thương, kéo giãn cơ, đứt một phần hoặc hoàn toàn hoặc nhiều dây chằng nối cổ chân và khớp với nhau. Dây chằng là những thớ cơ khỏe và linh hoạt nối với xướng, trong khi gân có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân cổ chân, trong đó nguy cơ làm bong gân cổ chân chủ yếu là:

  • Thể chất kém: Theo các nghiên cứu cho thấy, với những người có thể lực yếu sẽ rất dễ bị bong gân vì các cơ sẽ yếu đi và có khả năng bị thương tích
  • Mệt mỏi: Cơ thể bị mệt mỏi sẽ ít có khả năng cung cấp và hỗ trợ tốt cho các khớp. Những căng thẳng, áp lực khi mệt mỏi dễ gây ảnh hưởng đến các khớp hoặc làm căng cơ.
  • Khởi động không đúng cách: Trước khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao, hãy làm nóng cơ thể mình bằng các động tác khởi động để làm thư giãn cơ bắp và làm tăng khả năng vận động của khớp. Điều này sẽ giúp cho các cơ bớt căng thẳng và giảm rủi ro chấn thương cũng như bị rách cơ.
  • Điều kiện môi trường sinh hoạt, làm việc: Tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt hoặc khập khiễng, dốc,… củng khiến bạn có nguy cơ bị bong gân cổ chân.
  • Vật dụng, tư trang không an toàn: Giày dép không vừa hoặc với nhiều phụ nữ có thói quen mang giày cao gót sẽ là một trong những nguyên nhân gây bong gân cổ chân. Các thiết bị thể thao không an toàn và thích hợp cũng có thể góp phần gâ bong gân cổ chân.

Các dấu hiệu nhận biết bong gân thường gặp:

Khi bị bong gân, người bị sẽ cảm thấy rất đau đớn và khó di chuyển. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bong gân mà ta có thể nhận thấy ngay là sưng tấy, khớp lỏng lẻo, bầm tím vùng khớp bị chấn thương, khả năng chịu lực của vùng bị chấn thương giảm, da đổi màu, khớp căng cứng.

Cấp độ bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân chia làm 3 cấp độ nặng nhẹ khác nhau

Bong gân được phân thành các cấp độ như sau:

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.
  • Cấp độ 1: Bong gân nhẹ: dây chằng sẽ bị giãn nhưng không rách hoặc đứt. Biểu hiện có thể thấy là sưng, phù nề nhẹ quanh mắt cá chân
  • Cấp độ 2: Bong gân vừa: một phần dây chằng hoặc một chùm dây chằng sẽ bị rách. Biểu hiện có thể thấy là sưng nề quanh khớp cổ chân.
  • Cấp độ 3: Mức độ nặng: đứt dây chằng một khớp. Biểu hiện có thể thấy là sưng nề, bầm tím toàn bồ khớp cổ chân, người bị có thể nghe thấy tiếng rắc khi chấn thương, sau đó mất cơ năng cổ chân như gãy xương.

Trong các trường hợp nặng, người bệnh cần được xử lý đúng cách và kịp thời, để đảm bảo an toàn và chắc chắn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được sơ cứu, chụp phim,… Nếu không xử lý đúng và kịp thời, nguy cơ tái diễn sẽ dễ xảy ra.

Những biến chứng nguy hiểm của bong gân cổ chân

Theo điều tra gần đây của một nhóm nguyên do giám Gribble dẫn đầu ở Mỹ đã tiến hành khảo sát trực tuyến hơn 3500 người trưởng thành và trong số đó có tổng cộng hơn 1800 người đã từng và đang bị bong gân.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 46% người tự đánh giá rằng “bệnh bong gân” của họ đang tình trạng “hơi có chút” vấn đề với thái độ thờ ơ, không quan tâm và không cần hoặc ít đến chữa trị.

Trong đó, chỉ có 36% người tự đánh giá bệnh của mình ở mức “trầm trọng” và họ chủ động đi tới bệnh viện hoặc bác sỹ tư để chữa trị kịp thời.

Qua sơ bộ chỉ một trường hợp như vậy cũng đủ thấy sự thờ ơ, ỷ y của người bệnh với bong gân nói chung và bong gân cổ chân nói riêng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc xử lý bong gân không đúng sẽ có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân không điều trị kịp thời gây sưng phù và bầm tím

Quay lại với vấn đề nói trên, sau một thời gian theo dõi đã cho thấy: với những người thơ ơ, mức độ đau của bệnh bong gân đã đạt đến 31%, điều đáng tiếc hơn là 34% trong số họ có xu hướng mắc bệnh tim và hô hấp, 9,4% bị viêm khớp và thậm chí là bị dị tật do biến chứng của bong gân gây ra. Trong khi những người chữa trị kịp thì cơn đau giảm xuống còn khoảng 27%, nguy cơ mắc bệnh trên chỉ đạt tỉ lệ 24,5%- 1,8% tương ứng.

Trong chuyên mục: Bênh cơ xương khớp, bác sĩ Mai Trung Dũng cho biết:

Các loại bong gân ở mức độ vừa và nhất là mức độ nặng nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại di chứng dai dẳng như đau nhức và sưng nề bao khớp kéo dài. Đó là chứng viêm khớp vô khuẩn mãn tính sau chấn thương do dây chằng liền bằng mô liên kết lỏng lẻo không chịu đựng được sức co kéo bình thường

Với bong gân cấp độ nặng dây chằng sẽ kéo dài hơn bình thường gây di chứng lỏng khớp mãn tính, khớp hoạt động yếu không vững chắc, lâu dần sụn mặt khớp bị mài mòn gây nên chứng hư khớp, các gai xương phát triển dần dần hạn chế vận động khớp và gây đau đớn.

Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Trung Dũng, Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết trong một số trường hợp người bệnh có cách sơ cứu và chữa bong gân cổ chân không hợp lý đã dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Một số người tự ý đắp lá, dẫn đến phồng rộp, đỏ bọng nước, sưng tây nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây tử vong.

Thạc sĩ Dũng cũng cho biết thêm nhiều người hay có thói quen nghĩ rằng bong gân là chuyện nhỏ nên chủ quan và tự điều trị theo các mách bảo. Nhiều người hay dùng mật gấu, rượu, xoa cao,… để chữa, nhưng bệnh không khỏi mà còn ngày nặng thêm, dẫn đến xơ hóa dây chằng gây đau mãn tính, cứng khớp, teo cơ, trở thành người thương tật phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.

Đây như một lời cảnh tỉnh cho những ai có thái độ thờ ơ với bong gân nói chung và bong gân cổ chân nói riêng nên có cách nhìn nhận lại và chủ động thực hiện các biện pháp, chữa trị bong gân sao cho kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Những cách chữa bong gân tại nhà

Như đã nói, bong gân là một triệu chứng rất phổ biến và ai cũng có thể có nguy cơ mắc phải nếu khơng cẩn thận. Tronmg một số trường nhẹ không thể đến hoặc không có điều kiện để đến ngay các cơ sờ y tế thì hãy áp dụng các cách chữa bong gân cổ chân tại nhà sau đây đúng qui cách và đàm bào an toàn nhất.

#1. Hạn chế di chuyển

Khi bị bong gân cổ chân, người bệnh phải hạn chế di chuyển hay vận động mới có thể nhanh chóng phục hồi tổn thương ở chân.

Nếu trong trường hợp phải di chuyển đi lại, người bệnh nên sử dụng các vậy dụng cố định hoặc nạng để chống giúp sức nặng lên chân còn lại, lưu ý tuyệt đối tránh đi bộ nhiều, chạy bộ, di chuyển lên xuống cầu thang để tránh làm căng dây chằng.

#2. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một trong những cách chữa bong gân cổ chân kịp thời và hữu ích nhất. Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm sạch, sau đó phủ lên trên vùng cổ chân một chiếc khăn mỏng rồi để túi đá lên chườm, như vậy sẽ tránh bị bỏng lạnh. Chườm lạnh trong suốt 4 giờ đầu tiên theo mức độ cứ cách 20-30 phút chườm một lần. Chườm lạnh sẽ có tác dụng giảm đau và gây co mạch, làm ngưng chảy máu và hạn chế phù nề.

Chữa bong gân cổ chân
Chườm đá lạnh giúp giảm đau vùng bong gân rất hiệu nghiệm

Cũng lưu ý rằng, chúng ta không được chườm nóng vì sẽ làm giãn mạch, khiến khớp sưng to hơn.

#3. Băng ép khớp cổ chân

Băng ép khớp cổ chân là cách mà các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng ngay khi bị bong gân. Dùng băng thun băng ép khớp cổ chân trong 48 giờ ( nếu bên trong có đệm mút thì càng tốt). Khi băng cần chú ý băng vừa phải, không nên căng băng thun quá ép và cũng không quá lỏng. Cách thức băng là băng từ bàn chân qua cổ chân  lên tới cẳng chân theo kiểu lợp ngói lớp sau chồng 2/3 lớp trước.

#4. Kê cao chân

Đây luôn là cách mà các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện khi bị bong gân cổ chân. Khi nằm, bạn chú ý kê cở chân bằng gối cao khoảng 10cm là phù hợp. Khi ngồi, bạn nên kê chân cao tầm ngang hông để máu dễ lưu thông và máu bầm nhanh tan.

#5. Sử dụng đúng thuốc

Sử dụng thuốc để giảm đau là một trong những cách được người lực chọn để giảm đau nhanh nhất khi bị bong gân cổ chân. Trong trường hợp bị bong gân cô chân do chơi thể thao thì hãy xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh gây tê và giảm nhanh cơn đau cổ chân.Có thề sử dụng các loại thuốc như alaxan 3lần/ ngày ( 1-2 viên/ lần), các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề thông thường như ibuprofen, alphachoay,…

Lưu ý rằng không được tiêm bất kỳ loại thuốc tê nào vì gây tăng sưng nề do khối lượng thuốc tiêm.

#6 Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị bong gân cổ chân, người bệnh phải được nghỉ ngơi hợp lý, tránh di chuyển, làm những việc nặng nhọc. Áp dụng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp chân nhanh chóng phục hồi tổn thương.  Tùy thuộc vào vị trí chấn thương, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày. Nếu cần thiết, có thể sử dụng gậy hoặc nạng để tiện đi lại, sinh hoạt. Trong trường hợp bong gân hoặc căng cơ quá nghiêm trọng, cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị y tế. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Cho dù là trường hợp nào cũng cần ghi nhớ nên giảm bớt các hoạt động và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

#7. Chế độ dinh dưỡng

Ngoài những phương pháp điều trị tại nhà nêu trên thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp nâng cao hiệu quả chữa trị nhanh chóng bong gân cổ chân. Trong giai đoạn điều trị bong gân, trong thực đơn bữa ăn hằng ngày, bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng những chất cho xương khớp như: canxi, kẽm , đồng, silicium có trong mực, hào, gan, rong biển, ngũ cốc, mè, xương bò,… Mách bạn rằng canh xương bò hầm rau củ sẽ là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho vết thương bong gân cổ chân của bạn nhanh khỏi.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Oklahoma, đậu nành giàu isoflavones, kích thích tố thực vật với tính kháng viêm.  Ăn nhiều trái cây sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các tổn thương tủy xương. Vitamin C tự nhiên có trong các loại quả như: kiwi, cam, xoài, bưởi, đu đủ… có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ các cấu trúc của xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy cá và dầu cá giúp giảm đau khớp và độ cứng của viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu cho thấy omega-3 fatty acids trong cá có thể ngăn chặn các hóa chất gây viêm xương khớp. Khẩu phần lý tưởng nhất là nên có hai bữa ăn cá trong tuần hoặc uống một gam omega-3 ở dạng viên nang mỗi ngày

Có thể bạn quan tâm : Cách chữa bong gân bằng bài thuốc dân gian dễ tìm

Trường hợp nào cần đi khám?

Hãy đến ngay các cơ sở y tế nếu bị các vấn đề sau:

  • Những trường hợp ở mức độ vừa và nặng (khớp cổ chân sưng nề nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài việc giảm đau, chườm đá, kê cao chân còn phải bất động.
  • Nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, không thể cử động khớp. Lúc này chuyển bệnh nhân vào viện cấp cứu ngay, trên đường đi cần chườm lạnh liên tục.
  • Bệnh nhân bị sốt, vùng bị bong gân sưng đỏ và nóng.
  • Không cảm thấy đỡ đau, sưng sau 2-3 ngày.

Khi nào người bệnh cần phẫu thuật

Hiếm khi bị bong gân phải đi phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định cho những bong gân ở mức độ nặng.

Phẫu thuật chữa bong gân cổ chân
Chỉ phẫu thuật chữa bong gân cổ chân đối với trường hợp nặng
  • Với trường hợp khi bạn bị bong gân ở cấp độ 3 thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật để áp khít hai đầu dây chằng bị đứt rồi bất động vùng tổn thương 4-6 tuần.
  • Với những người được điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững. Trong trường hợp này có thể áp dụng phẩu thuật nội sôi. (Phẫu thuật nội soi: sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, lấy bỏ các mảnh bong sụn khớp (chuột khớp) nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.)
  • Điều trị phẫu thuật được chỉ định phổ biến đối với bệnh nhân là vận động viên thể thao dưới 40 tuổi và thường được tiến hành vào tuần lễ thứ 3 sau chấn thương, khi máu tụ và phù nề đã hết sẽ cho kết quả tốt.

Những lưu ý khi chữa bong gân cổ chân

Để đảm bảo vết bong gân ở cổ chân được điều trị một cách tốt nhất và hiệu quả nhanh chóng nhất, bnạ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không được cử động mạnh để hạn chế nguy cơ bị đau và sưng tấy nhiều hơn.
  • Xoa bóp cổ chân nhẹ nhàng và đúng cách để không gây tác dụng ngược đến cổ chân.
  • Không được sử dụng dầu nóng, mật gấu để xoa bóp vì tính nóng có thể tăng tiết dịch, gây chảy máu, xoa chất nóng vào nơi bị bong gân sẽ làm dây chằng bị tổn thương có thễ dẫn đến một số biến chứng như teo cơ, cứng khớp.
  • Tránh các món ăn làm tăng chất mỡ trong máu để máu lưu thông tốt và bệnh mau khỏi hơn. Các loại thực phẩm dễ làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông,…
  • Tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Vì đường cũng có thể gia tăng trong máu khiến cho mạch máu lưu thông kém hơn. Vùng tổn thương sẽ lâu khỏi hơn. Do đó, các loại bánh kẹo ngọt người bệnh cần hạn chế.
  • Những loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thực phẩm chứa licotin như thuốc lá,… cũng là những thực phẩm người bệnh không nên ăn uống khi bị bong gân.
  • Cần tránh để bong gân bị tái đi tái lại dẫn đến bong gân mãn tính. Nếu bị bong gân một lần, các dây chằng không được phục hồi sẽ có thể dẫn đến tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Cần tránh các hoạt động có xu hướng làm tình trạng bong gân mãn tính nặng lên và cũng tránh chơi các môn thể thao làm cho các cổ chân bị vặn xoắn.

Với những gì vừa chia sẻ cũng như dẫn chứng từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy, chúng tôi hi vọng rằng sẽ có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Mong rằng, qua bài viết này bạn sẽ nắm được cho mình cách trị bong gân nói chung và bong gân cổ chân nói riêng một cách an toàn và hợp lý nhất. Đồng thời qua những trường hợp chủ quan dẫn đến những hậu quả không mong muốn sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang thờ ơ, chủ ý và là một bài học kinh nghiệm sống cho tất cả mọi người. Hi vọng bạn sẽ luôn có được một sức khỏe dồi dào, căng tràn nhựa sống. Thân chào!

Mời mọi người cùng tham khảo thêm bài viết:Kỹ thuật sơ cứu khi bị bong gân trật khớp

Thiên Lý

Cập nhật lúc 12:51 - 18/09/2021

Bình luận (16)

  1. Hoàng Văn Lâm says: Trả lời

    có nên chườm lá không ạ

  2. Nguyễn quốc tú says: Trả lời

    E bi bong gân đầu gối. Hiện tại bây h e đở đau roi ma k co lại được.e co nên tập co k ạ.e bi 15 ngay roi

  3. Thoi says: Trả lời

    Chung co hieu qua??????

  4. Phương Thảo says: Trả lời

    Em bị té xe, bong gân ngay mắt cá chân đc 1 tuần nay rồi. Và quanh vùng bị bong gân có nhiều bết trầy. Sau khi bị té xe e đã uống thuốc r và cũng ko bị sốt. Hiện tại e cảm thấy rất nhức và khó chịu. Vậy vết thương của e có nặng hơn ko.

    1. Huyên says:

      Giống y như t

  5. Ninh Duy Hiệp says: Trả lời

    Em bị đau ở dưới gót chân cả tuần nay rồi vậy em nên dùng cách nào

  6. Nhật says: Trả lời

    Cho e hoi e choi thao bi bong gan mac ca chan ve uon thuoc bo thuoc khoan 1 tuan het dau het xung sau do hon 6 thang sau e choi the thao lai va ve bi dau xung lai hien gio đi vẫn dau trong truong hop nay e phai lam gi ?

  7. Thùy Vân says: Trả lời

    e chơi cầu lông và bị ngã giờ cổ chân sưng và rất đau có phải bị bong gân k ? e đã chườm đá và có đc dán cao lạnh k ạ

  8. Hoai Hoang says: Trả lời

    E ms bị te xe và bị bong gân gần bàn chân ( có nghĩa là ở giữa đầu gối và bàn chân ). Nên bây h chân e rất nhứt và bị thâm tím rất nặng và cũng rất khó để di chuyển. Nên cho e hỏi chân e có bị nặng ko ạ? Và cần làm gi để hết bong gân a?

    1. Hoang says:

      Của b là nặng rồi nhé còn làm gì thì b nên đọc ở trên kèm theo là nên đi khám bác sĩ thường xuyên

  9. Tống thị minh xen says: Trả lời

    Em bị té xe, xe đè lên chân. Bị thủng một bộng chảy máu ở phía trên sát mắt cá phía trong của bàn chân phải. Chân sưng vù, bầm tím. Đau nhức ghê gớm không thể đi lại được. Đã 8 ngày nay mà k thể di chuyển được. Bác sĩ bảo là bong gân. Vậy như thế có phải là bong gân không ạ? Cách chữa trị như thế nào cho nhanh khỏi hả bác sĩ? Cảm ơn BS nhiều ạ!

    1. Hoang says:

      Bong gân nặng r b

  10. duy anh says: Trả lời

    chuom la lang ko a

  11. Thiện says: Trả lời

    cho hỏi mình đá banh bị bong gân ₫ược 6 tháng rồi, đi lại thì bình thường nhưng khi vận động mạnh thì hay bị trật lại, không biết có cách nào chữa dứt điểm không

    1. Tung says:

      De dut day chang giong minh roi ban

  12. kieu anh says: Trả lời

    Cho e hỏi là hôm qua e trượt chân từ trên ghế xuống xong e đi vào viện chụp chiếu các thứ rồi BS bảo là nẹp 1 hiện h e đang bó bột ko bt khi nào mới khỏi và tháo bột đc ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger