Đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền : Khái niệm và điều trị

Hiện nay, một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất là chữa đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền. Về căn bản, nhìn nhận bệnh đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền có những điểm khác biệt so với y học hiện đại. Vậy khái niệm đau thần kinh tọa là gì? Cách điều trị đau thần kinh tọa theo Đông y ra sao?

trị đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền
Hiện nay điều trị đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền được nhiều người áp dụng

Đau thần kinh tọa dưới cái nhìn của y học cổ truyền

Y học cổ truyền là tên gọi chung cho nền y học sơ khai nhất của dân tộc và là kết tinh tinh hoa hàng ngàn năm qua. Y học cổ truyền với 4 bước ( tứ chẩn): vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (sờ nắn) sẽ giúp các lương y tìm ra bệnh danh chính xác hơn. Theo đó, các thầy thuốc, lương y sẽ bốc thuốc kê đơn hoặc tiến hành châm cứu, bấm huyệt để giúp đẩy lùi bệnh trạng.

Đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền cũng là một bệnh danh đã xuất hiện từ lâu. Có không ít người từ “tự cổ chí kim” đã mắc phải bệnh này và buộc phải tiến hành chữa trị mới lành bệnh. Vì vậy có rất nhiều tài liệu cổ ghi chép lại nguyên nhân cũng như cách chữa đau thần kinh tọa cụ thể.

chữa đau dây thần kinh tọa theo y học cổ truyền
Điều trị theo y học cổ truyền nhưng vẫn kết hợp với khoa học hiện tại

Theo Đông y, đau thần kinh tọa thường được gọi với tên: Điển phong, Yêu cước thống, Yêu hiếp thống, Tọa cốt thống,… Đây là bệnh được liệt vào chứng Tý hoặc Thống, với ý chỉ sự bế tắc, nghẽn uất của kinh mạch sinh ra bệnh. Như sách Giáp Ất Kinh của Hoàng Phủ Mật (năm 286) đã ghi chép về bệnh này như sau: “Yêu hiếp thống dẫn thống cập bể cân – tạm hiểu: từ lưng, hông sườn đau xuống gân vùng háng”.

Nguyên nhân sinh bệnh

Y học cổ truyền luôn quan niệm “bệnh do tâm sinh” hoặc “bệnh sinh do tà khí xâm nhập”. Theo đó, đau thần kinh tọa cũng được xác định bởi 2 yếu tố lớn vừa nhắc đến. Khi người bệnh bị 3 loại khí tà “phong – hàn – thấp” tấn công vào kinh lạc sẽ làm khí huyết bị cản trở, tạo thành các cơn đau dai dẳng.

Phong : khi thân thể nhiễm phải gió độc sẽ khiến chức năng bên trong bị tổn hại. Điều này gián tiếp khiến kinh khí không thông, gây ra đau đớn và người bệnh luôn cảm thấy lạnh, sợ gió.

Hàn: khí huyết kinh lạc sẽ bị ngưng trệ, co rút khi nhiễm “hàn”. Từ đó chuyển thành huyết ứ, làm tứ chi hoạt động khó khăn, gân cốt co rút. Nhất là vùng đau từ thần kinh tọa trở xuống thường nhức mỏi, tê bì mất cảm giác.

Thấp: với xu hướng phát triển từ lòng bàn chân trở ngược lên trên. Do đó có một số bệnh nhân bị đau thần kinh tọa thường cảm giác đau ở chân trước rồi mới đến đau hông. Ngoài ra, gây ra “thấp” còn do tỳ hư, dẫn đến mất kiểm soát vùng xương chậu cùng 2 chân của cơ thể.

Ứ huyết: một trường hợp khác có thể là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền là
“Bất nội ngoại nhân – đến từ bên ngoài không phải từ trong cơ thể”. Đó là các tổn thương từ thoát vị đĩa đệm, chấn thương thắt lưng,… tạo thành cơn đau thần kinh tọa.

Về dài lâu, bệnh đau thần kinh tọa sẽ trở thành mạn tính, ảnh hưởng đến chức năng can thận và tâm lý của bệnh nhân.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa của bệnh nhân là do đâu. Đồng thời từ đó đưa ra các biện pháp chữa trị kịp thời.

triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Có rất nhiều triệu chứng đau dây thần kinh tọa mà chúng ta hay mắc phải

Đau dây thần kinh tọa thể phong hàn:

  • Các cơn đau lan từ lưng xuống đến gót chân.
  • Hoạt động đi lại khó khăn, chậm chạp.
  • Vùng lưỡi có rêu trắng, mạch phù
  • Sợ gió, sợ lạnh, hay rùng mình hoặc đổ mồi hôi tay chân

Đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp:

  • Đau từ vùng lưng lan đến toàn bộ bên dưới.
  • Đi đứng khó khăn, không thể mang vác vật nặng
  • Cảm thấy đau đớn nhiều hơn khi thời tiết thay đổi hoặc nửa đêm về sáng.
  • Da mát lạnh, vùng đau có cảm giác như kim đâm
  • Có thể bị teo cơ mông và chi dưới

Đau thần kinh tọa thể can thận âm hư ( thể thấp nhiệt):

  • Thể ít gặp nhất
  • Vị trí cơn đau tương tự như 2 thể trên
  • Có cảm giác nóng ở điểm đau, người bứt rứt bất an
  • Tiểu tiện có màu vàng, lưỡi đỏ.

Đau thần kinh tọa thể huyết ứ

  • Điểm đau cố định và đau dữ dội.
  • Có điểm ứ huyết, lưỡi tím tái

Cách điều trị và thăm khám theo y học cổ truyền

Các bác sĩ thường áp dụng “tứ chẩn” – vọng, văn, vấn, thiết trong các bước thăm khám và quan sát bệnh nhân chữa đau thần kinh tọa với Đông y.

  • Quan sát cách đi đứng, quan sát bệnh nhân nằm để kiểm tra vị trí xương khớp, cơ bắp có bị teo lệch hay không
  • Nghiệm pháp cơ thể: cho bệnh nhân thực hiện một vài hoạt động để kiểm tra mức độ và tình trạng viêm đau. Ngoài ra còn kiểm tra cảm giác, sờ ấn vào điểm đau để đánh dấu các vùng bị tổn thương.

Cách phương pháp điều trị đau thần kinh tọa theo Đông y

Để làm giảm cơn đau và điều trị dứt điểm bệnh, các biện pháp theo y học cổ truyền sẽ tác động tận gốc căn nguyên phát sinh. Từ đó hồi phục lại chức năng và sức khỏe của người bệnh,

Phương pháp châm cứu

Thuật “thi châm” rất phổ biến để trị đau thần kinh tọa từ xưa đến nay. Các châm (kim) được châm vào huyệt đạo, góp phần kích thích đả thông kinh mạch và xua tan khí độc ra khỏi cơ thể. Từ đó cơn đau nhức sẽ dần giảm hẳn và khắc phục tình trạng hoạt động chậm chạp, khó khăn.

chữa đau dây thần kinh tọa
Châm cứu chữa đâu dây thần kinh tọa khá tốt

Các huyệt: Thận du, Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phủ, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Thay vì sử dụng kim châm, các bác sĩ sẽ dùng tay hoặc các dụng cụ massage chuyên biệt để day ấn huyệt đạo. Thường sẽ cho bệnh nhân nằm sấp, sau đó dau ấn tại các huyệt 5-7 lần để giải tỏa cơn đau ức.

chữa đau dây thần kinh tọa
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa

Các huyệt cần xoa bóp: Hoa đà, Giáp tích L4-L5, Thận du, Đại trường du, Thượng liêu, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Thừa phủ, Ủy trung, Thừa sơn

Phương pháp dùng thuốc, cao đắp

Các vị thuốc được kê sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Ở các dạng phong hàn, phong hàn thấp hay huyết ứ đều sẽ được phối các phương thuốc khác biệt. Đồng thời người bệnh có thể cần dùng thêm cao đắp, dầu xoa để hỗ trợ giảm bớt cơn đau nhức.

Phương pháp phòng bệnh

Từ lâu, ông bà ta vẫn thường khuyên rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy điều trị đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền sẽ được hướng dẫn về các cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, cơ thể hàng ngày. Các bài tập tốt cho xương khớp và thắt lưng sẽ được hướng dẫn để người bệnh có thể tự cải thiện tình trạng bệnh đau thần kinh tọa tại nhà.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện chế độ vận động là thực đơn ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để bệnh sớm ngày lành hẳn.

Với khái niệm và cách điều trị đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền, hi vọng bạn có thể tìm được phương pháp chữa đau thần kinh tọa cũng như cách theo dõi bệnh lý phù hợp với mình nhất. Đừng quên cần tìm đến các phòng khám lớn và uy tín để chất lượng, liệu trình luôn được đảm bảo.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 00:56 - 12/09/2021

Bình luận (1)

  1. Pham thi Ngoc hien says: Trả lời

    Mẹ của tôi bị đau dây thân kinh toạ nặng gây biến chứng teo cơ ,mẹ đã đi châm cứou được 6 tháng r maf kg het,nhin me dau moi dem ma toi dau nhu cat hic ..tôi phải làm sao để giúp mẹ phục hồi được đây ? Hãy giúp tôi và gọi cho tôi ! Tôi xin chân thành cảm tạ 0934221151

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger