Có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo không?

Thay khớp gối nhân tạo là phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ phần khớp bị hư hỏng và thay vào đó là khớp gối nhân tạo, để giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng vận động của khớp gối cùng với các chức năng của dây chằng, mô mềm và các cơ quanh khớp. Mặc dù phương pháp này có nhiều lợi ích nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Song song với quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đối diện với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng vận động có thể xảy ra. Chính vì thế, bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ khi áp dụng phương pháp này.

phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo hay không?

Với những căn bệnh liên quan đến khớp gối, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ áp dụng một số phương pháp như uống thuốc, sử dụng bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp,… Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

+ Phần sụn khớp gối bị tổn thương quá nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa hay bảo tồn đều không mang đến hiệu quả.

+ Bên cạnh đó, những người bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp ở khớp gối hay chấn thương khiến sụn khớp gối bị tổn thương,… cũng có thể được chỉ định thực hiện thay khớp gối nếu:

  • Đau nhiều ở khớp gối kể cả khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, dùng thuốc để điều trị nhưng không cho kết quả khả quan.
  • Khớp gối biến dạng, cứng khớp, khó cử động khớp gối.
  • Dùng thuốc tiêm corticoide hay thuốc bôi trơn khớp gối không có hiệu quả.

Có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo không?

Việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là điều cần thiết để bệnh nhân có thể hoạt động và đi lại bình thường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Dưới đây là một số ưu điểm cũng như hạn chế của việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, bạn đọc có thể tham khảo trước khi thực hiện điều trị theo phương pháp này.

Ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

  • Ưu điểm:

+ Với phương pháp phẫu thuật này, những mảnh vụn của xương và sụn khớp bị tổn thương sẽ được các bác sĩ cắt bỏ và thay bằng các phần nhân tạo kết nối với nhau nhờ xi măng xương. Sự tiến bộ của khoa học vật liệu giúp người ta cho ra đời những khớp nhân tạo với thành phần thép không gỉ là hợp kim Cobalt Chrome và nhựa pholythylene cực kỳ bền chắc. Khớp nhân tạo này có thể giúp bệnh nhân thực hiện các cử động ở khớp gối dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến các khoang khớp hay dây chằng xung quanh.

Người bệnh có khả năng vận động sau khi phẫu thuật thay khớp gối

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại bình thường

+ Sử dụng khớp gối nhân tạo sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi khả năng vận động khớp gối, đi lại dễ dàng và thoát được nguy cơ tàn phế.

  • Nhược điểm:

+ Rủi ro cao: Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cũng có thể mang đến những rủi ro khá cao. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, mất nhiều máu, hoại tử da, sai khớp, lỏng khớp gối nhân tạo… trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động bình thường của người bệnh.

 phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có nhiều rủi ro

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

+ Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng chỉ từ 15-20 năm chứ không được duy trì vĩnh viễn. Chính vì thế, bệnh nhân và người nhà cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật thay khớp gối.

+ Thời gian phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương sẽ rất lâu: Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện từ 7-10 ngày để thực hiện các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật, tập vật lý trị liệu và tập vận động để quen với khớp gối mới và ngăn chặn các biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, trật khớp không may xảy ra.

Thời gian phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật lâu

Bệnh nhân phải mất thời gian dài để phục hồi sức khỏe 

+ Chi phí phẫu thuật cao: Mức chi phí để tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo dao động từ 50-70 triệu đồng. Đây không phải là số tiền nhỏ và cũng không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để có thể đáp ứng được mức chi phí trên.

+ Người được mổ thay khớp gối phải là người có sức khỏe tương đối tốt, không có bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy tim, bệnh phổi mãn tính, tăng huyết áp không ổn định, xơ gan…

Đừng lạm dụng thay khớp gối nhân tạo

Theo khảo sát có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc về vấn đề thay khớp gối nhân tạo và mong muốn được thực hiện, để có thể vận động, đi lại bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ Phạm Chi Lăng, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Pháp Việt TP. HCM cho biết, thay khớp gối nhân tạo sẽ trả lại một chức năng vận động bình thường trong sinh hoạt hằng ngày cho bệnh nhân. Điều này không có nghĩa là bệnh nhân sẽ chơi những môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh và làm việc nặng nhưng người bệnh có thể lên xuống cầu thang, chơi và hoạt động thể thao nhẹ,…

Không nên lạm dụng phương pháp thay khớp gối nhân tạo

Không nên lạm dụng việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Trên thực tế, không ít bệnh nhân bị biến chứng sau khi thay khớp gối. Chính vì thế, không nên lạm dụng việc thay khớp gối khi mức độ đau và biến dạng chưa quá trầm trọng, vì tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ khoảng 10-15 năm. Để tránh tình trạng thay khớp gối lần 2 ở những người trẻ tuổi có nhiều nguy cơ hỏng khớp nhân tạo sớm do hoạt động nhiều và thời gian sống còn dài, chỉ nên thay khớp ở tuổi 40 trở lên.

Hiện tại, một số bệnh viện đã thực hiện phương pháp thay khớp gối nhân tạo như Việt Đức, 108, Xanh Pôn (Hà Nội), Chấn thương chỉnh hình, Pháp Việt (TP HCM),… Đây là những bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng, giúp bệnh nhân có thể an tâm trong việc điều trị bệnh. Việc có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo hay không, sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. Do đó, nếu mắc phải các căn bệnh liên quan đến khớp gối, bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 01:08 - 12/09/2021

Bình luận (1)

  1. Tú Nguyễn says: Trả lời

    Ba tôi đang bị ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời bị thoái hóa khớp gố nghiêm trọng. Việc tiến hành thay khớp gối có ảnh hưởng đến sức khỏe của Ba tôi nhiều không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger