Giãn dây chằng đầu gối điều trị bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương đầu gối thường gặp do những va chạm trong cuộc sống. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm và có thể phục hồi nhanh. Tuy nhiên nếu người lại chủ quan và tự ý xử lý có thể khiến bệnh khó lành và tốn kém nhiều chi phí điều trị hơn.

Giãn dây chằng đầu gối điều trị bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng đầu gối điều trị bao lâu thì khỏi?

Với căn bệnh giãn dây chằng đầu gối, thời gian phục hồi bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Nếu dây chằng giãn nhiều thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Bên cạnh đó, thời gian phục hồi của dây chằng còn do nhiều yếu tố khác như tuổi tác, môi trường, kỹ thuật thực hiện sơ cấp cứu,… Nếu bạn áp dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi trong thời gian gần nhất.

Khớp gối của con người thường được tạo thành bởi các bộ phận như xương đùi, xương chày và xương bánh chè kết hợp cùng với hệ thống sụn có tác dụng bọc đỡ và giảm xóc khi cử động khớp. Hệ thống dây chằng bao gồm dây chằng bên trong, bên ngoài và dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau,… Chúng có chức năng giữ cho khớp gối được vững vàng, chắc chắn để thực hiện các hoạt động cần thiết.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Giãn dây chằng đầu gối ở mức độ 2 điều trị khoảng 2 tháng sẽ khỏi

Thông thường, bệnh lý chấn thương dây chằng có thể được chia thành 3 mức độ như sau:

  • Mức độ 1: Giãn dây chằng, hay bong gân thể nhẹ.
  • Mức độ 2: Đứt 1 phần dây chằng.
  • Mức độ 3: Dây chằng bị đứt toàn phần, bong gân nặng.

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo giãn ra nhưng không bị đứt hoàn toàn, khiến người bệnh bị đau nhức nơi dây chằng bị kéo giãn. Vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng nhưng không bầm tím, vận động không được vững vàng. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững chứ không bị lỏng lẻo.

Giãn dây chằng đầu gối mức độ 3 điều trị trong 3 - 4 tháng

Nếu người bệnh bị giãn dây chằng ở mức độ 1 thì chỉ cần vài tuần đến một tháng bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Bệnh nhân có thể đi lại và thực hiện các sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị giãn dây chằng ở mức độ 2, 3 thì người bệnh bắt buộc phải tiến hành bó bột để cố định.

Ở mức độ này, thời gian phục hồi bệnh sẽ lâu hơn, có thể 3 – 4 tháng, người bệnh mới phục hồi hoàn toàn. Một số trường hợp bệnh nhân bị giãn dây chằng ở mức độ nặng sẽ đứng trước nguy cơ bị liệt nếu không có phương pháp tiến hành điều trị kịp thời.

Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả

Để có thể điều trị bệnh giãn dây chằng đầu gối, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm. Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác các thương tổn ở khớp gối của bạn. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho bệnh nhân, đồng thời cho người bệnh tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chắc chắn và có đánh giá chung về các tổn thương giãn dây chằng đầu gối đưa ra.

Cách điều trị giãn dây chằng khớp gối hiệu quả

Đối với trường hợp bị giãn dây chằng đầu gối, bong gân nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đá lạnh để chườm. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc gây lạnh như thuốc gel lạnh hay salonpas lạnh để giảm nhanh các cơn đau nhức. Đặc biệt các loại thuốc chống viêm, chống phù nề như alphachoay có thể được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, rất nhiều bác sĩ còn điều trị giãn dây chằng bằng cách sử dụng nẹp để làm bất động khớp gối. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết đối với trường hợp giãn dây chằng mà thường áp dụng khi dây chằng bị đứt 1 hay toàn phần. Thông thường, nếu người bệnh tuân thủ và thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì dây chằng có thể sẽ nhanh chóng hồi phục tự nhiên sau khoảng 2 tháng tiến hành điều trị bệnh.

LƯU Ý:

Khi tiến hành điều trị bệnh giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng được phục hồi:

  • Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng dầu nóng, cao nóng Salonpas, Deep heat, mật gấu, rượu… để xoa bóp khớp gối. Những loại này có thể khiến khớp nhanh chóng bị sưng to hơn và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến hiện tượng teo cơ và cứng khớp. Người bệnh chỉ áp dụng cách này trong trường hợp gãy xương vì sẽ giúp làm tăng tiết dịch máu giúp cho xương khớp liền nhanh hơn.
  • Khi bị giãn dây chằng, người bệnh không nên chủ quan mà phải chú ý xử lý cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hãy kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.
  • Hạn chế việc vận động mạnh để tránh dẫn đến tình trạng đứt dây chằng đầu gối, khiến việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về thời gian điều trị cũng như cách chữa bệnh giãn dây chằng đầu gối hiệu quả. Vì căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ bại liệt nên người bệnh cần phải hết sức thận trọng trong sinh hoạt cũng như vui chơi thể thao để tránh mắc phải bệnh giãn dây chằng đầu gối.

→ Bạn có thể quan tâm:

Cập nhật lúc 00:56 - 12/09/2021

Bình luận (9)

  1. khánhlinh says: Trả lời

    E bị tai nạn và bị giãn dây chằng đầu gối hiện tại e điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh được gần 3 tháng rồi hiện gio em thấy k còn sưng nữa vậy e Đã đc tập đi lại chưa ạ vs phải tập luyện hay làm thế nào để k bị biến chứng sau này ạ .

    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  2. Trần Văn Hải says: Trả lời

    Em bị giãn dây chằng đầu gối trái do bị tai nạn lúc đá bóng. Hiện tại đang sử dụng bó gói để cố định nhưng vẫn phải đi lại do yêu cầu công việc. bạn cho mình xin địa chỉ và sđt ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh với nhé ?

  3. Thành says: Trả lời

    Em chơi bóng đá có bị chấn thương nhẹ chân phải bây giờ thẳng ép chân có đau nhớm nhẹ dây chằng chéo sau. bác nào có địa chỉ của bs Tuấn cho em xin ạ ?

    1. Hoàng Hùng says:

      địa chỉ của bác sĩ đỗ minh tuấn đay nhé , số 37A ngõ 97, văn cao, ba đình , Hà Nội . số điện thoại 0963 302 349

  4. Nguyễn Văn Cường says: Trả lời

    Chào bác sĩ, cháu bị trấn thương đầu gối chân trái khi chơi đá bóng. Trong lúc đá cháu bị đẩy sau và vô tình dẫm chân trái lên trái bóng và bị trượt ngã. Đầu gối cháu lúc đó rất đau, sau đó cháu chườm đá vài hôm sau thì đi lại được. Cháu nghĩ là bị dãn dây chằng đầu gôi và đã nghỉ đá bóng hơn một năm. Tuy nhiên hiện giờ mỗi lần vận động mạnh đầu gối cháu lại đau, đá bóng thì rất ngượng chân. Bị đau ở bên phải đầu gối chân trái khi duỗi thẳng chân ra, không thê sút hay tác động mạnh cái chân trái nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cảm ơn!

  5. Thiện says: Trả lời

    Chào bs cháu đá banh bị té 30/4 năm 2016 nhưng cháu k điều trị gì hết giờ đá banh thì cháu chạy k dk.nếu chạy mà sai thế bị ttaatj chân là đau như lúc mới bị té lần đầu nếu giờ điều trị có được nữa k ạk.đi lại rất bất tiện

  6. Nguyen ao says: Trả lời

    Chào bác sĩ. E bị giãn dây chằng đầu gối bên phải khi chơi đá bóng, e không vận động khoảng 10 tháng nay nhưng đôi khi e bị trượt chân thì vẫn đau, e cũng có nghe nhiều người nói bị giãn dây chằng là k hết hoàn toàn được. Z bác cho e hỏi bị giãn dây chằng có hết hoàn toàn được không và cách điều trị như thế nào ạ. E cảm ơn bác sĩ

  7. Nguyễn Thị Trà says: Trả lời

    Chào bác sĩ. Cháu bị giãn dây chằng trong lúc chơi khi bị ngã . Cháu đã điều trị sau 2 tháng thì nó k bị sưng tấy nữa và cháu bắt đầu tập đi. Tưởng rằng nó sẻ khỏi nhưng đã 4 năm rồi cháu vẩn chạy đk và khớp gối vẫn chưa vững. Cháu phải làm sao ạ???

  8. Đào Văn toàn says: Trả lời

    Cháu bị đau nhức bắp đùi khi đang chơi bóng chuyền thì làm thế nào để hết đau nhức ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger