12 nguyên nhân gây thoái hóa khớp bất cứ ai cũng phải tránh

Theo BS. Trần Minh Nghĩa (Chuyên khoa xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.CM) cho biết: “Thoái hóa khớp là căn bệnh khởi đầu từ việc sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại dần. Điều đáng lo ngại là hầu hết người bệnh đều rất mơ hồ về nguyên nhân gây căn bệnh này.”

Bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp (Hình ảnh minh họa)

BS. Minh Nghĩa giải thích rằng: “Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn, xương dưới sụn trở nên thoái hóa, mòn dần. Đồng thời, lượng dịch nhầy tiết ra để bôi trơn khớp giảm hẳn. Chính điều này đã khiến cho các hoạt động của khớp kém linh hoạt, dẫn đến các đầu xương dễ tiếp xúc với nhau gây đau nhức, dính khớp và biến dạng khớp.”

Thực tế, bệnh thoái hóa khớp không chỉ xảy ra ở người già mà còn nhanh chóng tấn công vào những người trẻ tuổi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, bệnh thoái hóa khớp đã gây ảnh hưởng tới 27 triệu người Mỹ mỗi năm và khiến cho người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

12 Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Trong những năm gần đây, tỉ lệ số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp không ngừng tăng lên đến con số đáng báo động. Điều đáng lo ngại là nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể gây ra căn bệnh này. Chỉ khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, người bệnh mới tiến hành tiến hành chữa trị. Theo BS. Minh Nghĩa, bệnh thoái hóa khớp xuất phát từ 12 nguyên nhân chính sau đây.

1 – Tiền sử gia đình

Các tài liệu Y khoa cho thấy, bệnh thoái hóa khớp xuất phát từ yếu tố di truyền và vấn đề về gen trong cơ thể của bệnh nhân. Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp còn do tổn thương phần xương và sụn bẩm sinh. Nếu chẳng may bạn có dị tật về khớp thì người bệnh nên tiến hành thu thập các thông tin về tiền sử gia đình của mình trước. Đây chính là cơ sở để bác sĩ tiến hành điều trị bệnh hiệu quả.

2 – Do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải bệnh thoái hóa khớp. Với tiến hành lão hóa của cơ thể, tuổi càng cao thì tỉ lệ thoái hóa xương khớp sẽ càng tăng.

Khi con người đã bước qua độ tuổi 40 thì quá trình lão hóa xương khớp cũng diễn ra đều đặn và phát triển nhanh nếu con người không có biện pháp kiểm soát. Lúc này, tốc độ tái tạo sụn khớp và khả năng tiết dịch bôi trơn khớp bị giảm đáng kể. Phần sụn khớp bị yếu đi và mất tính đàn hồi, trở nên khô cứng, nứt vỡ, bị bào mòn. Đồng thời, lượng dịch nhờn bị khô dần khiến cho các khớp bị sưng, viêm.

Nguyên nhân thoái hóa khớp do tuổi tác
Tuổi càng cao, mức độ thoái hóa khớp càng diễn ra nhanh hơn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, tình trạng thoái hóa khớp sẽ tăng mạnh ở độ tuổi 65 trở đi và có khả năng tăng liên tục trong khoảng thời gian sau đó. Đặc biệt, với những người ở độ tuổi dưới 50, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ cao hơn nam giới. Do đó, bạn cần phải đề phòng căn bệnh này ngay khi còn trẻ.

3 – Do chơi thể thao

Một số chấn thương trong chơi thể thao có thể khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp. Với quá trình chơi thể thao ở cường độ cao hoặc té ngã sẽ rất dễ gây ra tình trạng chấn thương ở các khớp.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh hoạt động quá nhiều ở một khớp, nhất là khớp gối khi chơi các bộ môn như  bóng rổ, bóng chuyền cũng sẽ gây thoái hóa khớp. Thông thường, các chấn thương có thể gây ra tình trạng thoái hóa các khớp cơ thể như

  • Rách, vỡ sụn khớp
  • Trật khớp
  • Chấn thương dây chằng

Theo nghiên cứu, có khoảng 41 – 51% những người bị chấn thương khớp gối có những dấu hiệu của thoái hóa khớp trong khoảng một vài năm sau đó.

4 – Tính chất công việc

Những người thường xuyên làm việc nặng, phải vận động xương khớp nhiều sẽ rất dễ gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Đặc biệt, những người lao động tay chân, thường xuyên thực hiện các động tác như quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang trong nhiều giờ. Những tư thế này sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức khớp và dễ dàng gây ra bệnh thoái hóa khớp. Thông thường, bàn tay, đầu gối và khớp háng là những vị trí dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bên cạnh đó, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót hoặc làm các nghề như người mẫu sẽ rất dễ khiến cho lượng máu không thể lưu thông. Tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ thoái hóa khớp rất cao. Theo các chuyên gia xương khớp, những người thường xuyên làm việc nặng, sử dụng khớp quá mức như nông dân, vận động viên sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp cao gấp đôi so với những người còn lại.

5 – Thừa cân, béo phì

Không phải ngẫu nhiên mà tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp ở những người thừa cân, béo phì luôn ở mức cao. Thực tế, khi người bệnh bị thừa cân, béo phì sẽ khiến cho các khớp bị chịu đựng một trọng lượng quá nặng. Nhất là khớp gối và khớp háng là hai vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp do béo phì
Béo phì, thừa cân – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp phổ biến nhất

Theo thời gian, phần sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn khiến cho hai đầu xương va vào nhau, gây tổn thương nghiêm trọng ở khớp. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm sưng, gây đau nhức, rất khó chịu. Tuy nhiên, khi cân nặng được kiểm soát thì bệnh thoái hóa khớp cũng có dấu hiệu giảm dần.

6 – Giới tính

Với căn bệnh thoái hóa khớp, giới tính cũng là một trong những yếu tố gây ra căn bệnh này. Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng, từ trước 55 tuổi, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp của 2 giới là như nhau nhưng sau 55 tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới.

Sở dĩ có sự chênh lệch này vì phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh sẽ rất dễ bị loãng xương do thiếu estrogen. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở nữ giới.

7 – Chảy máu cạnh khớp

Tình trạng chảy máu ở cạnh khớp có thể khiến cho bệnh thoái hóa khớp càng trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, các triệu chứng của căn bệnh này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt, một số người bị bệnh ưa chảy máu Hemophilia hoặc bị tắc nghẽn dòng máu (vô mạch hoại tử) cũng có những dấu hiệu liên quan đến bệnh thoái hóa khớp. Chúng có thể khiến cho người bệnh đau nhức, khó chịu nhiều ở các khớp.

8 – Hoạt động sai tư thế

Những người làm việc nặng hoặc làm việc sai tư thế là đối tượng rất dễ mắc bệnh thoái hóa khớp. Với tình trạng khuân vác các vật nặng sẽ rất dễ khiến cho hệ xương khớp bị quá tải. Đồng thời, cột sống của người bệnh rất dễ bị tổn thương và nhanh chóng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, việc bạn vận động hoặc thực hiện các hoạt động chạy nhảy quá mức sẽ khiến cho phần dây chằng ở khớp bị áp lực trong khoảng thời gian dài. Dần dần, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra, nếu bạn ngồi lâu một chỗ trước màn hình máy tính mà không vận động cũng sẽ đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao.

9 – Dị dạng khớp bẩm sinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dị dạng khớp bẩm sinh là một trong những khiếm khuyết bất thường của cơ thể. Điều này xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc do hệ gen bẩm sinh gây ra. Các khớp có thể bị cong theo hình chữ O hoặc chữ C, tùy thuộc vào mức độ thoái hóa. Người bệnh sẽ đi lại khó khăn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

10 – Lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với hệ xương khớp của con người. Nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết và các dưỡng chất thiết yếu cho xương sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học gây thoái hóa khớp
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Ngoài ra, những người lười vận động, có thói quen hút thuốc lá, dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia,… sẽ khiến cho hệ xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa và giảm nhanh độ chắc khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp gối, khớp háng cao hơn. Tuy nhiên, người có nồng độ vitamin C cao thì sẽ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp thấp hơn. Do đó, mọi người nên có chế độ ăn uống hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi.

11 – Biến dạng khớp thứ phát

Với tình trạng chấn thương khớp, viêm, u, loạn sản,… sẽ khiến người bệnh rất dễ bị biến dạng khớp thứ phát. Những căn bệnh này nhanh chóng khiến cho cấu trúc và hình thái của khớp nhanh chóng bị biến dạng. Lúc này, bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ thoái hóa khớp rất cao.

12 – Một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý như loãng xương, tiểu đường, bệnh gout,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp, khiến cho các khớp nhanh chóng bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân lạm dụng thuốc có chứa thành phần corticoid, người bị bệnh viêm khớp, cường tuyến yên, cường tuyến thượng thận cũng là những đối tượng rất dễ bị thoái hóa khớp.

Những vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất

Thoái hóa khớp rất dễ khiến cho người bệnh gặp phải những cơn đau nhức khớp thường xuyên. Ban đầu, triệu chứng đau nhức chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, về sau, cơn đau càng dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thông thường, tình trạng thoái hóa khớp sẽ xuất hiện ở các vị trí như:

  •  Khớp ngón tay: Đây là vị trí thoái hóa thường do di truyền. Trong đó, tỉ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở nữ giới cao hơn nam giới.
  • Cột sống thắt lưng: Người bệnh thường có dấu hiệu bị đau nhức lưng vào mỗi buổi sáng thức dậy. Cơn đau lưng có thể kéo dài cả ngày. Khi người bệnh lao động, cơn đau sẽ tăng lên và tình trạng đau nhức sẽ giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cột sống cổ: Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi và đối tượng nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện là đau mỏi ở vùng vai gáy, cánh tay, nhất là đau tức ở vùng ngực và lưng.
Các vị trí thoái hóa khớp phổ biến
Một số vị trí thoái hóa khớp thường gặp nhất
  • Gót chân: Người bệnh có cảm giác bị đau thốn ở gót chân, nhất là khi ngủ dậy. Cơn đau có thể nhói lên, khiến bệnh nhân không thể chịu nổi hoặc đau âm ỉ trong khoảng thời gian dài.
  • Khớp gối: Đây là một trong những vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất. Người bệnh ngồi xổm hoặc đi đứng cũng trở nên khó khăn. Để thực hiện các hoạt động, người bệnh phải níu hoặc bám vào các vật mới có thể đứng dậy. Đồng thời, tay chân bị tê buốt. Nếu người bệnh đi lại, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn.
  • Khớp háng: Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Cơn đau nhanh chóng từ vùng bẹn lan xuống đùi. Cơn đau tăng khi người bệnh thực hiện các cử động ở khớp háng hoặc đứng quá lâu. Cụ thể về căn bệnh này, người bệnh có thể tìm hiểu: 7 dấu hiệu thoái hóa khớp háng để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp

Với căn bệnh thoái hóa khớp việc phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ chưa bao giờ là thừa. Vốn dĩ đây là căn bệnh thoái hóa xương khớp theo tự nhiên nên để tránh mắc phải căn bệnh này, người bệnh cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại rau xanh và thủy hải sản để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Tốt nhất, bạn nên uống một cốc sữa chứa thành phần canxi mỗi ngày để đảm bảo độ đàn hồi cho xương khớp.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện tình trạng xương khớp.
Tập thể dục phòng ngừa thoái hóa khớp
Tích cực luyện tập thể dục thể thao phòng ngừa thoái hóa khớp
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp.
  • Không được mang vác các vật nặng, tránh tổn thương xương khớp.
  • Trong quá trình chơi thể thao, bạn nên chú ý, không nên vận động quá sức, gây ảnh hưởng đến các khớp.
  • Tiến hành kiểm tra xương khớp định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Với 12 nguyên nhân thoái hóa khớp được chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Song song với quá trình điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:50 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger