Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên quan tâm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà nhiều người đang sống chung với bệnh cũng có thể chưa biết. Việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng tránh và chữa trị là hết sức cần thiết. Bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong bài viết của chúng tôi.

nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên biết để phòng tránh

I. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bạn có thể bị thoái hóa đốt sống cổ do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh âm thầm phát tác, từ khi xuất hiện cho tới khi phát bệnh có thể lên tới nhiều năm. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải nhiều nguyên nhân gây bệnh thì thời gian phát bệnh có thể bị rút ngắn. Bạn cần chú ý đến một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ sau đây.

Lao động nặng, mang vác vật nặng thường xuyên

Những người làm các công việc có tác dụng lực nhiều lên vùng cổ có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường. Nhiều người nghĩ rằng mang vác nặng chỉ tác động nhiều lên vùng lưng chứ ít ảnh hưởng đến vùng cổ. Tuy nhiên, việc mang vác nặng khiến bạn phải khom người, lực tác dụng lên vùng cổ rất nhiều. Chính điều này có thể khiến cấu trúc của cột sống cổ bị biến đổi, lâu dần bạn sẽ phải sống chung với bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

vác nặng gây thoái hóa đốt sống cổ
Thường xuyên mang vác vật nặng khiến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ tăng cao

Tiền sử gặp phải các chấn thương

Trong cuộc sống bạn sẽ rất khó tránh khỏi những chấn thương gây tác động lên vùng cổ. Nếu bạn có tiền sử gặp phải các chấn thương ở vùng cổ như bong gân, đau cơ, gãy xương, giãn dây chằng,… do tai nạn giao thông hay chấn thương khi chơi thể thao, bị đánh, các tai nạn trong lao động thì nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ là rất cao.

Mặc dù những chấn thương bạn gặp phải đã được chữa trị ngay sau đó nhưng sẽ khiến các bộ phận ở vùng cột sống cổ giảm khả năng chịu lực, suy yếu dần và dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ăn uống không lành mạnh

Việc ăn uống đủ chất là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể dễ dàng ghé thăm bạn khi bạn không bổ sung đầy đủ canxi cũng như vitamin D trong khẩu phần ăn. Việc uống các loại thức uống có chứa nhiều axit photphoric cũng như việc bổ sung quá nhiều muối trong chế độ dinh dưỡng cũng sẽ gây nhiều tác động xấu lên hệ xương khớp và là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ bởi lý do tuổi tác

Khi bạn càng lớn tuổi thì sự lão hóa diễn ra càng nhanh chóng. Lão hóa chính là một quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Sự lão hóa không bỏ sót một bộ phận nào trên cơ thể chúng ta. Tuổi càng lớn, vùng cột sống cũng theo đó càng bị lão hóa nhanh, các thân đốt và đĩa liên cột sống cổ sẽ dần bị thoái hóa do khả năng tái tạo sụn ngày càng kém. Tuổi tác sẽ khiến cho quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra tự nhiên hơn, đặc biệt với những người bước qua tuổi 45.

tuổi tác gây thoái hóa đốt sống cổ
Tuổi tác cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải sống chung với bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Lười vận động, ngồi hoặc đứng một chỗ quá nhiều

Nhiều người do tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong một khoảng thời gian dài cũng gây nên những tác động xấu lên cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Một số người không phải do tính chất công việc mà do thói quen lười vận động cũng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

Ngoài ra, làm việc liên tục, quá sức nhiều hay thậm chí những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống cũng chính là nguyên nhân khiến cho quá trình lão hóa của toàn cơ thể diễn ra sớm hơn. Chính điều này cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

Di truyền, bị các dị dạng bẩm sinh ở cột sống cổ

Những người bị dị dạng bẩm sinh ở vùng xương cổ cũng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do cấu trúc của cột sống cổ bất thường cũng sẽ khiến khả năng chịu lực giảm sút và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa đốt sống cổ thì nguy cơ mắc bệnh của họ cũng cao hơn nhiều so với bình thường.

Sai tư thế trong khi sinh hoạt

Tư thế trong sinh hoạt thường ngày, trong làm việc hay trong học tập cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ xương khớp nói chung và vùng cột sống cổ nói riêng. Những người có thói quen nằm ngủ bó buộc trong 1 – 2 tư thế, cong vẹo, ít chuyển mình hay nằm gối quá cao, nằm xem tivi nghiêng nghẹo đầu cổ nhiều cũng khiến cho vùng cột sống cổ bị tổn thương lâu dần dẫn tới thoái hóa.

II. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Việc phát hiện ra các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp bạn có được cách phòng bệnh hiệu quả hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Phương (Khoa xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn cần:

  • Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Một số thực phẩm nhiều canxi và vitamin D như trứng, sữa, các loại ngủ cốc,… cần được bổ sung vào trong khẩu phần ăn của bạn. Không nên ăn nhiều muối, các loại nước uống có chứa axit photphoric hay các loại thức uống có ga, có cồn các bạn không nên sử dụng quá nhiều.
canxi giúp phòng thoái hóa đốt sống cổ
Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn là cách tốt để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ
  • Đối với những người làm việc văn phòng cần tạo thói quen bảo vệ cột sống ngay cả nơi làm việc. Không nên ngồi quá lâu một chỗ, nên thực hiện các động tác luyện tập, vươn vai đơn giản. Không để màn hình máy tính quá cao hay quá thấp bởi trong quá trình làm việc có thể gây tổn thương lên vùng cốt sống cổ. Việc massage, xoa bóp thường xuyên cho vùng cổ là hết sức cần thiết giúp bạn đểy lùi nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
  • Bạn cũng nên cẩn thận với các tư thế vận động mỗi ngày. Cần nằm ngủ ngay ngắn, tránh nằm gối quá cao hoặc quá thấp, nằm nghẹo cổ. Việc phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cũng hết sức quan trọng. Không nên làm việc liên tục hay gắng sức quá nhiều. Cần tránh xa những mệt mỏi, stress, luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái để quá trình lão hóa diễn ra muộn hơn.
  • Việc luyện tập thể dục thể thao là rất tốt để tăng cường sức đề kháng và giúp cho hệ xương khớp được chắc khỏe hơn. Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức để tránh những chấn thương có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến các đốt sống cổ.

Trong bài viết này chúng tôi đã đề cập rõ về những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi mang lại có thể giúp bạn đọc đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh thoát hóa đốt sống cổ.

Biên soạn: Trang Pham

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 12:51 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger