Giãn dây chằng ở lưng do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì?

Giãn dây chằng ở lưng quá mức là nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức vùng thắt lưng, tức lưng, tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi,… Vì sao bạn lại bị giãn dây chằng ở lưng? Dấu hiệu nhận biết cụ thể của căn bệnh này là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

3 nguyên nhân gây giãn dây chằng ở lưng phổ biến nhất

3 nguyên nhân gây giãn dây chằng ở lưng phổ biến nhất

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người luôn luôn phải thực hiện các vận động và thường xuyên làm việc nặng. Do đó, nguy cơ mắc phải bệnh giãn dây chằng ở lưng là rất dễ xảy ra. Bạn nên biết rằng, dây chằng ở lưng là một trong những cơ quan quan trọng, giúp điều chỉnh linh hoạt các hoạt động của các cơ.

Chính vì vậy, một khi dây chằng bị giãn, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lưng. Ban đầu, cơn đau có thể nhẹ nhàng nhưng càng về sau bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với những cơn đau khủng khiếp hơn. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị giãn dây chằng ở lưng.

1/ Thường xuyên vận động mạnh, làm việc sai tư thế

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Tư thế làm việc không đúng có thể gây giãn dây chằng ở lưng

Nếu người bệnh để ý sẽ nhận thấy, mỗi khi mình làm việc quá sức hoặc khuân vác các loại vật nặng sẽ thường xuyên bị đau nhức lưng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dây chằng ở lưng bị dãn. Trường hợp bạn vác vật nặng có trọng lượng lớn sẽ rất dễ bị đứt dây chằng. Bên cạnh đó, một số người làm việc sai tư thế, ngồi nhiều trước màn hình máy tính và không vận động sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh khá cao.

2/ Lão hóa xương khớp theo tuổi tác

Lão hóa xương khớp theo tuổi tác - Nguyên nhân gây đứt dây chằng ở lưng

Theo thời gian, xương khớp của con người cũng bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa. Khi tuổi càng cao thì tiến trình lão hóa sẽ diễn ra càng nhanh hơn. Lúc này, các sợi mô liên kết sẽ càng yếu và kém đàn hồi hơn. Nếu gặp thời tiết thay đổi, các sợi mô liên kết này sẽ nhanh chóng tác động lên dây chằng và mạch máu,… Chúng có thể bị co giãn quá mức và gây đau lan tỏa vùng lưng, khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức kinh hoàng và không thể cử động được..

3/ Tai nạn, chấn thương

Chấn thương gây giãn dây chằng ở lưng

Ngoài hai nguyên nhân trên, tai nạn, chấn thương trong cuộc sống cũng khiến người bệnh bị dãn dây chằng vùng thắt lưng. Thông thường, bệnh nhân bị té ngã hoặc bị va đập, tai nạn xe cộ, luyện tập thể thao,… khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị giãn dây chằng. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đứt dây chằng hoặc gãy xương. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh.

3 dấu hiệu giãn dây chằng ở lưng điển hình

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu giãn dây chằng ở lưng sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện và điều trị căn bệnh này kịp thời. Đây cũng là cách giúp bệnh nhân có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Cùng “điểm danh” 3 dấu hiệu cụ thể nhất của bệnh giãn dây chằng ở lưng.

1/ Đau nhức ở vùng thắt lưng

Thông thường, khi dây chằng vùng thắt lưng bị giãn, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau nhức và căng tức ở vùng lưng. Nếu bệnh nhân càng vận động mạnh hay làm việc quá sức, ngồi lâu thì cơn đau sẽ càng nặng hơn. Lúc đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau nhức râm ran ở vùng cột sống thắt lưng.

Đau nhức thắt lưng là dấu hiệu bệnh giãn dây chằng ở lưng

Tuy nhiên, về sau cơn đau sẽ tăng nhanh chóng, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị nhức mỏi và đau đột ngột ở vùng cột sống thắt lưng. Mỗi khi người bệnh vận động, cơn đau ở cột sống thắt lưng sẽ càng tăng lên. Người bệnh phải tiến hành xoa bóp, chườm lạnh lên vùng lưng đau khoảng 30 phút/ngày hay tập yoga mỗi ngày mới có thể giảm được tình trạng đau nhức ở lưng. Những bài tập này có thể giúp kích thích sự tuần hoàn máu và giảm sưng đau ở vùng thắt lưng hiệu quả.

2/ Thực hiện các động tác xoay người, cúi lưng khó khăn

Một điều hiển nhiên là khi bị giãn dây chằng thắt lưng, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Mỗi khi thực hiện các động tác như xoay người, cúi lưng đều rất khó khăn. Rất nhiều trường hợp người bệnh cố gắng thực hiện các động tác này dẫn đến bị đứt dây chằng thắt lưng, khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Cúi người khó khăn do giãn dây chằng ở lưng

Bên cạnh đó, nếu dây chằng bị tổn thương nhẹ, người bệnh chỉ bị hạn chế vận động. Tình trạng này có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu người bệnh được nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp dây chằng tổn thương nặng và không được điều trị hiệu quả có thể sẽ để lại di chứng và dễ tái phát trong những lần tiếp theo.

3/ Cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng

Khi bị giãn dây chằng ở lưng, người bệnh sẽ phải luôn đối diện với tình trạng mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược dần. Nếu tình trạng đau nhức lưng ngày càng tăng, bệnh nhân sẽ phải luôn đối diện với những cơn đau nhức đột ngột, càng khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Cơ thể suy nhược do giãn dây chằng ở lưng

Nhất là khi dây chằng bị giãn sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Kéo theo đó, người bệnh sẽ rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon. Nếu như người bệnh vẫn cố gắng tiếp tục làm việc thì về đêm, người bệnh sẽ rất dễ hứng chịu những cơn đau nhức toàn thân.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng và tránh được căn bệnh giãn dây chằng ở lưng. Hiện tại, để điều trị giãn dây chằng ở lưng, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Đây là phương pháp giúp cơ bắp, dây chằng và xương khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh quá nặng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp bạn tránh được những nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

→ Bạn nên xem thêm:

Cập nhật lúc 12:49 - 18/09/2021

Bình luận (3)

  1. Duyên says: Trả lời

    E mới sinh e bé nhưng ko hiểu sao cổ tay trái của e bị đau và khớp xương ở bẹn bên trái nữa nhìu lúc bị đơ cứng ko cử động đc rất đau ạ, và khi e ngồi cũng bị thốn ở vị trí xương cùng khiến e ko ngồi ngay đc mà phải ngồi nghiêng 1 bên. Mong đc tư vấn ạ. E cảm ơn.

  2. Lê Thị Lành says: Trả lời

    Chào bác sĩ, do cháu vặn mình nhanh nên cột sống lưng cháu bị đau, ngày mai cháu không nghiêng ra sau được vì bị đau bên mông và lưng, sau đó cháu bị tê bì tay chân và đau dọc xương sống ngày càng nhiều,cháu có đi chụp xquang, bsi nói đốt sống bt , không có trượt đốt sống, . Vậy cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì vậy ạ? Có tự hết không và nó còn tái phát không?

  3. Bắc says: Trả lời

    Cháu bị đau dây chằng ở lưng. Bây giờ cháu phải chữa kiểu gì để khỏi được ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger