7 Cách Chữa Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai

Không chỉ gặp phải ở những người cao tuổi, bệnh thoái hóa khớp vai dần tấn công vào những đối tượng trẻ tuổi, người thường xuyên mang vác nặng, chơi thể thao,… Tìm hiểu 7 cách chữa căn bệnh này để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh thoái hóa khớp vai

Nội dung bài viết bao gồm:

Tìm hiểu cấu tạo của khớp vai

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp vai

7 cách chữa thoái hóa khớp vai tốt nhất

  1. Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc tây y
  2. Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc đông y
  3. Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc nam
  4. Chữa thoái hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu
  5. Chữa thoái hóa khớp vai bằng cách châm cứu, bấm huyệt
  6. Phẫu thuật khớp vai
  7. Các bài tập chữa thoái hóa khớp vai

Tìm hiểu cấu tạo của khớp vai

Khớp vai là một trong những bộ phận rất quan trọng trong cơ thể của con người. Có thể nói, đây là vị trí rất dễ gặp phải tình trạng tổn thương nhất như viêm, rách, thoái hóa khớp vai,…

Theo các chuyên gia nghiên cứu, khớp vai là khớp có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm 5 khớp nhỏ cùng với hệ thống các loại dây chằng, gân, cơ tập trung ở xung quanh khớp. 5 khớp nhỏ bao gồm khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai – lồng ngực. Khớp vai sẽ được treo ổn định bởi nhờ hệ thống dây chằng, gân cơ.

Khi mắc phải bệnh thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ bị đau tại toàn bộ xương vai. Lâu dần, cơn đau sẽ nhanh chóng lan xuống cả bàn tay và ngón tay. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều hơn khi người bệnh nằm ngủ nghiêng hoặc giơ tay lên cao khỏi đầu. Nếu bệnh nhân tiến hành chụp MRI sẽ cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng viêm hay rách gân khớp vai và chụp X quang sẽ cho phép xem các “gai” xương ở mỏm cùng vai.

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng phần sụn bao bọc giữa các đầu xương tạo nên khớp vai đã bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh thường gặp phải những cơn đau nhức, cứng khớp, hạn chế khả năng cử động của khu vực cánh tay.

Khi khớp vai bị thoái hóa sẽ rất dễ gây ra tình trạng khô chất dịch trong khớp. Đồng thời, khớp vai thường xuyên bị sưng, đau, nóng đỏ. Phần sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch cũng bị tổn thương nghiêm trọng khi mắc phải căn bệnh này.

Hầu hết những bệnh nhân mắc phải bệnh thoái hóa khớp vai là người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này đang dần tấn công những đối tượng trẻ tuổi. Bệnh đã trở nên phổ biến ở những người thường xuyên làm việc nặng, nhân viên văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chính khiến người bệnh bị thoái hóa khớp vai như:

  • Tuổi tác: Ở độ tuổi càng cao, người bệnh thường dễ đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn. Càng cao tuổi, mức độ thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh. Đây là quá trình thoái hóa tự nhiên mà ai cũng gặp phải.
  • Nghề nghiệp: Những người phải thường xuyên làm những công việc nặng nhọc phải sử dụng đến cánh tay để mang vác. Với những động tác tay thường xuyên lặp lại, người bệnh sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai.
  • Một số chấn thương: Các chấn thương do va đập mạnh, té ngã, tai nạn,… có thể khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp vai. Tốc độ thoái hóa sẽ diễn ra nhanh chóng, lực vai giảm rõ rệt và độ bền chắc của xương khớp cũng trở nên lỏng lẻo hơn.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai còn do một số yếu tố khác như  yếu tố di truyền, dị tật vai bẩm sinh, mắc một số bệnh xương khớp vùng vai, vận động hoặc chơi thể thao sai tư thế,…

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai đều rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng đau nhức thông thường. Chính điều này đã khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn. Cụ thể các triệu chứng thoái hóa khớp vai như sau:

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp vai

  • Đau nhức: Triệu chứng này xuất hiện xuyên suốt quá trình mắc bệnh thoái hóa khớp vai. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, cơn đau chỉ thoáng qua, người bệnh rất ít để  ý đến. Về sau, cơn đau tăng dần theo thời theo thời gian. Người bệnh sẽ bị đau nhiều về đêm và sáng ngủ dậy.
  • Sưng, đỏ: Khớp vai bị viêm có dấu hiệu sưng đỏ. Người bệnh dùng tay ấn mạnh cơn đau sẽ càng tăng dữ dội. Tình trạng sưng có thể gây ảnh hưởng đến sau gáy và các ngón tay.
  • Hạn chế vận động: Việc vận động khớp vai đối với bệnh nhân là điều khó khăn. Người bệnh không thể xoay khớp vai hoặc đưa cánh tay lên xuống, ra sau. Thao tác cầm nắm các vật cũng trở nên bị hạn chế.
  • Tê tay, lực cánh tay yếu: Cánh tay bị tê nhức, mất cảm giác. Đồng thời, lực cánh tay cũng yếu dần. Người bệnh không thể hoạt động cánh tay trong khoảng thời gian ngắn.

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp vai

Thực tế, có rất nhiều người chủ quan khi nhận thấy triệu chứng đau nhức ở khớp vai. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp vai thì người bệnh cần phải hết sức thận trọng. Thoái hóa khớp vai có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Biến dạng khớp vai: Phần khớp vai có dấu hiệu biến dạng dần. Cơ bắp có dấu hiệu bị teo, co rút lại. Đồng thời, mỏm vai nhô cao hơn bình thường.
  • Bại liệt cánh tay: Trường hợp nặng, người bệnh rất dễ bị liệt cánh tay. Phần khớp vai cứng dần và không thể vận động được.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp: Tình trạng thoái hóa diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm xương khớp. Lúc này, xương khớp vai rất dễ bị nhiễm khuẩn, đau đớn vô cùng.
  • Viêm bao hoạt dịch: Thoái hóa khớp vai có thể khiến cho chất dịch ở khớp bị khô và gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch.
  • Ung thư xương: Biến chứng này sẽ xảy ra nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị kịp thời. Lâu dần, độ viêm của xương khớp vai diễn ra thường xuyên hơn. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị ung thư xương và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

7 cách chữa thoái hóa khớp vai tốt nhất

Với căn bệnh thoái hóa khớp vai, việc tiến hành điều trị bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp tiến hành chữa thoái hóa khớp vai như dùng thuốc Tây y và Đông y, phẫu thuật,… Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu kỹ để có thể cân nhắc áp dụng phương pháp phù hợp nhất cho bản thân mình. Dưới đây là 6 cách điều trị thoái hóa khớp vai cùng với các ưu, nhược điểm của từng phương pháp, người bệnh có thể tham khảo.

1/ Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc tây y

Để tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc tây, người bệnh cần phải sớm tiến hành thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Thông thường, phương pháp sử dụng thuốc tây chỉ áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai ở mức độ nhẹ.

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh thoái hóa khớp vai

– Một số loại thuốc Tây được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp vai:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, acetaminophen (Tylenol…), ibuprofen (Advil…) hoặc naproxen (Aleve…). Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc sử dụng acetaminophen,…
  • Thuốc giãn cơ: Diazepam (Valium) hoặc cyclobenzaprine (Flexeril) 
  • Thuốc trấn tĩnh thần kinh: Gabapentin (Neurontin…), vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).
  • Thuốc tiêm: Hydrocortison acetate, depoMedrol (Methyl prednisolon acetate), diprospan (betamethasone dipropionate),…
  • Thuốc bôi: Voltaren Emugel, profenid gel, gelden,…

– Một số ưu điểm và nhược điểm của thuốc Tây y:

+ Ưu điểm:

  • Hiệu quả giảm đau, kháng viêm rõ rệt. Bệnh nhân chỉ cần uống thuốc trong một khoảng thời gian rất ngắn cơn đau sẽ được làm dịu đi.
  • Tiện lợi trong việc sử dụng thuốc.

+ Nhược điểm:

  • Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, rất khó theo đuổi lâu dài.
  • Chỉ được áp dụng cho những đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp vai ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Việc sử dụng thuốc Tây y chứa nhiều kháng sinh, giảm đau sẽ để lại những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận và dạ dày, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể…
  • Thuốc Tây y chỉ điều trị triệu chứng, không đi sâu điều trị căn nguyên gây ra bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và dần trở nên nặng và khó điều trị hơn. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, ngưng dùng thuốc sẽ cảm thấy đau nhức, viêm sưng trở lại.

2/ Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc đông y

Khác với Tây y, Đông y tiến hành điều trị bệnh thoái hóa khớp vai căn cứ vào các căn nguyên gây ra bệnh, tức là yếu tố bên trong. Các bài thuốc Đông y hướng tới việc điều trị bệnh tận gốc cho người bệnh, vừa giúp chữa trị bệnh, vừa tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân.

– 2 bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai bằng Đông Y:

+ Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Tơ hồng xanh, gối hạc, dây đau xương, phòng phong, xuyên quy. Ngoài ra còn một số loại thảo dược quý khác như ngưu tất, đỗ trọng, vương cốt đằng, cẩu tích, độc hoạt, hy thiêm, thạch cao, chi mẫu,…
  • Công dụng: Giảm đau, nuôi dưỡng sụn khớp, tái tạo tế bào khớp vai, sản sinh dịch khớp để khớp vai hoạt động trơn tru. Khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc,…
  • Cách làm: Dùng mỗi thành phần trên một ít rồi đem sắc với nước. Uống hàng ngày, mỗi ngày 3 bát. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn.

+ Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Độc hoạt, khương hoạt, phòng phong, bạch truật, đương quy, bạch linh, xuyên khung, ngưu tất. Mỗi thứ khoảng 12g.
  • Công dụng: Giúp giảm sưng ở khớp vai.
  • Cách làm: Cho mỗi thứ đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc. Đem sắc cho đến khi nước đặc thì tắt bếp. Rót nước ra bát để uống. Thực hiện cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai bằng thuốc đông y này mỗi ngày một thang, sử dụng đều đặn.

Chữa bệnh thoái hóa khớp vai bằng thuốc Đông y

– Một số ưu điểm và nhược điểm của thuốc Đông y:

+ Ưu điểm:

  • Thuốc Đông y được chiết xuất từ các loại thảo dược từ thiên nhiên nên không gây ra tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị hơn nhiều so với các phương pháp khác.

+ Nhược điểm:

  • Liệu trình điều trị bệnh thoái hóa khớp vai lâu dài mang tính suốt đời.
  • Mất nhiều thời gian để sắc thuốc uống và mất nhiều ngày để chờ đợi kết quả. Hiện nay nhiều các bài thuốc Đông y đã được bào chế thành dạng viên hoặc sắc sẵn đóng túi, giúp người bệnh khắc phục được phần nào hạn chế của thuốc cổ truyền.
  • Phải mất một thời gian dài bệnh tình mới có dấu hiệu thuyên giảm. Phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm với những trường hợp thoái hóa khớp vai ở mức độ nặng.

3/ Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc nam

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng các loại cỏ cây, hoa lá để chữa trị bệnh thoái hóa khớp vai. Đây là những nguyên liệu khá an toàn và rất dễ tìm kiếm. Do đó, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng phương pháp này mà không lo tốn kém quá nhiều chi phí.

– Một số bài thuốc Nam được áp dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp vai:

+ Bài thuốc 1: Cây ngải cứu

  • Sử dụng uống: Đem lá ngải cứu rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng mật ong vào, quậy lên cho mật ong tan đều và uống 2 lần trong ngày.
  • Chườm lên vai: Lấy một nắm ngải cứu đem rang với muối cho thật nóng. Sau đó bọc hỗn hợp này trong một cái khăn có độ dày vừa phải, đắp lên khớp vai trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối khoảng 20 phút.

Sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh thoái hóa khớp vai

+ Bài thuốc 2: Lá lốt

  • Sử dụng uống: Chuẩn bị 30g lá lốt, 30g rễ vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước. Sơ chế sạch sẽ và sao vàng các nguyên liệu này, sắc cùng 500ml nước. Khi nào nước cạn còn 200ml thì chia làm 3 lần uống sau ba bữa cơm khoảng 30 phút.
  • Chườm lên vai: Đem lá lốt rửa sạch và giã nhuyễn với một ít muối. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng khớp vai bị thoái hóa khoảng 30 phút.

– Một số ưu điểm và nhược điểm của thuốc Nam:

+ Ưu điểm:

  • Sử dụng các loại thảo mộc quen thuộc có trong nước được chế biến ở dạng tươi hoặc phơi khô sắc uống, rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
  • Với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, thuốc Nam có thể làm giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu ở khớp vai, kích thích lưu thông khí  huyết, tăng tuần hoàn máu, kháng viêm,…
  • Tiết kiệm được khá nhiều chi phí điều trị vì các loại thảo dược rất dễ tìm thấy ở xung quanh nhà.

+ Nhược điểm:

  • Điều trị bệnh trong một thời gian dài. Trường hợp những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng không thể áp dụng được phương pháp này.
  • Các bài thuốc Nam chỉ tác động bên ngoài, không thể đi sâu điều trị tận gốc căn nguyên bệnh nên không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có thể làm dịu phần nào cơn đau.

4/ Chữa thoái hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu

Song song với quá trình sử dụng thuốc, phương pháp áp dụng vật lý trị liệu cũng có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp vai hiệu quả.

– Các phương pháp trị liệu cho người thoái hóa khớp vai:

  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng (túi nước nóng, muối rang, cám rang, ngải cứu, lá lốt nướng nóng), hồng ngoại, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng.
  • Điện trị liệu: Sử dụng sóng ngắn, dòng xung điện, dòng Gavanic và Faradic để kích thích thần kinh cơ và hỗ trợ việc đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương tốt hơn.
  • Một số phương pháp khác như laser, siêu âm, kéo giãn cột sống, bài tập vận động,…

Bài tập vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp vai

– Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu:

+ Ưu điểm:

  • Giảm nhanh các cơn đau nhức, khó chịu ở khớp vai
  • Giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Kết hợp với một số phương pháp điều trị khác mang lại hiệu quả vượt trội.

+ Nhược điểm:

  • Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp vai. Một số người bệnh ở mức độ nhẹ có thể khỏi, nhưng đa phần cơn đau sẽ nhanh chóng tái phát sau đó.
  • Dưới tác dụng một số thiết bị điều trị, sức khỏe của người bệnh sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định.

5/ Chữa thoái hóa khớp vai bằng cách châm cứu, bấm huyệt

Để tiến hành phương pháp châm cứu, bấm huyệt thành công, kỹ thuật viên thực hiện hoặc thầy thuốc cần phải xác định đúng các huyệt đạo. Việc làm này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Nếu xác định đúng, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, nếu xác định sai sẽ rất dễ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn.

Bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa khớp vai

– Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp châm cứu, bấm huyệt:

+ Ưu điểm:

  • Tác dụng giải tỏa thần kinh, giảm đau nhức,kích thích quá trình lưu thông máu, tăng cường phục hồi tổn thương, tăng cường sức đề kháng…
  • Hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp nói chung và chữa thoái hóa khớp vai nói riêng.

+ Nhược điểm:

  • Đây chỉ là cách trị thoái hóa khớp vai tạm thời, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
  • Bệnh nhân phải mất nhiều thời gian để tiến hành châm cứu nhiều lần.

6/ Phẫu thuật khớp vai

Phương pháp này chỉ được tiến hành áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai ở mức độ nặng mà sử dụng thuốc Tây vẫn không khỏi, người bị đau nhức khớp vai đang gặp phải biến chứng. Hiện tại, phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện lớn trên cả nước.

Phẫu thuật chữa bệnh thoái hóa khớp vai

– Một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phẫu thuật:

+ Ưu điểm:

  • Áp dụng được cho những đối tượng chữa trị bằng các phương pháp khác nhưng bệnh tình vẫn không khỏi.
  • Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng giúp người bệnh có thể vận động khớp và và sinh hoạt bình thường.
  • Hiện nay, y học hiện đại đã thành công trong việc khâu gân chóp xoay bằng biện pháp nội soi. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, ít sang chấn, ít tái phát.

+ Nhược điểm:

  • Chi phí cho một ca phẫu thuật khá tốn kém, không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được.
  • Mọi sự can thiệp vào khớp vai bằng phương pháp phẫu thuật sẽ luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như hôn mê, viêm tắc mạch máu, cứng khớp, mất khả năng vận động của khớp,…

7/ Các bài tập chữa thoái hóa khớp vai

Người bệnh không nên bỏ qua các bài tập chữa trị bệnh thoái hóa khớp vai. Những bài tập này sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh trong việc điều trị. Không chỉ giúp linh hoạt khớp vai, nếu người bệnh thực hiện kiên trì, tình trạng đau nhức khớp vai cũng sẽ nhanh chóng khỏi.

Bài tập 1:

  • Người bệnh tiến hành nằm sấp trên giường.
  • Đồng thời để cánh tay trái ngang tầm vai và khuỷu tay gập thành góc 90 độ với thân mình, bàn tay hướng xuống đất. Bạn hãy giữ khuỷu tay gập ở tư thế này.
  • Tiếp đến, từ từ nâng tay trái lên đến khi ngang tầm vai thì hãy dừng lại và từ từ thả tay xuống vị trí ban đầu.
  • Người bệnh hãy thực hiện động tác này đến khi cảm thấy mỏi tay thì chuyển sang tay phải.

Bài tập 2:

  • Bệnh nhân tiến hành nằm nghiêng người về phía bên phải rồi để cánh tay trái dọc theo phần cơ thể.
  • Sau đó gập khuỷu tay một góc 90 độ ngang với cơ thể và để nguyên cẳng tay phải lên sà.
  • Tiếp theo, bạn hãy xoay vai phải để nâng cẳng tay về phía trước ngực của mình và từ từ hạ cẳng tay xuống.
  • Bạn có thể lặp lại động tác này đến khi mỏi tay. Đồng thời tiến hành làm với cánh tay còn lại.

Một số bài tập chữa thoái hóa khớp vai

– Một số ưu điểm và nhược điểm của bài tập chữa thoái hóa khớp vai:

+ Ưu điểm:

  • Hỗ trợ tốt cho người bệnh trong việc phục hồi sức khỏe.
  • Tạo độ linh hoạt cho khớp vai, giúp người bệnh thích ứng dần với các hoạt động của vai.

+ Nhược điểm:

  • Tình trạng bệnh sẽ nặng hơn nếu người bệnh không áp dụng đúng các phương pháp chữa trị.
  • Nếu ngừng thực hiện các bài tập trong quá trình điều trị bệnh, khớp vai sẽ nhanh chóng bị cứng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc điều trị thoái hóa khớp vai. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết. Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

BTV THU TRANG

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:50 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger