Tê Bì Chân Tay được điều trị KHỎI nếu hiểu đúng bệnh

Tê bì chân tay là một hội chứng phổ biến trong các bệnh thần kinh. Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh tê bì chân tay và căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, công việc, học tập và sinh hoạt của người bệnh.

Tê bì chân tay có thể hết ngay hoặc kéo dài trong một thời gian nhất định khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Với một số trường hợp khi bị tê bì chân tay, người bệnh hay ngồi lâu, nghỉ ngơi, xoa bóp thì bệnh dần biến mất. Điều đó dẫn đến việc mọi người nghĩ đây là căn bệnh thông thường, không có gì nguy hiểm và đáng lo ngại. Nhưng theo nghiên cứu, tê bì chân tay cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, có biểu hiện rất đa dạng và có thể gây ra nhiều biến chứng ngôn lường như bại liệt vĩnh viễn.

Bệnh tê bì chân tay
Tê bì chân tay là bệnh phổ biến, không quá nguy hiểm nhưng cần được chữa trị kịp thời để tránh di chứng

Chính vì vậy, bạn hãy nắm thật rõ những vấn đề cũng như cách chữa trị hợp lý tê bì chân mà các bác sĩ tư vấn dưới đây nhé!

Tê bì chân tay là gì?

“Bì” là da, “tê bì” là cảm giác tê ngoài da, mà cụ thể ở đây là tê vùng da ở chân tay. Tê bì chân tay làm rối loạn cảm giác một phần cơ thể, thường xảy ra ở các đầu ngón tay, cánh tay, bàn chân và các ngón chân.

Tình trạng tê bì chân tay xuất hiện do những tổn thường ở dây thần kinh vận động. Ban đầu, người bệnh có cảm giác tê chân tay như bị kiến bò hay kim chích vào da. Nếu tình trạng này kéo dài và không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng như yếu liệt cơ và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động.

Dấu hiệu nhận biết tê bì chân tay

  • Biểu hiện ban đầu của bệnh là các đầu ngón tay, ngón chân bị tê, có cảm giác như bị kim châm hay đôi khi chuột rút khá khó chịu. Mức độ tê đau ngày càng tăng lên, dần dần lan đến đau buốt nhiều dọc cả cánh tay. Khi cầm nắm đồ vật không chắc, khó khăn trong việc đi lại thì bạn phải cẩn trọng rằng có thể tê bì chân tay đã chuyển sang tình trạng nặng hơn.
  • Tình trạng tê, đau như trên cũng xảy ra ở các ngón chân, bàn chân, cổ tay, chạy lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi và eo,…
  • Nếu người bệnh mắc các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh,…

Nếu người bệnh nhận thấy có các dấu hiệu trên thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám bệnh để có kết quả rõ ràng và có cách điều trị hợp lý.

Những nguyên nhân chính gây ra tê bì chân tay

Theo nghiên cứu cho thấy, tê bì chân tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đó có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là do các bệnh lý gây ra. Người bệnh không nên chủ quan nghĩ rằng đơn giản bởi tê bì chân tay có thể đi từ các bệnh thông thường dễ chữa đến các bệnh phức tạp gây biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân bệnh mà các bác sĩ chỉ ra dưới đây:

#Tê bì chân tay sinh lý

Tê bì chân tay sinh lý sẽ không nguy hiểm nên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Nếu gặp trường hợp này chỉ cần nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt là khỏi. Hãy xem các nguyên nhân của tê bì chân tay sinh lý theo những điều sau đây:

  • Đây là tình trạng thường diễn ra với những người ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài hay ngồi xe nhiều giờ, rung lắc người thường xuyên,…. Lúc này máu sẽ không được lưu thông xuyên suốt, nên dẫn đến tình trạng các mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép gây tê bì chân tay
  • Tê bì chân tay cũng xảy ra khi thời tiết thay đổi hay khi trời chuyển lạnh. Những người có cơ địa yếu hay sức đề kháng yếu thường dễ bị tác động khi gặp thời tiết này. Khi ấy chân tay tê bì do khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác.
  • Một số trường hợp khác dẫn đến tê bì chân tay có thể do gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

#Tê bì chân tay do bệnh lý

Tê bì chân tay do bệnh lý không còn đơn giản như tê bì chân tay do sinh lý nữa, nó là triệu triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh và mạch máu. Tê bì chân tay do bệnh lý có thể bị gây ra từ những bệnh lý rất nguy hiểm như sau:

  • Thoái hóa đốt sống: đây là bệnh mà các đốt sống ở cổ và thắt lưng bị thoái hóa, nhân nhầy trong đĩa đệm bị lồi ra hay còn gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp này, các dây thần kinh cổ và dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra các cơn đau và tê bì dọc xuống cánh tay, bàn tay và các đầu ngón tay. Đồng thời, cơ đau cũng lan xuống hông, dọc xuống đùi sau, bắp chân sau, bàn chân, gây tê bì dọc từ bắp chân xuống bàn chân.
  • Thoái hóa khớp: khi các khớp gối, háng, khủy tay bị thoái hóa thì các xương chân, tay yếu dần, cơ ở chân tay cũng teo dần khả năng chịu lực kém. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này, người bệnh dễ bị đau mỏi tê chân tay.
Tê bì chân tay do bệnh thoái hóa khớp
Tê bì chân tay bệnh lý có thể do thoái hóa đốt sống cổ, thoát hóa khớp, xơ vữa động mạch, thiếu vitamin
  • Rối loạn chuyển hóa: viêm dây thần kinh ngoại vi do bệnh đái tháo đường cũng gây ra tê bì chân tay. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh béo phì, rối loạn các cơ quan mô liên kết, mất cân bằng hormore.
  • Xơ vữa động mạch: tê bì chân tay là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh xơ vữa động mạch. Các ngón tay, ngón chân và nặng hơn cả cánh tay, thậm chí đầu cũng bị tê ran, khó chịu
  • Thiếu các vitamin: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay chân. Các vitamin như B1, B6, B12, vitamin E hay các chất như axit folic, canxi, kali đều là các vitamin cần thiết đối với chức năng của hệ thần kinh. Khi thiếu các vitamin này sẽ gây viêm dây thần kinh ngoại, phù nề dẫn đến tê bì chân tay.
  • Nhiễm độc: Khi cơ thể nhiễm các độc tố như chì, thủy ngân, arsen,…một số chất thải trong công nghiệp sẽ có biểu hiện tê bì chân tay. Ngoài ra ngộ rượu cũng làm tê bì chân tay, giảm khả năng của não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

Tê bì chân tay do bệnh lý rất nguy hiểm và nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng đáng tiếc. Vì vậy khi gặp các vấn đề nói trên, người bệnh cần có biện pháp chữa trị đúng lúc để không phải để hối tiếc.

Điều trị tê bì chân tay theo từng trường hợp:

Tê bì chân tay không phải là một bệnh lý hiếm gặp nhưng tê bì chân tay lại có ảnh hưởng lớn tới khả năng của các hoạt động. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng không biết làm sao để điều trị căn bệnh này cho đúng cách và an toàn. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp bệnh viện 115 sẽ hướng dẫn bạn phương pháp điều trị như sau:

#Trường hợp tê bì chân tay sinh lý

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Nếu chẳng may bị tê bì chân tây, bạn không nên ngồi yên một chỗ, thay vào đó hãy tập luyện thể dục thường xuyên, đặc biệt là những bài tập có liên quan đến chân tay nhiều. Các bài tập điển hình như yoga, dưỡng sinh, hay đi bộ 30 phút vào buổi sáng mỗi ngày.
  • Hạn chế đứng hay ngồi một chỗ: Đặc biệt là những người làm việc văn phòng. Sau mỗi 1-2 tiếng ngồi làm việc thì nên đứng lên vận động nhẹ, vươn vai khoảng 10 – 15 phút để các cơ, khớp thư giãn. Không nên ngồi xổm hay cúi xuống nhấc vật nặng sai tư thế cũng không nên đi giày dép chật, luôn giữ ấm chân tay mỗi khi thời tiết lạnh. Đồng thời, bạn cũng không nên quá lo lắng, cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Tuyệt đối không bỏ bữa sáng và ngủ đúng giờ đủ giấc. Tránh sử dụng các loại thức ăn có chứa quá nhiều cholesterol, các loại chất kích thích như rượu bia thuốc lá vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là những vitamin có lợi cho máu như B1, B2, B6, B12… giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ và khôi phục dần những tổn thương ở hệ thần kinh, làm giảm các biến chứng thần kinh gây tê bì chân tay.

#Trường hợp tê bì chân tay bệnh lý

  • Sử dụng thuốc: Nếu tê bì chân tay bị gây ra bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm gây chèn các rễ dây thần kinh thì người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc đặc trị thường là thước chống viêm, thuốc giảm đau phù hợp với từng loại bệnh để tăng tỉ lệ điều trị đứt điểm. Ngoài ra người bệnh cũng nên tăng cường lượng vitamin B và thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Thuốc chữa tê bì chân tay
Điều trị tê bì chân tay có thể sử dụng thuốc, trường hợp nặng phải phẫu thuật và mọi số người cũng áp dụng dùng thuốc đông y
  • Phẫu thuật: Một số trường hợp, khi tê bì chân tay đã đến mức độ nặng, mà điều trị bằng thuốc hay các phương pháp hỗ trợ nhưng không hiệu quả cũng như bệnh có xu hướng chuyển nặng thì người ta phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh trong ống cổ tay để làm tình trạng đau cơ và tê nhức. Đây là phương pháp nghe có vẻ phức tạp nhưng lại khá đơn giản. Khi thực hiện, chỉ cần gây tê tại chỗ, sau phẫu thuật cũng không cần nằm viện và bệnh nhân hầu như khỏi hẳn.
  • Thuốc Đông y: Ngoài ra, hiện nay người ta vẫn rất ưa dùng phương pháp đông y. Theo Đông y thì tê bì chân tay là do cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu khi gặp phong hàn, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh và làm xuất hiện cảm giác đau buốt, tê bì ở các chi. Các bài thuốc đông y điều trị tê bì chân tay thường có các thành phần như: bạch truật, quế chi, qui đầu, mộc tra, kỉ tử, bạch thược,… và được sắc uống theo thang. Người ta tin dùng phương pháp này vì nó điều trị tận gốc và cũng khắc phục được những khuyết điểm của thuốc tây y.

Một số lưu ý với người bệnh tê bì chân tay

Ngoài những cách điều trị bằng các phương pháp trên thì khi bị tê bì chân tay, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Có chế độ nghỉ ngơi đúng cách, làm việc phù hợp, vận động hợp lý, không ngồi đứng trong một tư thế quá lâu
  • Không tự tiện dùng thuốc khi không có sự đồng ý hay chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý với người bệnh khi bị tê bì chân tay
Khi bị tê bì chân tay nên ăn nhiều rau của quả và sữa,… tránh uống rượu bia
  • Ăn uống theo chế độ hợp lý như bổ sung những thực phẩm mang tính kiềm như chuối, nho, rau cải, dưa chuột, sữa bò, đậu, rong biển,… Những thực phẩm giàu vitamin D, K như cá, lòng đỏ trứng, rau quả, ngũ cốc,… Nên bổ sung sữa vào thực đơn mỗi ngày vì trong lượng canxi dồi dào tốt cho quá trình cấu tạo xương và chống loãng xương. Dùng thêm chè xanh vì chất flavonoi chống oxi hóa và thiếu hụt canxi.
  • Bên cạnh đó cũng lưu ý không sử dụng những thực phẩm có tính axit cao: bột mỳ, bánh ngọt, ngô, lạc, thịt lợn, rượu bia, ô mai,… Những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh , axit hữu cơ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại. Chú ý độ mặn của thức ăn vì nó có thể khiến cho hàm lượng canxi bị giảm sút , gây ra hiện tượng loãng xương, tê bì chân tay.

Hi vọng với những gì vừa chia sẻ, chúng tôi có thể đã giúp được mọi người một phần nào đó hiểu rõ hơn căn bệnh tê bì chân tay. Qua các phương pháp điều trị có lẽ mọi người cũng đã có cho mình những cách điều trị an toàn, đúng đắn và hợp lý. Đây là bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng không phải vì thế mà chủ quan rồi thờ ơ với nó. Hãy phòng, hãy chữa khi bệnh chưa có gì là nguy hiểm để không phải hối tiếc. Chúc mọi người luôn có được một sức khỏe dồi dào, căng tràn nhựa sống.

Mời mọi người xem thêm: Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì? điều trị như thế nào?

THIÊN LÝ

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:51 - 18/09/2021

Bình luận (15)

  1. Hạnh says: Trả lời

    Do mẹ em đã bị bệnh này từ rất lâu, nhưng điều trị không bớt, đi khám uống thuốc tây y và cũng đã điều trị đông y đều không thuyên giảm . Bác làm ơn cho em xin địa chỉ và sđt ở chỗ bác sĩ công tác với ạ, em muốn được đến khám trực tiếp để nghe lời khuyen từ bác sĩ ạ.

    1. Hoàng Anh says:

      Vợ mình cũng đang bị tê bì ngón tay giữa, nắm tay lại rất khó khăn và đau nhức. Nghe chị nhà bác mình nói là châm cứu bằng máy kết hợp với rung mỗi ngày khoảng 30′. Làm liền mấy ngày là hiệu quả ngay.

    2. Xuân says:

      địa chỉ chỗ bác sỹ Đỗ Minh Tuấn công tác đây này mọi người .
      PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG
      >>> Địa chỉ : số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
      >>> Số điện thoại : 024 6253 6649 – 0963 302 349
      >>> http://dominhduong.com/

  2. Hang cao says: Trả lời

    Em bi te chan tay kho ngoi lau mot tu the va hay bi moi khop ban chan kho cu dong khop co tieng keu hoen tuong nay say ra thuong xuyen khi em ngoi bat ky tu the nao thi chi khoang 3-5p la lien co cam giac te dai dong nhi hang ngin co kien bo len chan kem theo te chan thi sau do la hien tuong nhu la chuot rut chan cho em hoi em muon den kham va dieu trị bang bai thuoc dong y co hieu qua khong a?

  3. Thúy Pham - TPHCM says: Trả lời

    cho mình hỏi mình ở TPHCM muốn được bác sĩ khám và uống thuốc của bs thì phải đăng ký như thế nào vậy ? mình bị bệnh này 5 năm nay rồi cữ ngồi làm việc chút là chân tay bị tê bì gần như không có cảm giác . phải ngượng 1 lúc mới dần dần có cảm giác .

  4. Nguyen quan bình says: Trả lời

    Tôi muốn hỏi là chứng tê bi các ngón tay và các ngón chân có khi là ban tay hay là bàn chân xuất hiện nhưng không phải liên tục vậy thì do bệnh gì cách khắc phục va hướng chua tri thế nào

  5. says: Trả lời

    Tôi năm nay 37 tuổi rất sợ trời lạnh vì trời lạnh các ngón tay của tôi thường bị trắng bạch ra. Nhất là khi đi đường xa, cảm giác tê bì , mất cảm giác (bóp phanh xe không cảm giác). Những lúc như vậy tôi thường xoa bóp và ủ ấm thì khoảng 10 phút sau tay trở lại bình thường. Huyết áp của tôi đc coi là thấp thường đo được ở mức 95/55. Vậy xin hỏi Bs tôi bị bệnh gì và cách chữa trị thế nào ạ?

  6. Nguyễn Đình Thi says: Trả lời

    Tôi năm nay 65 tuổi (nam giới) khoảng 3 năm gần đây tôi đi xe máy thường hay bị tê bàn tay khó giữ được tay ga, này ở bên chân phải gần mu bàn chân cũng bị tê bì tôi đã dùng các thuốc xoa bóp nhưng không có hiệu quả,tôi có bệnh cao huyến áp hơn 10 năm vẫn thường xuyên uống thuốc đều mỗi ngày 1 viên Nifedipin 20 mg xin BS cho biết cách chữa trị như thế nào ?

  7. Trần xuân dung says: Trả lời

    Tôi tập tạ, toi ngu nữa đêm. Thay te chan tay,có phải do tập nặng không,và ảnh hưởng đến mắt nữa

  8. Hưởng says: Trả lời

    Chi phí khám chữa ơe đó ntn hả bác, cảm ơn bác

  9. Hồng says: Trả lời

    ở đó phí khám thì không mất chỉ có nếu mình mua thuốc thì như tôi là 2,4 triệu / thang thôi , tô thấy như vậy chi phí trên 1 tháng điều trị như vậy cũng hợp lý .
    chứ trước tôi chữa thuốc tây ở bệnh viện họ cứ bán thuốc theo tuần bình thường cứ 1 tuần là hết hơn 800 nghìn rồi mà uống mãi mà không đỡ hơn .
    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  10. vũ thanh hằng says: Trả lời

    gần đây cháu hay bị tê đầu ngón tay, lúc trước thời gian xảy ra ngắn. nhưng bây giờ tê tay kéo dài và chân cũng có hiện tượng tê nhẹ. cháu thấy lo lắng về điều này :(( có ai biết nguyên nhân và cháu có thể khám ở đâu k ạ

  11. Lê Thị Bích Hoa says: Trả lời

    Tê nhức toàn bộ tay chân, đau vai gáy thường xuyên kéo dài, giờ đi khám chỗ nào hiệu quả nhất ??? Tôi đang ở đà lạt

  12. Nguyễn Thị Hiêú says: Trả lời

    Tôi bị tai biến, sau đó hiện tượng tê bì chân tay xuất hiện. Vậy bs tư vấn giúp điều trị như thế nào để đạt được kết quả. Cảm ơn bs ạ !

  13. tran bich lieu says: Trả lời

    chan trai mih bi te va nhu co bi chay dien chay ran ran va hay bi chuot rut ngon chan,co cach nao tri xin chi giup dum ,xin cam on

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger