Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp RÕ RÀNG và CHI TIẾT

Đau nhức khớp, khớp bị sưng to, cứng khớp, tê tay,… tại các vị trí khớp đối xứng nhau trên cơ thể (đầu gối, cổ tay, bàn ngón chân và bàn ngón tay) là triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Sớm nhận biết những triệu chứng này, người bệnh có thể kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sự nguy hiểm của bệnh là hàng loạt các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra như teo cơ, liệt cơ, biến dạng khớp, tàn tật,… Bên cạnh đó, người bệnh cần biết rằng, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và khiến người bệnh mắc phải một số căn bệnh ung thư như phổi, bạch cầu,…

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. 9 triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp
    1.1/ Đau khớp
    1.2/ Cứng khớp
    1.3/ Sưng khớp
    1.4/ Nóng da
    1.5/ Đỏ da
    1.6/ Xuất hiện các “nốt thấp”
    1.7/ Khàn giọng, đau mắt
    1.8/ Suy nhược cơ thể
    1.9/ Tàn phế, tim mạch
  2. 2 giai đoạn phát triển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
  3. Những cách phòng tránh viêm đa khớp dạng thấp

9 triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến cho bệnh nhân phải đối diện với nguy cơ tàn phế suốt đời. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đã có xu hướng trẻ hóa và phụ nữ là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất.

Việc nắm được những dấu hiệu bệnh viêm đa khớp dạng thấp giúp người bệnh có thể dễ dàng phát hiện được bệnh sớm, giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Thông thường, khi mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

1/ Đau khớp

Sưng đau các khớp là một trong những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. Khi bệnh nhân mắc phải bệnh viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh sẽ có dấu hiệu bị tổn thương, sưng đau ở các khớp. Cụ thể tình trạng sưng khớp có thể gây tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên. Điều này tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và hoạt động của bệnh nhân trong quá trình bệnh.

Đau khớp - Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi chúng ta càng hoạt động mạnh thì những biểu hiện sưng phù càng rõ rệt. Thông thường, hiện tượng sưng đau sẽ xảy ra ở các khớp có tính đối xứng và một số khớp nhỏ. Cụ thể là ở hai tay (từ khuỷu tay xuống bàn tay) và ở hai chân (từ đầu gối xuống bàn chân). Cơn đau thường có dấu hiệu lan rộng sang các khớp khác, nhất là ở một số khớp đối xứng.

Người bệnh có thể dễ dàng quan sát thấy hiện tượng sưng đau vì các khớp bị viêm có dấu hiệu nóng đỏ hơn các vùng da khác. Thông thường, hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn. Do vậy mà dẫn đến hiện tượng sưng đau ở các khớp bị viêm gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong vận động của bệnh nhân.

2/ Cứng khớp

Khi bị viêm đa khớp dạng thấp bệnh nhân thường bị cứng khớp, gây ra nhiều hạn chế trong vận động các khớp. Biểu hiện này thường rõ ràng nhất vào buổi sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy. Thông thường, hiện tượng khớp sẽ bị cứng trong khoảng 1 giờ rồi sau đó tự động mềm ra. Có lẽ nhiều bệnh nhân sẽ nhầm lẫn biểu hiện này với các bệnh xương khớp khác nhưng bạn cần phải phân biệt rõ ràng. Vì thông thường hiện tượng cứng khớp xảy ra bởi các nguyên nhân khác chỉ kéo dài trong khoảng 30 phút.

3/ Sưng khớp

Sưng khớp - Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp sẽ nhanh chóng khiến cho các chất dịch tích tụ ở khớp. Một thời gian sau, các chất dịch này sẽ nhanh chóng khiến cho khớp bị sưng phù lên. Tình trạng sưng khớp sẽ khiến cho các mô viêm nhanh chóng tác động lên dây thần kinh cảm ứng đau ở dưới da. Chính điều này đã khiến cho bàn tay và bàn chân của người bệnh liên tục có cảm giác bị tê buốt. Nhất là tình trạng ngứa da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Bên cạnh những triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp điển hình nêu trên, khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này còn gặp phải rất nhiều dấu hiệu toàn thân và ngoài khớp khác. Cụ thể, người bệnh sẽ rất dễ mắc phải một số dấu hiệu như sau:

4/ Nóng da

Thông thường, tại vùng da vị viêm khớp dạng thấp sẽ có dấu hiệu bị nóng, ấm hơn so với các vùng da khác. Nhất là khi bệnh nhân bị đau nhức ở xương khớp, tình trạng nóng ở da ngày càng tăng. Người bệnh có cảm giác rất khó chịu, đồng thời kèm theo đó là triệu chứng sốt.

5/ Đỏ da

Nếu dùng mắt thường quan sát, bạn sẽ thấy tại vùng da bị viêm thường có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh. Đặc biệt là các vị trí như trên ngón tay, xung quanh móng tay, ngón chân. Triệu chứng này cho thấy các mạch máu đang có dấu hiệu bị viêm.

6/ Xuất hiện các “nốt thấp”

Khi bị viêm khớp dạng thấp người bệnh sẽ dễ nhận thấy trên bề mặt da của các khớp bị đau xuất hiện những “nốt thấp” có thể đau hoặc không đau. Những nốt này có đường kính trung bình từ 5mm đến 20mm. Chúng thường xuất hiện ở một số vị trí như khuỷu tay và có thể gây đau đớn cho người bệnh.

Xuất hiện các nốt ở khớp tay

Các “nốt thấp” thường xuất hiện lồi lõm ở trên bề mặt da, tại các vị trí xương. Nếu dùng mắt quan sát, chúng ta sẽ nhanh chóng thấy được sự biến dạng ở các khớp xương của người bệnh.

7/ Khàn giọng, đau mắt

Ngoài những triệu chứng trên, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến thanh quản và dẫn đến khàn giọng. Hơn nữa, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau mắt đỏ, đau mắt hoặc mắt bị khô. Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng mù mắt.

8/ Suy nhược cơ thể

Khi mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức và khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Những cơn đau làm người bệnh cảm thấy khó chịu và vô cùng đau nhức dẫn đến chán ăn. Kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy khác như: suy nhược cơ thể, mệt mỏi toàn thân. Thông thường khi bị viêm đa khớp dạng thấp bệnh nhân thường sợ gió lạnh và rất hay bị sốt khi thời tiết thay đổi.

9/ Tàn phế, tim mạch

Tàn phế và mắc phải căn bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Ban đầu, bệnh viêm đa khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây biến dạng khớp, tàn phế và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch,… thậm chí giảm tuổi thọ và gây tử vong cho người bệnh.

Thông tin hữu ích: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em – Không được chủ quan

2 giai đoạn phát triển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân cũng như cơ địa của mỗi người mà những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dù xuất hiện triệu chứng gì đi chăng nữa, những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp đều trải qua 2 giai đoạn phát triển của bệnh. Dưới đây là các giai đoạn bệnh viêm đa khớp dạng thấp, mọi người có thể tham khảo.

+ Giai đoạn khởi phát

Thông thường, trước khi mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh thường có một số triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi,…

Sau khi trải qua các triệu chứng này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, các dấu hiệu này khá ít ỏi, mơ hồ, thoáng qua, khiến người bệnh rất khó nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

Giai đoạn khởi phát có thể kéo dài trong vài tuần cho đến cả tháng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn toàn phát nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị kịp thời.

2 giai đoạn của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

+ Giai đoạn toàn phát

Bước sang giai đoạn toàn phát, triệu chứng bệnh xuất hiện rõ rệt hơn. Bệnh thường có dấu hiệu nặng hơn và liên tục xuất hiện, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

  • Người bệnh có dấu hiệu bị sưng, đỏ, nóng và đau nhiều khớp.
  • Các khớp trở nên khá nhạy cảm. Chỉ cần một tác động, người bệnh đã dễ dàng gặp phải các cơn đau nhức.
  • Triệu chứng viêm xuất hiện ở nhiều khớp, mang tính chất đối xứng, khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động.
  • Một số khớp như khớp háng, cột sống, vai, ức đòn,… có xuất hiện triệu chứng viêm nhưng thường muộn hơn.
  • Bệnh nhân có thể bị sốt cao trên 40 độ C, cơ thể suy nhược, cân nặng giảm sút trầm trọng.
  • Một số trường hợp bị giảm 5% thị lực và khiến cho mắt bị khô.

Ngoài những đặc điểm trên, ở giai đoạn này, viêm đa khớp dạng thấp không chỉ gây ảnh hưởng ở khớp mà còn khiến cho các cơ quan khác bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể gây ra bệnh viêm màng tim, tắc nghẽn động mạch tim, đau tim,… Theo thống kê, có khoảng 10 đến 15% số người bệnh bị tàn phế sau khoảng 10 năm mắc phải căn bệnh này.

Những cách phòng tránh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp không chỉ gặp phải ở những bệnh nhân cao tuổi mà còn rất dễ gặp phải ở những người trẻ tuổi . Tuy nhiên, không khó để có thể phòng tránh bệnh viêm đa khớp dạng thấp, chỉ cần bạn thực hiện đúng các hướng dẫn dưới đây sẽ không còn lo bệnh tấn công.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn hãy tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây để có thể cung cấp vitamin. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cụ thể như thế nào, bạn nên tham khảo thêm: Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì?

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người viêm khớp dạng thấp

  • Duy trì môi trường sống sạch sẽ

Môi trường sống quá ẩm thấp, ô nhiễm có thể khiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển và gây bệnh. Tốt nhất, bạn sẽ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, không được ở nơi có nhiệt độ lạnh. Chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

  • Kiểm soát tốt cân nặng cơ thể

Tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải để tránh tạo sức ép cho tay và chân.

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Đây là một trong những yêu cầu bạn nên thực hiện để có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Tùy thuộc vào sở thích của bản thân, bạn có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, có thể là đi bộ, bơi lội, yoga,…

  • Hạn chế tình trạng vận động nặng

Một số hoạt động nặng có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp. Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, bạn không nên mang vác các vật nặng.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu rõ được những triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường hay gặp nhất. Hy vọng từ những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc điều trị căn bệnh này một cách triệt để. Tốt nhất, nếu người bệnh nhân thấy bản thân có những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Song song với quá trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

PHƯƠNG ANH

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm đa khớp dạng thấp thông qua video sau:

→ Người bệnh nên xem:

Cập nhật lúc 12:50 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger