Triệu chứng và cách chữa trị bệnh sái quai hàm tại nhà

Đau đầu, tai, mặt, cổ, vai, tai bị ù, cứng hàm,… là những triệu chứng điển hình của bệnh sái quai hàm. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên tiến hành điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.

Triệu chứng bệnh sái quai hàm
Bệnh nhân bị sái quai hàm (Hình ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh sái quai hàm

Sái quai hàm là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Chỉ cần bạn cười to hoặc ngáp miệng rộng đã đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đây là một bệnh lý khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, nếu người bệnh càng lo lắng thì sẽ càng làm cho các cơ khớp căng cứng hơn. Đồng thời, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở hàm. Tình trạng đau, ê buốt ở hàm sẽ càng tăng khi người bệnh không kiểm soát bệnh tốt.

Do cơ khớp chưa có thời gian để thích nghi với quá trình làm việc nên hành động ngáp, cười lớn, nghiến răng sẽ khiến quai hàm chuyển động mạnh, đột ngột và dễ gây trật. Bên cạnh đó, nếu người bệnh sử dụng các loại thức ăn cứng, khó nuốt sẽ khiến cho cơ hàm rất dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh sái quai hàm, bệnh nhân cần biết để kiểm soát bệnh tốt nhất.

# Đau – mỏi vùng trước tai, tai bị ù

Một trong những dấu hiệu sớm để có thể nhận biết được triệu chứng sái quai hàm là người bệnh thường xuyên bị đau đầu, tai, mặt, cổ, vai. Kèm theo đó, tai thường xuyên bị ù và làm giảm cảm giác nghe. Một số trường hợp người bệnh sẽ không thể nghe được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận bên trong tai.

Đau tai là triệu chứng bệnh sái quai hàm
Đau tai – Triệu chứng điển hình bệnh sái quai hàm

Bên cạnh đó, đôi khi chỉ một cử động nhẹ, người bệnh đã cảm thấy những cơn đau xuất hiện, nhất là bên trong tai. Ban đầu, người bệnh chỉ đau nhẹ nhưng về sau, nếu bệnh nhân cứ tiếp tục cử động quai hàm và tai sẽ càng đau nhiều hơn.

# Cứng ở giữa cổ và quai hàm

Khi bị sái quai hàm bệnh nhân sẽ bị cứng tại nơi nối giữa cổ và quai hàm. Mọi hoạt động ở vùng cổ cũng trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy e nhức bên trong quai hàm. Vào buổi sáng thức dậy, người bệnh sẽ khó có thể xoay vùng cổ. Nếu không tiến hành xoa bóp, cổ sẽ liên tục bị cứng và khó có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

# Há miệng nghe tiếng kêu lụp cụp

Việc há miệng khi bị sái quai hàm là một điều khó khăn. Tuy nhiên, khi người bệnh há miệng sẽ dễ phát ra tiếng kêu lụp cụp. Tiếng kêu này xuất phát từ nguyên nhân do chấn động ở xương khớp dẫn đến phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm nhanh chóng trật ra khỏi vị trí ban đầu gây ra. Lúc này, khớp hàm kêu cục cục, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

Bệnh sái quai hàm phát ra tiếng kêu khi há miệng
Há miệng nghe tiếng kêu lụp cụp – Triệu chứng bệnh sái quai hàm

Trong quá trình ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ thường xuyên nghe thấy tiếng kêu lục cục này. Với tình trạng bệnh sái quai hàm ở mức độ nặng, kể cả lúc ngủ, người bệnh cũng nghe thấy tiếng kêu đó. Người bệnh khó có thể nằm nghiêng bởi cơn đau xuất hiện liên tục.

Khi bị sái quai hàm, nhiều người chủ quan tự ý hoặc nhờ người khác bẻ lại quai hàm. Điều này rất nguy hiểm vì nếu thực hiện không chính xác sẽ khiến quai hàm bị sai lệch nặng hơn. Đồng thời, đây là việc làm có thể gây khó khăn cho điều trị và đau đớn cho bệnh nhân. Thậm chí, người bệnh còn đối diện với biến chứng nguy hiểm như méo miệng, lệch hàm có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, một số người bệnh chủ quan thực hiện động tác ngáp miệng liên tục, mở miệng rộng khi bị sái quan hàm dẫn đến tình trạng: Ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được

Cách chữa trị bệnh sái quai hàm tại nhà 

Nếu chẳng may mắc bệnh sái quai hàm, người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà. Nếu không có chuyên môn, bạn sẽ làm cho bệnh sái quai hàm càng trầm trọng hơn và để lại những di chứng gây đau đớn cho người bệnh. Lúc này, việc nhanh chóng tiến hành thăm khám là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh sái quai hàm, người bệnh cần phải biết để có cách xử lý khi mắc bệnh phù hợp nhất.

1/ Vật lý trị liệu, nắn lại quai hàm

Với những bệnh nhân mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện vật lý trị liệu bằng cách nắn lại phần xương quai hàm bị lệch cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ đeo lên trên mặt bệnh nhân 1 thiết bị vật lý trị liệu. Thiết bị này có tác dụng giữ cố định phần hàm cho chúng đúng vị trí, giúp nắn lại quai hàm.

Bác sĩ nắn lại quai hàm khi bị sái quai hàm
Bác sĩ nắn, điều chỉnh quai hàm cho bệnh nhân bị lệch quai hàm ở mức độ nhẹ

Các bước thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, thuốc an thần hay thuốc giãn cơ để có thể hạn chế những cơn đau cho người bệnh trong quá trình nắn chỉnh quai hàm đã bị lệch.
  • Sau đó, bác sĩ điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân ngồi thoải mái, khớp gối và hai bàn chân chạm nhau.
  • Tiếp đến, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong hai nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng hai ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau một cách kiên trì trong một lần.
  • Nếu người bệnh đã cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng hơn, cũng có nghĩa là xương hàm đã về đúng khớp.
2/ Tiến hành phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị bệnh sái quai hàm
Phẫu thuật điều trị bệnh sái quai hàm cho bệnh nhân mắc bệnh nặng
Phương pháp tiến hành phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định cho những người mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nặng. Lúc này, việc nắn lại quai hàm đã không còn có tác dụng và người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều. Chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật để điều chỉnh lại hàm.

LỜI KHUYÊN:

Khi mắc bệnh sái quai hàm, người bệnh không nên vội vàng nắn lại quai hàm mà cần phải hết sức bình tĩnh. Việc tiến hành thăm khám bệnh sớm là rất cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây để có thể giảm bớt các triệu chứng đau đớn và giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Lập tức bỏ ngay thói quen ăn nhai nghiến răng, không được va chạm mạnh đến vùng quai hàm.
  • Không nên ngáp to hoặc cười lớn đột ngột vì sẽ rất dễ khiến cho xương quai hàm bị dãn rộng
  • Tích cực áp dụng các động tác xoa bóp vùng mặt một cách nhẹ nhàng. Các động tác xoa bóp nhẹ xung quanh hàm nhiều lần sẽ giúp quai hàm trở nên dẻo dai hơn.
  • Hãy lựa chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, tránh thực phẩm quá cứng hoặc giòn
  • Bạn cũng có thể chườm khăn tẩm nước ấm nếu gặp phải các chứng chuột rút, co cứng ở khu vực quai hàm.
  • Một lối sống lành mạnh, vui vẻ sẽ giúp bạn giảm bớt được áp lực và nhanh chóng khỏi bệnh.

Với những triệu chứng và cách chữa bệnh sái quai hàm chúng tôi vừa nêu, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong việc điều trị bệnh. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, bạn không nên tự ý điều trị bệnh mà hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Có thể bạn chưa biết : 

Nhà thuốc Dòng Họ Đỗ Minh điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Cập nhật lúc 11:02 - 25/03/2023

Bình luận (44)

  1. Nguyễn Đức Hợp says: Trả lời

    Em năm nay 19 tuổi, em bị sâu răng nặng ở bên trái nên khi ăn cơm em chỉ nhai thức ăn ở bên phải, ngoài ra thói quen khi ngủ của em là nằm nghiêng Dẫn đến bị sai hàm ở bên phải. Vừa rồi cũng rất may mắn em có bà cô trước cô ấy bị bệnh viêm khớp gối đã chữa khỏi bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh , lên bảo em đến đó điều trị hơn 2 tháng thì bệnh ổn định trở lại đấy ạ .
    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  2. phạm thị kim hưởng says: Trả lời

    em bị sái quai hàm mà không biết nguyên nhân do đâu. em không thể há miệng lớn càng không thể ăn đồ ăn được. có người nói vì em nghiến răng nên bị như vậy. em phải làm sao để không bị sái quai hàm đây bác sĩ?

    1. Khánhh Lyy says:

      Cháu cũng bị trường hợp giống cô, cô có thể cho cháu sđt hoặc địa chỉ email không ạ?

    2. Nguyễn thị ngọc says:

      Chào bác sĩ , Cháu năm nay 19 tuổi . cháu bị sái quai hàm bên phải , không thể há miệng được . bh cháu phải làm sao ạ

    3. Kiều says:

      Em bị sái quai hàm.

  3. Thuc Doan says: Trả lời

    Em không biết có bị sái quai hàm hay không . Nhưng há miệng to ngậm lại nghe tiếng cộp cộp . Em không để ý cho đến khi đi làm răng há miệng bác sỉ nghe tiếng cộp , hỏi e trước giờ có bị trật quai hàm ko , e ko biết gì luôn . Về nhà lên mạng tìm hiểu như vậy mới biết là bệnh . Em cần tư vấn và giúp đỡ ạ .

    1. Hoàng says:

      Trường hợp bạn giống mình. Hôm nay mới bị, như kiểu khớp nó va vào nhau ý. Nhai cũng khó chịu.

    2. Dương says:

      Có cách nào để chữa khỏi không ạ?

    3. Đỗ thúy lành says:

      Bình thường thì k sao.nhg ăn cái gì thì đang nhai k nhai đk và k há to để nhai được .có lúc thì n chệch luôn há to cảm giác rất khó chịu ạ

  4. phuong anh says: Trả lời

    Luc truoc moi lan ngap e ko the ngam mieng lai dc phai xoa bop hay co gang lam moi ngam lai dc nhung rat dau.gio thi ko bi vay nua nhung luc nao cung co cam giac dau 1ben ham.va moi lan ha mieng thi nghe tieng lop cop gio e phai lam sao sh

    1. Hiền says:

      Mình cũng thỉnh thoảng bị căng cứng bên hàm trái, rất đau đớn và ko thể ngậm được miệng lại. Cứ chịu đau phát khóc khoảng 10-15’ mới hết, mn có biết chỗ nào chữa dứt điểm được ko, chứ như thế khổ quá ạ!

  5. Hải says: Trả lời

    E do ăn sụn xương cứng nên 1 bên hàm đến giờ có triệu chứng đau, há miệng to là nhói 1 cái rồi đau sơ sơ đều như vậy, k biết có phải sái quai hàm k và có cách nào điều trị cho hết đau k ạ bác sỹ???

    1. Lâm says:

      vậy dễ anh bị bệnh viêm khớp thái dương hàm rồi đó anh bệnh này không điều trị để nâu viêm nặng chuyển qua thành thoát hóa là khó điều trị đó anh . trước tôi cũng bị vậy đi viện khám họ chụp fim thì ới biết bị viêm điều trị thuốc tây ở bệnh viện mãi không khỏi sau tôi điều trị bằng thuốc của dòng họ Đỗ Minh này mới khỏi được đấy , anh xem qua đó mà điều trị sớm đi
      http://chuabenhviemkhop.com/thuoc-chua-benh-viem-xuong-khop-dong-ho-do-minh.html

  6. Bảo Long says: Trả lời

    Cháu năm bảy 17 tuổi ,lúc trc cháu có ngáp khá lớn ,rồi nghe tiếng lộp cộp rồi hơi đau , giờ cũng lâu rồi cháu vẫn chưa hết cắn đồ ăn mạnh nó lại đau vs tai cháu nó nặng nặng kiểu gì ấy ạ , hiện tại cháu rất sợ và cháu mong có sự giúp đỡ tốt nhất có thể ạ ..
    cháu kh muốn phải phẫu thuật ạ 🙁
    cháu cảm ơn

    1. Nhật Anh says:

      E cũng 17 tuổi , thực ra thì không để ý cho lắm. nhưng sau lần đi chụp ảnh thẻ, mn hay bảo em là mặt bé sao bị lệch à. Nhưng e vẫn thấy bt nên k đi khám?. Giờ mn có cách nào không chỉ cho em với. Và em cũng không muốn bị phẫu thuật đâu?

  7. Trần Châu Anh says: Trả lời

    Năm nay em 11 tuổi.Lúc ăn kem em lỡ há miệng bự hơn mức cần thiết cho miệng em nên bây giờ chỉ cần cử động nhẹ cái miệng là nó cứ nhói nhói.Ai làm ơn chỉ cách giúp em với ạ,em cảm ơn nhiều.????

  8. Thạch says: Trả lời

    Cháu nhiều khi ngáp to quá thì quai hàm bị cứng đau như bị chuột rút , một lúc sau mới về vị trí cũ được. Gần đây cháu bị đau xương quai hàm trái gần tai, nhức tai, tê bì da mặt, đau vai. Cô tư vấn giúp cháu với. Cháu cảm ơn!

  9. Duyên says: Trả lời

    Thưa. Khi há miệng thì bị đau, lúc thì có tiếng rớp lúc há,còn lúc ngậm lại thì ko sao. Đó là bệh j, chữa cách nào ạ. Cháu k mún phẩu thuật ạ

  10. Hằng says: Trả lời

    Chau bi dau hàm khong há mieng duoc to ma moi khi há cho hàm lai co tieng lạch cạch cho dau day va chau di kham bac si bao còn bị lech quai hàm.xin tư van giup chau voi ạ

  11. Nguyên đoan says: Trả lời

    Chao bsi..quai ham trai e k đông điêu.luc truoc cug co thoi gian đâu nhut an k đuoc.nc cug k đuoc.ha miêng ra thi kiêu cop cop nc cug co nua.đuoc thoi gian ngân thi hêt.nhug quai ham e bây gio k cân xung..va co cam giac nhu moi moi kho chiêu lam…e thuong moi vai va cô nua..mông bsi cho e loi khuyên va cho e đia chj đê e đên đo đi kham..

  12. lehoa says: Trả lời

    Cách xử ý khi bị sái quai hàm và cách chữa trị:
    – Cách xử lý: khi bị sái quai hàm bên nào bạn dùng ngón tay cái đặt xuống phía dưới cằm (phần chỗ lõm tính từ thẳng sống mũi xuống) và lậy đi lậy lại đẩy lên theo hướng của hàm bị sái, cứ làm đi làm lại như thế sẽ đẩy được xương hàm lên đưa về vị trí cũ mà không bị đau còn dùng các biện pháp khác để cố đưa hàm về vị trí đau kinh khủng. Mình cũng đã từng bị 2 tiếng vào 11h đêm không hạ được hàm xuống và đã tìm ra biện pháp này.
    – Cách chữa trị: thường xuyên ăn đuôi lợn linh nhừ với đỗ đen sẽ đỡ và hiệu quả rất nhanh. Nhưng hơi khó ăn nên mình thường lười ăn, khi nào hay bị sái quai hàm lại phải ăn, sau nó đỡ được một thời gian thì không ăn nữa lại bị nên lại phải ăn tiếp.
    Đây là kinh nghiệm của mình với bệnh đáng sợ này mong chia sẻ để mọi người cùng cảnh ngộ tham khảo.

    1. Thủy says:

      Trời! e không tin nổi luôn ạ! e mới đọc ctm của chị, xong e làm theo, làm 5 lần há miệng to như bình thường! ôi trời! cảm ơn chị nhiều lắm ạ!

    2. Thu hiền says:

      Cảm ơn chị nhé..e đã làm theo và hết..hihi..may quá

  13. Ngọc Tiên says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ mẹ cháu bị đau quai hàm 🙁 mẹ cháu có 1 lần bị tê chân do bị sốt 🙁 lúc đấy mẹ cháu chưa phát hiện bệnh ạ 🙁 khi đến bệnh viện bác sĩ nói mẹ cháu bị đau quai hàm có mũ nên hàng sốt và kêu mẹ cháu đi hút mũ nhưng mẹ cháu hong đi và chỉ uống thuốc 🙁 vậy cho cháu hỏi bệnh này để lâu có sao hong ạ chữa trị khoản bao nhiêu tiền ạ

  14. Nguyễn Thị Tuyết says: Trả lời

    Thưa! Khi ngủ trưa dậy tôi hay bị sái quai hàm phái bên trái nhưng bị một lúc rồi tự khỏi. Có 01 lần tôi ngủ qua đêm dậy cũng bị như vậy mất một ngày thì tự khỏi. Sau 3 hôm tôi lại bị và đến giờ khoảng 12 ngày rồi chưa khỏi. Vẫn ăn, nói được nhưng không há được miệng to. Nếu cắn hai hàm răng bằng vào nhau (khu vực răng cửa) thì khẽ đau chỗ sái và cái xương hàm khu vực thẳng lỗ tai sang bị trồi ra, tôi tự lấy tay ấn vào được thì lại bình thường, nhưng sau đó lại bị luôn (giờ thì tôi thường xuyên làm như thế). Khám bác sỹ bảo bị giãn cơ hoặc giãn dây chằng một bên, nên bên nào khỏe thì bị kéo sang bên đó và không có thuốc gì. Xin hỏi liệu có giải pháp hoặc thuốc thang luyện tập gì cho khỏi hẳn không ạ?
    Xin trân trọng cảm ơn!

    1. Ngô Văn Thuấn says:

      chị tuyết bị giống tôi trước đó chị liên hệ hoặc đến nhà thuốc Của dòng họ Đỗ Minh này mà điều trị nhé chị uống thuốc và kết hợp bác sĩ hợp xoa bóp và chấm cứu dây ấn huyệt là khỏi ah . tôi điều trị ở đây 2 tháng liên tuchj khỏi đó . >>> http://dominhduong.com/

  15. Liên Trần says: Trả lời

    anh thuấn làm ơn cho tôi xin địa chỉ hoặc số điện thoại của nhà thuốc đỗ minh đường với ?

  16. Quang Huy says: Trả lời

    Cháu năm nay 13 tuổi. Có một vài lần cháu ngáp quá nhiều. Rồi nó kêu tiếng rắc một cái rồi từ đó cứ há miệng ra rồi ngậm miệng nó cứ bị tiếng kêu cộp cộp. Làm thế nào mới khỏi được đây ạ

  17. Chỉnh says: Trả lời

    Hôm trước em có ngáp to rồi tự nhiên bị đau em xoa xoa chút thì khỏi nhưng đến sáng hôm sau em thấy 1 bên hàm nhức và sưng lên khiến em k há miệng được.k biết em có bị sái quai hàm k ạ. E phải làm thế nào ạ

  18. Tươi says: Trả lời

    Cháu năm nay 17 tuổi. Gần đây cháu mọc răng khôn . Lúc ngáp cũng có nge thấy tiếng rụp . Xong rồi dần dần ngáp to quá thế là ko ngậm lại được . Phải mất khoảng 15p cháu mới ngậm lại đc . Mà ngậm lại đc r hễ há hơi to 1 tý là ko ngậm đc lại nữa .
    Bác sĩ cho cháu hỏi cháu có bị nặng quá ko ạ

  19. Tài says: Trả lời

    Mình bị trẹo qoai hàm, mắt trái bị sưng khi cay mắt thì qoai hàm nó giật giật. Không biết có phải bị trẹo không. Ăn uống khó nhai và nuốt. Má bên trái không cử động được. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ. Em cảm ơn

  20. Võ văn thiết says: Trả lời

    E k piết lý do j mà e pị mắc pải.mỗi lần nhai hoặc ăn đều có tiếp lục cục .rất khó chịu.e pị cách đây 4 tháng r ạ.bh có cách nào k giúp e vs ah

  21. Nguyễn thị ngọc says: Trả lời

    Chào bác sĩ , cháu năm nay 18 tuổi . hàm của cháu tự nhiên k mở được to . giờ cháu phải làm sao

  22. Thao says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ. Mẹ chồng con sinh năm 63 mẹ von ngáp hay cười to đều bị sái quai hàm và có thời gian là 11 ngày mẹ con k ngậm miệng lại được. Bây giờ mẹ con vẩn thi thoảng bị lại con cần lời khuyên ạ.cảm ơn bác nhiều

    1. Đoàn Thị Thuỷ says:

      Chị Thao cho mẹ chồng nếu ở gần đến nhà thuốc dòng họ đỗ minh mà nhà bác sĩ họ điều trị cho , trước tôi bị y như vậy đấy . sau đến nhà thuốc dòng họ đỗ minh họ khám và kê cho đơn thuốc về nhà uống và kết hợp làm châm cứu bấm huyệt có 10 ngày đầu tiền đỡ hơn nhiều rồi , ở đây họ điều trị bệnh hiệu quả đó .
      https://dominhduong.com/bai-thuoc-chua-xuong-khop-dong-ho-do-minh-duong-1487.html

  23. Lã van Đảo says: Trả lời

    Chào bác sĩ – cháu bị tai nan giao thong – bjo mieng ha ra rất khó khan – Bsi tu van giúp chau vs ak

  24. Trần thị quắn says: Trả lời

    E ngáp kg ngậm miệng lại kg dc bị méo bên trái là triệu chứng j bac sĩ

    1. Ngọc linh says:

      Mình cũng bị giống bạn khi ngáp thì không ngậm lại đc và nếu ngậm đc thì nó sẽ phát ra tiếng kêu lục cục trông rất khó chịu

  25. Vu says: Trả lời

    Mình cũng bị giống bạn có thể giúp mình không bạn

    1. Kim Vui says:

      chị Vu liên hệ đến nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh ấy nhờ bác sĩ họ tư vấn và kê đơn thuốc về uống là khỏi thôi .mình bị viêm khớp thái dương hàm lên dẫn đến bị tình trạng trên uống thuốc có 3 liệu trình khỏi hẳn luôn .

  26. Nguyễn văn phúc says: Trả lời

    Cho em hỏi là miệng em ăn gì nó cũng kêu kop kop và lúc há miệng to ra thì bị méo miệng mà bên phải em bị nặng hơn còn bên trái chắc là bình thường

    1. Đoàn Văn Cương says:

      tốt nhất đi chụp XQ đi anh Phúc dễ bị viêm khớp thái dương hàm đấy

  27. Ngọc linh says: Trả lời

    Em không biết từ lúc nào mình bị sái quai hàn chỉ đến khi đi chụp ảnh thẻ thì thấy mặt lệch lệch sang một bên . Lúc e ngáp to cái là nghe thấy tiếng lục cục trông rất khó chịu. Tính e vốn sợ tiêm hay phẫu thuật nên e kh tìm gặp bác sĩ mà cứ để nó trong khoảng một thời gian dài rồi ạ :(( . Bây giờ e phải làm sao đây ạ . Ai chỉ giúp e với

  28. bảo says: Trả lời

    em bị sái quai hàm từ rất lâu và hiện tại đang bị .. hay bị như vậy có nên phẫu thuật k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger