Tư thế ngủ đúng giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn tư thế ngủ đúng giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên chịu các cơn đau lưng hành hạ, có khi cơn đau lan rộng ra các khu vực lân cận, làm người bệnh sinh hoạt khó khăn. Có tư thế ngủ đúng là phương pháp làm giảm đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên học theo để hạn chế các cơn đau xuất hiện.

Tư thế ngủ đúng giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm ngủ rất quan trọng, không chỉ giảm đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn phòng tránh được nhiều căn bệnh xương khớp, giúp máu lưu thông thuận lợi:

+ Tư thế tốt nhất khi ngủ:

Tư thế tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là nằm nghiêng về 1 bên khi ngủ, co hai chân lên. Tư thế này giúp các khớp xương và đốt sống giảm được áp lực, tăng độ linh hoạt cho vùng cơ ở chân.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể đổi tư thế khi ngủ, nằm nghiêng về phía bên còn lại cho đỡ mỏi. Không nên nằm trên nệm mềm mà hãy nằm ngủ trên bề mặt bằng phẳng để không bị tổn thương vùng lưng.

+ Tư thế nên tránh khi ngủ:

Không nên nằm ngửa, tư thế nằm ngửa sẽ khiến áp lực dồn vào lưng, tăng cảm giác đau lưng nhiều hơn.

Không nằm sấp, nằm sấp sẽ khiến lồng ngực và phổi bị đè ép gây hiện tượng khó thở, cơ vùng chân duỗi thẳng không có sự đàn hồi, không di chuyển được các đốt xương.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để phòng ngừa mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần phải tránh những hoạt động sau đây:

+ Vặn mình:

Những người hay có thói quen vặn mình để đỡ mỏi thì nên cẩn thận. Động tác này không thích hợp cho những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn gây tác hại lên vùng xương khớp tổn thương. Xoay vặn mình quá mạnh sẽ làm tăng áp lực lên đĩa đệm và sụn, khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng.

+ Ngồi xổm (ngồi chồm hổm):

Tư thế ngồi xổm không thích hợp cho những người có vấn đề về xương khớp. Ngồi xổm lâu khiến đĩa đệm bị chèn ép, gây ra các cơn đau hành hạ người bệnh.

+ Nâng tạ:

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có phần xương cột sống yếu hơn người bình thường, khi nâng tạ sẽ làm tổn thương xương sống nhiều hơn. Khi nâng tạ, người tập phải uốn cong người, nâng tạ nặng sẽ làm tổn thương cột sống. Để an toàn, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập các bài tập an toàn như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

+ Các vận động mạnh:

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tránh các hoạt động mạnh như khuân vác vật nặng quá sức, nhảy lên nhảy xuống, chạy nhảy, chơi các môn thể thao quá sức,… Vận động mạnh làm các cơn đau lưng thêm trầm trọng, cột sống tổn thương nhiều hơn.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật lúc 10:21 - 17/12/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger