Bà bầu bị đau khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đau khớp háng là tình trạng diễn ra phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng này để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi mang thai là thời kỳ nhạy cảm, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng.

bà bầu bị đau khớp háng
Đau khớp háng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp háng

Bà bầu bị đau khớp háng có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Do hormone relaxin được giải phóng

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng hormone relaxin. Điều này cho phép khớp cũng như hệ thống dây chằng ở vùng xương chậu nới lỏng ra.

Nhất là ở những tháng cuối thai kỳ, xương chậu thường có xu hướng giãn rộng ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể sẽ bị đau khớp háng, nhất là khi vận động.

2. Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn bị đau khớp háng ở những tháng đầu tiên của thai kỳ thì hãy chú ý đến thời kỳ mang thai ngoài tử cung.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Khi gặp phải tình trạng này, ngoài bị đau khớp háng, bà bầu còn dễ bắt gặp một số triệu chứng đi kèm như:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau nhói ở vai
  • Chóng mặt, mệt mỏi

Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm, bạn cần sớm nhận được sự chăm sóc y tế nếu không sẽ gặp phải các vấn đề nguy hiểm đe dọa cả tính mạng.

3. Đau dây chằng tròn

Đây là hệ thống dây chằng bao quanh tử cung ở trong khung xương chậu. Khi mang thai, tử cung sẽ phát triển. Điều này buộc các dây chằng phải dày lên, căng ra để tạo sự tương thích và nâng đỡ tử cung.

Chính sự thay đổi này có thể kích hoạt những cơn đau khớp háng hay đau hai bên bụng, vùng hông. Tình trạng đau nhức sẽ dữ dội hơn khi bà bầu thay đổi tư thế đột ngột hoặc vận động mạnh. Đau dây chằng tròn thường phát sinh ở những tháng giữa thai kỳ.

4. Đau dây thần kinh tọa

Trong thời kỳ mang thai, thường cân nặng của bà bầu sẽ tăng lên. Cùng với đó, vùng bụng và vùng ngực to lên khiến trọng tâm thường bị đẩy về phía trước. Điều này khiến đường cong sinh lý của cột sống thay đổi và tạo không ít chèn ép lên dây thần kinh tọa.

đau khớp háng khi mang thai
Dây thần kinh tọa bị chèn ép khi mang thai có thể là nguyên nhân kích hoạt tình trạng đau khớp háng

Thêm vào đó, tử cung cũng mở rộng khi mang thai, các dây thần kinh xung quanh trong đó có dây thần kinh tọa cũng sẽ chịu tác động. Đây chính là lý di kích hoạt những cơn đau. Bà bầu không chỉ bị đau lưng, chân mà khớp háng cũng có thể bị đau dữ dội.

5. Những nguyên nhân khác

Ngoài một số nguyên nhân được đề cập ở trên, các yếu tố dưới đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ đau khớp háng khi mang thai:

  • Bà bầu thường xuyên di chuyển trên dày cao gót
  • Vận động quá nhiều hoặc ít vận động
  • Tăng cân quá nhanh khi mang thai
  • Mang thai khi tuổi đã lớn
  • Bà bầu bị một số bệnh lý xương khớp mãn tính: loãng xương, viêm khớp háng
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và vitamin D

Triệu chứng đau khớp háng khi mang thai thường gặp

Khi bị đau khớp háng, dù do bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì bà bầu thường sẽ gặp phải các triệu chứng phổ biến như:

  • Đau nhức và tê mỏi ngay tại vị trí khớp háng
  • Cơn đau dữ dội hơn khi vận động mạnh
  • Tê bì ở mệt bên hông, lan dần ra phía mông rồi xuống chân
  • Có thể bị đau toàn bộ vùng hông và lưng dưới
  • Co cứng khớp, nhất là vào buổi sáng
  • Hạn chế vận động, nhất là khi xoay hay cúi người

Mặc dù đau khớp háng là tình trạng phổ biến và khó tránh khỏi khi mang thai nhưng tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, loại bỏ nguy cơ gặp phải các vấn đề nguy hiểm.

Cách điều trị tình trạng đau khớp háng ở bà bầu

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất nhạy cảm. Chính vì thế, khi gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào thì việc điều trị cho bà bầu sẽ luôn khó khăn và phức tạp hơn bình thường.

Đối với tình trạng đau khớp háng ở bà bầu, bác sĩ chỉ yêu cầu dùng thuốc trong những trường hợp khẩn thiết. Thường sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro.

Thông thường, bà bầu có thể khắc phục chứng đau khớp háng khi mang thai với một số phương pháp an toàn sau đây:

1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Nghỉ ngơi là vấn đề mà bạn nên quan tâm nhiều hơn khi đang trong thời kỳ mang thai. Bởi nếu bạn đứng hoặc vận động quá nhiều, áp lực từ thai nhi sẽ đè nén lên các dây thần kinh và cơ xương. Điều này sẽ khiến cho những cơn đau khớp háng xuất hiện dày đặc hơn.

Các chuyên gia xương khớp khuyến cáo rằng, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi, bạn cũng cần duy trì những tư thế tốt. Nhất là khi ngồi, bạn nên kê một chiếc gối nhỏ ở phần lưng dưới để tránh gây tổn thương vùng thắt lưng.

chữa đau khớp háng khi mang thai
Bạn nên cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi khi mang thai để giúp giảm đau khớp háng

Đặc biệt, ở những tháng cuối thai kỳ, bạn cần phải chú ý hơn đến việc cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Thời điểm này, bạn cần chuẩn bị mọi thứ, nhất là tinh thần để có thể trải qua việc sinh nở thuận lợi.

2. Dùng dụng cụ hỗ trợ

 Thông thường, phụ nữ bị đau khớp háng trong thời kỳ mang thai là do áp lực từ bụng bầu chèn ép lên xương chậu và hệ thống dây thần kinh xung quanh. Để giảm áp lực đè nén từ bụng bầu, bạn có thể sử dụng một số loại dụng cụ hỗ trợ.

Bạn có thể dùng gối chuyên dụng cho bà bầu để sử dụng cả khi nằm hay ngồi. Loại gối này thường được thiết kế để điều chỉnh theo hình dạng cơ thể. Từ đó, giúp giảm đáng kể áp lực từ bụng bầu lên các cơ quan khác, nhất là xương khớp và dây thần kinh.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng để làm giảm sức đè nén của vùng bụng lên các cơ quan bên dưới, nhất là vùng chậu. Đai nâng đỡ sẽ giúp bạn có cảm giác nhẹ nhàng hơn khi vận động.

3. Nhiệt trị liệu

Bạn có thể sử dụng nhiệt từ túi chườm để kích thích tuần hoàn máu, giãn cơ xương và giảm đau khớp háng. Ngoài chườm nóng, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm đau. Nên nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước để tinh thần được thư giãn hơn. 

Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau nhức khớp háng đi kèm với đó là biểu hiện sưng thì nên thay thế túi chườm nóng bằng túi chườm lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ giúp làm giảm sưng viêm hiệu quả hơn.

4. Massage

Đây là một trong những liệu pháp an toàn được khuyến khích áp dụng trong khắc phục tình trạng đau khớp háng khi mang thai. Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể thoa lên vùng da bên ngoài một ít dầu trước khi xoa bóp.

Nếu không thể tự massage, bạn cũng có thể đăng ký liệu trình massage dành riêng cho bà bầu tại các spa. Việc massage không chỉ giúp giảm đau khớp háng, có lợi cho xương khớp mà còn giúp bạn có tinh thần thoải mái, thư giãn hơn trong suốt thai kỳ.

5. Vận động trị liệu

Vận động quá nhiều có thể là nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp háng phát sinh. Tuy nhiên, nếu bạn vận động với một tần suất phù hợp thì rất tốt cho quá trình cải thiện sức khỏe xương khớp.

Các chuyên gia đánh giá, bơi lội là một trong những giải pháp phù hợp với những mẹ bầu đang bị đau khớp háng. Bơi lội sẽ giúp làm giảm căng thẳng và áp lực lên hông và khớp. Từ đó giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức khớp háng một cách an toàn.

Ngoài ra, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp hơn.

6. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh không chỉ đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho cả mẹ và bé mà còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng đau nhức xương khớp, nhất là đau khớp háng.

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi để đảm bảo sức khỏe xương khớp, nhất là khi bụng bầu đang lớn dần lên. Ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm, omega-3, rau củ và trái cây tươi là những nhóm thực phẩm lành mạnh nên bổ sung.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. Hãy bổ sung khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để có quá trình trao đổi chất tốt nhất.

mẹ bầu bị đau khớp háng
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hạn chế phát sinh tình trạng đau khớp háng

Để tốt hơn cho sức khỏe và tránh làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức, ngoài thực phẩm nên bổ sung thì mẹ bầu nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm xấu. Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, đường thường sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, mẹ bầu nên tránh.

7. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Những thói quen không lành mạnh cũng chính là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau khớp háng. Để góp phần cải thiện tình trạng đau nhức, tốt nhất bạn nên các thói quen xấu:

  • Hạn chế di chuyển trên giày cao gót. Bởi chúng sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng hông. Bạn nên chọn những đôi giày bệt, êm ái để dễ di chuyển và hạn chế các cơn đau khớp háng phát sinh.
  • Không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức. Các thói quen này không chỉ làm gia tăng nguy cơ đau khớp háng khi mang thai mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
  • Sử dụng nệm gối phù hợp, đủ để bạn cảm thấy thoải mái. Tránh dùng nệm quá cứng hay có độ nhún quá nhiều. Đối với gối, không nên chọn gối quá cao.
  • Đối với phụ nữ mang thai, không nên nằm ngủ ở tư thế ngửa. Thay vào đó bạn nên ngủ với tư thế nghiêng và có thể sử dụng gối để nâng đỡ bụng khi ngủ.

Bà bầu bị đau khớp háng ở tháng cuối thai kỳ cần chú ý

Ở tháng cuối cùng của thai kỳ, nhất là tuần thứ 37, nếu bạn gặp phải tình trạng đau khớp háng dữ dội hơn thì hãy chú ý. Bởi đây có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu rằng bạn đang chuyển dạ.

Ngoài đau khớp háng, tình trạng chuyển dạ thường kèm theo một số triệu chứng như sau:

  • Đau vùng lưng dưới, sau đó lan dần ra hai bên và phía trước cơ thể
  • Bụng co thắt và khó chịu, nhất là vùng bụng dưới
  • Những cơn co thắt thường xuất hiện đột ngột, cứ khoảng 10 – 15 phút một lần
  • Âm đạo có thể sẽ tiết ra dịch màu hồng

Cơn đau khớp háng khi mang thai có thể chỉ là do những thay đổi tự nhiên trong cơ thể phụ nữ trong thai kỳ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 11:21 - 29/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger