Bệnh cùng hóa đốt sống l5 là gì? Thông tin nên biết và cách chữa trị

Cùng hóa đốt sống L5 là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp với tỉ lệ mắc bệnh cực thấp. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng xảy ra ở một số người và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Một số thông tin về căn bệnh này sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết sau, mọi người hãy theo dõi ngay.

cùng hóa đốt sống L5
Cùng hóa đốt sống L5 – Căn bệnh hiếm gặp cần hết sức cảnh giác

Bệnh cùng hóa đốt sống L5 là gì ?

Cột sống là cột trụ duy nhất của cơ thể có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các chức năng vận động của con người. Cột sống là một thân xương dài được chia thành 5 đoạn, bao gồm:

  • 7 đốt sống cổ C1-C7
  • 12 đốt sống ngực lưng D1-D12
  • 5 đốt sống thắt lưng từ L1-L5
  • 5 đốt xương cùng từ S1-S5
  • Các đốt xương cùng (xương cụt)

Trong đó, đốt sống thắt lưng L5 được hoàn thiện sau cùng trong quá trình phát triển và chỉ hoàn thiện khi đứa trẻ được 10 tuổi. Vì vậy, đốt sống thắt lưng L5 có khả năng xuất hiện những di dạng nhiều hơn những đốt sống còn lại.

Tham khảo thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 – Những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây bệnh cùng hóa đốt sống L5

Bệnh cùng hóa đốt sống L5  là hiện tượng đốt sống thắt lưng L5 dính liền với đốt xương cùng S1. Có hai trường hợp cùng hóa đốt sống là mẫu ngang đốt sống L5 to và dài ra nhưng còn cách biệt với đốt S1 hoặc hai đốt sống sống này liên kết hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được cho là do sự phát triển quá mức sụn liên hợp mẫu nang đốt sống thắt lưng L5 hoặc sự tăng trưởng của quá trình cốt hóa các đốt sống cùng. Đây đầu được coi là một dạng dị tật bẩm sinh trong quá trình phát triển của của cột sống.  Thông thường, bệnh cùng hóa đốt L5 ít gây đau nhức lưng. Tuy nhiên nếu gặp phải một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, co cứng cơ cạnh cột sống hay một số bệnh viêm nhiễm mạn tính, khối u.

Dấu hiệu của bệnh cùng hóa đốt sống L5

Bệnh cùng hóa đốt sống L5 thường không gây đau, người bệnh vẫn hoạt động, sinh hoạt hay làm việc bình thường. Nếu xuất hiện những cơn đau thì là do rễ dây thần kinh cột sống bị chèn ép bởi dây chằng – chậu thắt lưng hoặc do các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống…. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Đau vùng thắt lưng – cùng một bên hoặc hai bên, cơn đau tăng mạnh khi người bệnh thực hiện các động tác quá sức với tư thế đứng hoặc ngồi, nếu nằm sấp hoặc ngửa thì cơn đau dịu bớt.
dấu hiệu cùng hóa đốt sống l5
Đau nhức vùng thắt lưng là dấu hiệu thường gặp khi bị cùng hóa đốt sống L5
  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau mạnh xuất phát từ vùng thắt lưng lan xuống hố chậu trong, xương cụt và dọc theo dây thần kinh tọa.
  • Một số trường hợp người bệnh bị vẹo cột sống thắt lưng rõ rệt hoặc khó nhận biết tùy theo cùng hóa một bên hoặc hai bên.
  • Các cơ vùng thắt lưng có thể bị co cứng khiến bệnh nhân khó cúi gập người về phía trước.
  • Cường độ cơn đau cũng phụ thuộc vào yếu tố thần kinh, nếu thần kinh không ổn định thì cơn đau càng kinh khủng.
  • Bệnh cùng hóa đốt sống L5 có khả năng dẫn đến thoát vị đĩa đệm khiến cuộc sống người bệnh càng gặp nhiều khó khăn.

Điều trị bệnh cùng hóa đốt sống L5 như thế nào?

Bệnh cùng hóa đốt sống L5 chính là một bệnh lí dị tật bẩm sinh chính vì thế khi không may mắc phải người bệnh nên xác định rằng sẽ sống chung với bệnh cả đời. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để mọi người có thể chung sống hòa bình với bệnh. Đối với bệnh cùng hóa đốt sống L5 thường thì sẽ dựa vào biểu hiện đau nhức của bệnh mà lựa chọn các phương pháp điều trị cho phù hợp.

1. Trường hợp ít xuất hiện những cơn đau

Với trường hợp mà bệnh ít hoặc không xuất hiện tình trạng đau nhức thì người bệnh có thể kiểm soát bằng cách tập luyện thể dục thể thao hay xây dựng lối sống lành mạnh.

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cột sống, giúp cột sống được linh hoạt và dẻo dai hơn. Đặc biệt là có thể giúp các cơ xương tránh được tình trạng co thắt quá mức và giảm thiểu được chứng hư khớp trong quá trình vận động.

Hằng ngày, người bệnh nên bớt chút ít thời gian để luyện tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Một số môn thể thao như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… là rất phù hợp khi bạn đang sống chung với bệnh cùng hóa đốt sống L5.

  • Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh

Mặc dù bệnh chưa xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng mọi người hãy luôn xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Bạn cần ngủ nghỉ hay làm việc đúng tư thế, không được đứng, ngồi lâu một chỗ, đi cúi người hay ngồi không thẳng lưng.

chữa cùng hóa đốt sống L5
Khi bị cùng hóa đốt sống L5 cần ăn uống khoa học để kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ canxi, omega-3, các vitamin và khoáng chất để giúp cho hệ xương khớp luôn được chắc khỏe. Việc thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học chính là chìa khóa vàng để bạn có thể chung sống hòa bình với bệnh cùng hóa đốt sống L5.

2. Trường hợp gặp phải hiện tượng đau nhức thường xuyên

Trong trường hợp bệnh cùng hóa đốt sống L5 biểu hiện ra ngoài là các triệu chứng đau nhức khó chịu thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để ức chế tình trạng đau nhức. Điều này sẽ tránh được những tác động xấu của bệnh tới công việc cũng như đời sống sính hoạt thường ngày của người bệnh.

Giống như các bệnh lí về cột sống khác thì các loại thuốc giảm đau thông thường, thuống giãn cơ hay thuốc kháng viêm không steroid sẽ được chỉ định để giúp ức chế nhanh hiện tượng sưng đau và chống viêm. Tuy nhiên, các thuốc này người bệnh cần tránh việc tự ý mua về sử dụng mà phải được bác sĩ kê đơn cụ thể cho từng trường hợp bệnh.

Bên cạnh đó thì việc sử dụng phương pháp vật lí trị liệu kết hợp cũng rất cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Các liệu pháp như xoa bóp, massage vùng cột sống cùng L5 cũng có thể giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau và có được cảm giác thư giãn, thoải mái. Trong những trường hợp hiện tượng đau nhức dư dội hơn thì các bác sĩ cũng có thể dùng đến liệu pháp điện trị liệu để kích thích các cơ, làm nóng cột sống để giảm thiểu cơn đau cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin rất cơ bản về bệnh cùng hóa đốt sống L5 mà mọi người cần nắm bắt để có thể chủ động hơn trong quá trình kiểm soát bệnh. Mặc dù đây là bệnh lí hiếm gặp nhưng cũng cần hết sức cảnh giác để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hải Ngọc

→ Bạn có thể xem thêm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:54 - 18/09/2021

Bình luận (15)

  1. Hoàng Bích Liên says: Trả lời

    Tôi năm nay 28 tuổi cũng bị cùng hoá L5-S1 có ảnh hưởng
    không ?

  2. Nguyễn Văn Tiệp says: Trả lời

    Tôi năm nay 27 tuổi, tôi cũng bị cùng hoá như vậy. Các bạn cho tôi lời khuyên về luyện tập cũng như ăn uống để chữa trị với

    1. Lê Nam Tiến says:

      tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm L4 , L5 ,S1 đã 3 năm nay rồi trước không biết điều trị ở bệnh viện hơn 1 năm trời mãi mà không khỏi uống thuốc thì đỡ nhưng thuốc là lại bị đau lại . vừa rồi cũng may ắn cạnh nhà tôi có bác hàng xóm bác ấy bị bệnh xương khớp gối đã điều trị gói bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh lên mách tối đến đó chữa trị , sau 4 tháng điều trị bằng thuốc của dòng họ này tôi thấy không còn bị đau nhức như trước nữa , mọi người ai bị tôi thấy điều trị bằng thuốc đông y hiệu quả đó .
      http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.html

  3. Việt long says: Trả lời

    Em hôn nay 24 tuổi và e cũng bị như thế này!
    Cho em cách điều trị được ko ạ?

  4. Tú chely says: Trả lời

    E 26 tuổi,vừa sinh mổ bé thứ 2 dc 1 tháng, bị cùng hoá đốt sống 5 và trượt dài đốt sống 4, có cách nào điều trị mà ko nhập viện ko ai, e ko muốn bỏ bú bé…

  5. Thùy vy says: Trả lời

    Mình bị cùng hóa cột sống.m mới đi khám và phát hiện ra. Bác sĩ nói m.phải chuyên tập thể dục. M k biết tập bài ntn

  6. Hảiel says: Trả lời

    Sao cũng nhiều người giống mình thế? Mình cũng bị L5 bên trái đau lưng suốt rất ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Có bạn nào biết cách chữa trị ntn k?

  7. Đoan says: Trả lời

    Minh kubg vua đi kham ve hn ..kết quả la bị cùng hóa đốt sống 5c j đó ..mjh đau âm ỉ mấy ngày lien tuc ..nay mjh mới co 27t ma đau nv chắc ve gia la kho khăn lm đây. Ko biết co cach nao ..hay bai thuok j hay ko nhi m.n chi dùm mjh ak

  8. trịnh lan anh says: Trả lời

    e 19tuoi e cũng bị bệnh cùng hóa đốt sốg l5 e muốn biết cách chữa trị ăn uốg nghỉ ngơi hợp lí
    có thể tư vấn cho e được không ạ

  9. Nguyễn Thanh Mai says: Trả lời

    e 21 tuổi e bị cùng hoá L5 , viêm khớp nhân tạo, viêm khớp vùng chậu 2 bên thì phải điều trị theo phương pháp nào ạ

  10. Le trầm says: Trả lời

    Tôi năm nay 34 tuổi, Đi khám bệnh BS chuẩn đoán bị cùng hóa đốt sống l5 . gây đau vùng thắt lưng Lan xuống mông và bắp đùi sau bên trái. Vậy Xin BS xem cách điều trị bệnh như thế nào. Cảm ơn.

  11. My says: Trả lời

    Tôi 15 tuổi bác sĩ bảo gai cột sống đến giờ 23 tuổi bị cùng hoá cột sống l5 về sau này không biết ảnh hưởng như thế đến sức khoẻ. Xin bác sĩ cách điều trị tập luyện. Cảm ơn

  12. Thắng says: Trả lời

    Vui vẻ mà sống với nó theo cách sống lành mạnh nhé mọi người. Em bị từ hồi 15 tuổi cơ – giờ em 21, đau nó quen rồi, đi khám ngta cũng bảo thôi k cần khám lại đâu ?
    Có điều kiện thì tập bơi lội nhé cả nhà, môn khác em không biết nhưng riêng bơi lội là rất ok đấy

    1. Quyền says:

      thoát vị đĩa đệm chắc bạn bị nhẹ nên ko đau nhức chứ bị nặng thì đi lại con ko nổi nữa đó bạn Thắng ơi . trước tôi bị tôi biết rồi kiểu gì cũng đau thậm chí ngồi họ nhẹ cũng đau nhức . điều trị bằng thuốc tây nó chỉ giảm đau được lúc đó sau lại bị lại khi hết hơi thuốc . rất may mắn sau tìm hiểu được mọi người mách đến nhà thuốc đỗ minh đường điều trị mới khỏi bệnh được dứt điểm đấy .
      http://vtv.vn/suc-khoe/co-giao-ve-huu-chia-se-kinh-nghiem-chua-thoat-vi-dia-dem-khong-can-phau-thuat-20180521090910218.htm

    2. Liên Nguyễn says:

      Đúng rồi đó nè anh Quyền ơi mẹ em cũng bị thoát vị đĩa đệm đốt L4,L5,S1 do bị chèn ép rễ dây thần kinh dẫn đến tình trạng hai chân rất yếu . bây giờ em cũng phải hàng ngày đưa mẹ đến nhà thuốc đỗ minh đường để làm trị liệu châm cứu bấm huyệt được gần nửa tháng nay thôi mà đỡ nhiều rồi đó ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger