Bệnh gút có mấy giai đoạn ? Cách điều trị của từng giai đoạn ?

Bệnh gút có mấy giai đoạn và cách điều trị thích hợp với từng giai đoạn chính là vấn đề chung mà nhiều người bệnh thắc mắc. Theo dõi những thông tin trong bài viết để được trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về bệnh. Từ đó dễ dàng lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh gút có mấy giai đoạn?

Gút là nỗi ám ảnh của nhiều người vì bệnh này chưa thể chữa trị hoàn toàn, hơn nữa cơn đau của bệnh rất dữ dội và dai dẳng. Bệnh gút tiến triển qua 4 giai đoạn, bạn đọc nên tham khảo những triệu chứng của từng giai đoạn để dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ bệnh!

#Giai đoạn 1: Chưa có triệu chứng cụ thể

Giai đoạn đầu tiên bệnh chưa có triệu chứng gì cụ thể, dấu hiệu nhận biết duy nhất chính là nồng độ axit uric trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng này không thể xác định bằng cảm quan, người bệnh buộc phải thăm khám đều đặn để bác sĩ đo lường nồng độ axit uric trong máu.

bệnh gút có mấy giai đoạn
Ở giai đoạn 1, hầu hết người bệnh đều không nhận thấy bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào

Đối với nữ giới, nồng độ axit uric cho phép dưới 360 micromol/ lít, nam giới dưới 420 micromol/ lít. Nếu nồng độ cao hơn, có nguy cơ mắc bệnh gút rất cao. Tuy nhiên không hẳn những người có nồng độ axit uric cao đều chuyển sang giai đoạn gút, chỉ 20% người gặp phải cơn đau gút.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, hầu hết bệnh nhân đều không thể xác định đúng bệnh và khắc phục. Chỉ đến khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo, biểu hiện bằng cơn đau gút cấp tính đầu tiên, người bệnh mới phát hiện ra bệnh.

#Giai đoạn 2: Cơn đau gút đầu tiên xuất hiện

Giai đoạn này được đánh dấu bằng cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện. Điều này cảnh báo nồng độ axit uric trong máu đã đến mức vượt ngưỡng, gây ra hiện tượng kết tinh muối urat ở những vị trí khớp và gây ra cơn đau.

Khác với những cơn đau từ các bệnh lý xương khớp khác, cơn đau gút rất dữ dội và dai dẳng. Người bệnh mệt mỏi và suy nhược chỉ trong một thời gian ngắn. Nhiều người chỉ gặp phải cơn đau gút cấp tính đầu tiên và phải mất rất nhiều năm cơn đau tiếp theo mới xuất hiện. Tuy nhiên nếu người bệnh thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu đạm hay rượu bia, cơn đau có nguy cơ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

#Giai đoạn 3: Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính

Sau khi cơn đau gút đầu tiên xuất hiện, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh thường xuyên đối mặt với cơn đau bất kể ngày hay đêm. Cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đây là giai đoạn người bệnh phải chịu nhiều đau đớn nhất vì nồng độ axit uric đã tăng cao hơn trước rất nhiều. Nếu không tiến hành khắc phục, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn 4 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

#Giai đoạn 4: Xuất hiện hạt tophi và các biến chứng nguy hiểm

Khi nồng độ axit uric đã vượt mức, nguy cơ kết tinh tinh thể muối urat tại khớp là rất cao. Những tinh thể này tích tụ và hình thành hạt tophi tại khớp, gây khó khăn khi vận động, chèn ép lên xương khớp và các cơ quan xung quanh khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Kích thước hạt tophi có xu hướng gia tăng nếu người bệnh không tiến hành giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.

bệnh gút có mấy giai đoạn
Ở giai đoạn 4, hạt tophi xuất hiện và gây đau đớn cho bệnh nhân

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Tinh thể muối urat có thể tích tụ tại thân gây ảnh hưởng đến chức năng thận, hình thành sỏi, viêm cầu thận, hoặc có thể tích tụ tại tai, mạch máu,… rất nguy hiểm. Những phản ứng phức tạp sẽ diễn biến liên tục bên trong  cơ thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị gút theo từng giai đoạn

Để việc điều trị gút có hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn phương pháp dựa trên những triệu chứng của từng giai đoạn. Những gợi ý sau đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng khi điều trị gút!

1. Điều trị ở giai đoạn đầu

Đối với giai đoạn đầu, bệnh chưa xuất hiện những triệu chứng cụ thể người bệnh không nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ thể. Lúc này nồng độ axit uric trong máu chưa quá cao, có thể cải thiện được bằng những biện pháp như sau:

bệnh gút có mấy giai đoạn
Trong giai đoạn 1, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện chế độ ăn khoa học để cải thiện nồng độ axit uric
  • Bổ sung những thực phẩm có khả năng tăng cường chức năng thận, đào thải nồng độ axit uric ra khỏi cơ thể như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
  • Dùng đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình thanh lọc của thận.
  • Nếu nồng độ vượt xa mức quy định, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc hạ axit uric trong máu.
  • Nên luyện tập thường xuyên để cải thiện xương khớp, thúc đẩy trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Như đã đề cập ở trên, chỉ có 20% người có nồng độ axit uric cao chuyển sang giai đoạn Gút, tức là nguy cơ mắc bệnh có thể giảm thiểu được. Thực hiện những biện pháp trên, đồng thời nên theo dõi chỉ số axit uric trong cơ thể đều đặn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Điều trị khi cơn đau gút xuất hiện

Khi gút xuất hiện cơn đau gút đầu tiên, người bệnh cần điều trị chuyên sâu hơn để có thể kiểm soát cơn đau đồng thời giảm nồng độ axit purin trong cơ thể.

  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm để xua tan triệu chứng của cơn đau gút cấp tính. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: indomethacin, feldene, Mobic, meloxicam, paracetamol,…
  • Trường hợp cơn đau mạnh hơn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc colchicine. Thuốc có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ, người cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
  • Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc corticosteroid khi không thể sử dụng những loại thuốc trên.
  • Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, người bệnh sẽ được tiêm trực tiếp corticosteroid để giảm cơn đau gút cấp tính.

Ở giai đoạn này người bệnh chủ yếu được dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và giảm hiện tượng sưng viêm. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt khoa học để giảm thiểu mức độ tiến triển của bệnh.

3. Điều trị khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính

Khi tình trạng chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh buộc phải sử dụng những loại thuốc dài hạn để giảm nồng độ axit uric trong máu. Một số loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân gút mãn tính:

bệnh gút có mấy giai đoạn
Các loại thuốc giảm axit uric được chỉ định trong giai đoạn 3 của bệnh gút
  • Allopurinol là loại thuốc điều trị gút được sử dụng phổ biến, giúp hòa tan những tinh thể axit uric đồng thời cản trở quá trình chuyển hóa purin thành axit uric. Tuy nhiên loại thuốc này cần thời gian dài để có thể hòa tan hoàn toàn các tinh thể kết tinh.
  • Probenecid cũng là loại thuốc giảm axit uric trong máu bằng cách tăng khả năng bài tiết của thận, tăng lượng nước tiểu. Thuốc đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng song có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sỏi thận,… Người bệnh nên bổ sung nhiều nước hơn bình thường để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận khi sử dụng loại thuốc này.
  • Febuxostat ngăn chặn quá trình cơ thể sản sinh axit uric bằng ngăn chặn enzyme chuyển hóa purin thành axit uric.

Các loại thuốc điều trị gút mãn tính có thể sử dụng dài hạn, song để kiểm soát tối đa những tác dụng nguy hiểm có thể phát sinh người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời nên quan sát những dấu hiệu của cơ thể để phát hiện những điều bất thường và có cách ứng phó kịp thời. Người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để tăng hiệu quả của những loại thuốc này!

4. Điều trị gút ở giai đoạn cuối

Khi gút bước sang giai đoạn cuối, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Lúc này, nồng độ axit uric trong cơ thể đã tăng cao, không thể làm giảm và hòa tan bằng những loại thuốc thông thường. Mục đích của việc điều trị gút ở giai đoạn cuối là bảo vệ tính mạng và giảm thiểu tối đa những biến chứng từ bệnh.

Người bệnh sẽ được tiến hành cắt bỏ hạt tophi để khôi phục khả năng vận động. Bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về vấn đề Bệnh gút có mấy giai đoạn? Cách điều trị của từng giai đoạn? của bạn đọc. Hy vọng bạn đọc đã trang bị cho mình những kiến thức về bệnh và có thể chủ động khắc phục bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin:

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger