Bệnh Gút ở phụ nữ: nguy hiểm lại rất dễ nhầm lẫn

Khoảng 90 – 95% trường hợp bệnh Gút (Gout) xảy ra ở nam giới. Tuy ít mắc Gút hơn nam giới nhưng các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ nên cảnh giác vì bệnh Gút vì ở phụ nữ căn bệnh này thường nguy hiểm và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

bệnh gout ở phụ nữ
Bệnh Gout ở phụ nữ có tỉ lệ thấp, tuy nhiên không nên chủ quan

I. Phụ nữ có bị bệnh Gút không?

Nhiều chị em phụ nữ ngay cả khi mắc bệnh Gút vẫn không biết mình mắc phải căn bệnh này. Do bệnh Gút ở phụ nữ chỉ chiếm 5 – 10% các ca bệnh Gút, trong khi nam giới chiếm số lượng áp đảo. Điều này khiến cho không ít phụ nữ nghĩ rằng căn bệnh này gặp nhiều ở nam giới, nhất là nam giới ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia.

Thống kê tại các bệnh viện cho thấy, bệnh Gút vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ, dù chỉ với tỉ lệ thấp. Trong đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút ở chị em phụ nữ như:

1. Phụ nữ có các rối loạn chuyển hóa

Phụ nữ bước sang độ tuổi mãn kinh, có nhiều rối loạn chuyển hóa. Giai đoạn sau 40 tuổi cũng đánh dấu thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, kéo theo sự thiếu hụt estrogen và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến chuyển hóa như Gút và một số bệnh khác.

2. Phụ nữ bị thừa cân, béo phì

So với nam giới, phụ nữ dễ thay đổi về trọng lượng cơ thể hơn so với nam giới, nhất là khi đã bước qua tuổi 40. Điều này cũng tìm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh Gút ở nữ giới và một số bệnh về chuyển hóa khác.

3. Chế độ ăn

Phụ nữ có chế độ ăn không lành mạnh, dùng quá nhiều đạm, đặc biệt là các loại thịt giàu đạm và chứa nhiều Purine. Các thực phẩm chứa nhiều Purine phổ biến là một số loại hải sản, một số loại cá biển, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, một số loại nấm, giá đỗ, trứng vịt lộn,…

4. Lạm dụng thức uống có cồn, chất kích thích

Ngày nay, một số thói quen được cho là chỉ có ở nam giới như hút thuốc, tiêu thụ rượu bia,… cũng xuất hiện khá nhiều ở chị em phụ nữ. Do đó, tỉ lệ 5 – 10% phụ nữ mắc bệnh Gút trên lý thuyết thì này đã có sự dao động đáng kể.

Những phụ nữ sử dụng nhiều rượu bia, thức uống có cồn, sử dụng thuốc lá,… thậm chí còn dễ mắc Gout hơn nam giới. Ở nam giới, dùng nhiều hơn 2 ly bia mỗi ngày có nguy cơ cao bị Gút thì ở phụ nữ dùng nhiều hơn 1 ly bia mỗi ngày đã có khả năng bị Gút cao hơn so với những phụ nữ khác.

cẩn thận với những cơn đau bất thường
Phụ nữ cần nghi ngờ khi có các cơn đau bất thường xảy ra

II. Bệnh Gút ở phụ nữ có những đặc điểm gì

1. Bệnh Gút ở nữ giới thường kèm theo một số bệnh khác

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, đối với những phụ nữ bệnh Gút, tình trạng bệnh thường tiến triển khó dự đoán cũng như kéo theo một số vấn đề khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận, tim mạch và huyết áp cao. Đa số các bệnh này đều có liên quan đến chuyển hóa, do đó khi mắc các bệnh chuyển hóa như Gút, nhiều bệnh lý khác có cơ hội bùng phát. Tỉ lệ này cũng gặp nhiều ở những bệnh nhân Gút là nữ trên 40 tuổi so với những bệnh nhân nữ khác mắc bệnh Gút ở độ tuổi trẻ hơn.

2. Bệnh Gút ở nữ giới khó nhận biết và kiểm soát

Bệnh Gút ở nữ giới tương tự như bệnh Gout ở nam giới, nhưng khó phát hiện sớm và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn do vấn đề chủ quan ở chị em phụ nữ. Đồng thời các chị em phụ nữ cũng gặp phải nhiều vấn đề về chuyển hóa hơn so với nam giới, nhất là trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh (sau 40 tuổi).

Nhiều phụ nữ khi có các dấu hiệu bị Gút thường nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác như bệnh thoái hóa khớp hay bệnh viêm khớp. Điều này dẫn đến việc điều trị sai và điều trị muộn, nhất là ở những bệnh nhân không qua thăm khám tổng quát mà thông qua việc tự điều trị.

Một đặc điểm khác cần chú ý ở nữ giới bị Gout là tiến triển âm thầm nhưng đến giai đoạn tái phát nhiều và chuyển dần sang mạn tính thì dễ xuất hiện các cục tophi (kết tinh muối Ura trong ổ khớp) hơn so với nam giới.

Nhìn chung, phụ nữ, nhất là trong độ tuổi từ 40 trở lên cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, tích cực luyện tập để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa không chỉ bệnh Gút mà còn tránh được nhiều bệnh lý khác. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe không nên chủ quan mà cần chú ý điều trị sớm. Các chuyên gia cũng khuyên nếu có thể, bạn nên sắp xếp thăm khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm / lần.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các chẩn đoán và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Một số thông tin tham khảo về bệnh Gout

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger