Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Căn bệnh chớ nên xem thường

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là một bệnh lí khá thường gặp ở nam giới khi đã bước sang tuổi trung niên. Nhiều người đang từng ngày sống chung với bệnh nhưng vẫn không hề hay biết để có cách can thiệp kịp thời dẫn tới phải gánh chịu rất nhiều hậu quả khôn lường.

Để giúp mọi người luôn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn chặn những hệ lụy mà bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gây ra, hôm nay chuyên mục chúng tôi sẽ giải phẩu chi tiết căn bệnh quái ác này. Mời quý độc giả chú ý đón đọc để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi – Căn bệnh nguy hiểm đang gây nên nỗi ám ảnh cho nhiều người

I. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì?

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi chính là tình trạng mà chỏm xương đùi bị tàn phá do thiếu đi sự nuôi dưỡng cần thiết. Cơ thể bạn gặp phải tình trạng này là vì tuần hoàn máu kém đi dẫn tới sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến chỏm xương đùi bị thiếu hụt nghiêm trọng. Chính điều này tiếp diễn lâu dài sẽ khiến cho tổ tức xương và sụn đứng trước nguy cơ bị hoại tử. Sở dĩ gọi là hoại tử vô khuẩn là vì hiện tượng hoại tử là do thiếu nuôi dưỡng chứ không phải do các loại vi khuẩn tấn công.

Ở giai đoạn đầu vùng bị hoại tử sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu khuyết xương, thưa xương, hiện tượng này kéo dài khiến xương suy yếu dần và trở nên mất cân đối. Điều này khiến cho mặt sụn bị phá vỡ và dẫn tới xương dưới sụn bị gãy, chỏm xương đùi xẹp và gây nên tình trạng thoái hóa khớp.

II. Nguyên nhân nào gây bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn những ca bị hoại tử chỏm xương đùi là bởi nguyên nhân tự phát. Có khoảng hơn 50% trên tổng số ca mắc bệnh là do tự phát.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên, ví dụ như:

  • Do gặp phải các chấn thương: Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thu (Khoa Nội Cơ xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy): “Một số người từng gặp phải những tai nạn hay các chấn thương làm cho vùng khớp háng chịu nhiều tổn thương hay cổ xương đùi bị gãy,… nếu không được kịp thời điều trị thì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có cơ hội khởi phát trong chỉ vài năm.”
  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Việc sử dụng rượu bia quá nhiều hay thường xuyên hút thuốc lá cộng thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là căn nguyên cho bệnh xuất hiện. Rượu bia là tác nhân khiến cho mỡ tích tụ rất nhiều lên thành mạch máu, từ đó khiến sự lưu thông của máu giảm sút khiến cho vùng chỏm xương đùi không nhận được đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
nguyên nhân gây hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Thói quen sử dụng nhiều rượu bia khiến cho bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có cơ hội khởi phát
  • Sử dụng quá nhiều thuốc Corticod: Các chuyên gia nhận định, Corticod chẳng khác nào một con dao hai lưỡi, khi sử dụng trong một thời gian dài với liều lượng cao có thể sẽ làm giảm quá trình phân hủy chất béo của cơ thể. Điều này làm cho lipit máu tăng lên và tích tụ dần ở thành mạch máu khiến cho lượng máu được cung cấp tới chỏm xương đùi ngày càng giảm dần đi.

Bên cạnh đó, nhiều người đang sống chung với một số bệnh lí về xương khớp như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh phong tê thấp,… cũng có nguy cơ mắc bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi cao hơn những người bình thường.

III. Triệu chứng nhận biết bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Người bệnh thường rất khó phát hiện ra bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi khi nó chỉ mới ở giai đoạn khởi phát. Bởi căn bệnh này nhiều khi không đi kèm theo các biểu hiện lâm sàng ban đầu.

Anh Nguyễn Tiến Minh (43 tuổi, TP.HCM) cho biết: “Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi đúng là rất khó để phát hiện. Lúc đầu tôi đã không hề biết sự xuất hiện của bệnh. Thậm chí tới lúc khớp háng bị đau nhưng do đau ít nên tôi còn nghĩ là chỉ vận động nhiều nên bị đau. Cho đến khi những cơn đau xuất hiện nhiều với mức độ dữ dội hơn tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Tôi đã tốn không ít tiền cho việc phẫu thuật để thoát khỏi nỗi ám ảnh của căn bệnh này.”

Khi bệnh đã bắt đầu phát triển, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như khớp háng bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức. Những cơn đau thường hay xuất hiện một cách từ từ, khi người bệnh đi lại hoặc đứng lâu một chỗ thì sự đau nhức sẽ tăng dần lên nhưng lại có thể giảm đau sau khi nghỉ ngơi.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn thì sẽ kèm theo rất nhiều triệu chứng như những cơn đau xuất hiện thường xuyên, biên độ vận động của khớp háng bị hạn chế. Bệnh nhân rất khó để ngồi, thậm chí còn không thể ngồi xổm được, việc dạng khép háng bình thường cũng không thực hiện được. Thậm chí, người bệnh còn bị hạn chế vận động tất cả mọi động tác của khớp háng.

IV. Mức độ nguy hiểm của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là một bệnh lí không hề đơn giản, nhiều người đang sống chung với bệnh vẫn chưa thể lường hết được mức độ nguy hiểm của nó. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sự phát triển của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi chia làm nhiều cấp độ khác nhau, và ở các cấp độ thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ dần tăng lên.”

Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ thì dường như chưa có gì quá nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ mới phải chịu đựng những cơn đau nhức không quá dữ dội, vẫn còn đang trong khả năng chịu đựng được. Khả năng vận động cũng từ từ bị giảm đi nhưng chưa quá đáng kể.

bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có thể làm cho khả năng vận động của người bệnh bị giảm đi

Người bệnh có thể cảm nhận rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Từ cấp độ 3 trở đi là người bệnh đã gặp phải những cơn đau nhức dữ dội, gãy xương ở phía dưới mặt sụn rất nguy hiểm. Sự đau nhức kéo theo hiện tượng teo cơ, đôi khi người bệnh phải nằm 1 chỗ không thể nào vận động. Người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Đặc biệt, khi bệnh đã quá nặng mà không có sự can thiệp kịp thời (ở cấp độ 5 và cấp độ 6) thì khớp háng của người bệnh có thể không còn cứu vãn được nữa. Đến đây thì người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau đớn thấu trời, nằm yên một chỗ vẫn rất đau do xương đùi bị biến dạng, hoại tử vỡ vụn.

Khi bệnh đã phát triển đến mức độ quá nặng thì biện pháp phẫu thuật bắt buộc phải được chỉ định. Tuy nhiên không phải đối tượng người bệnh nào cũng có đủ kinh phí để chi trả cho quá trình phẫu thuật. Mà cũng không thể đảm bảo 100% rằng các cuộc phẫu thuật sẽ thành công tốt đẹp. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mất hoàn toàn sự vận động do bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gây ra.

Như vậy, mọi người có thể thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Phải luôn lắng nghe sự thay đổi dù nhỏ nhất trên cơ thể để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh được nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

V. Những cách điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thu cho biết: “Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh mà bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gây ra. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe, độ tuổi, lối sống của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.”

Hiện nay, bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi được điều trị bằng một số phương pháp phổ biến dưới đây:

1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định đối với trường hợp bệnh nhân vừa mới khởi phát bệnh đã phát hiện được, sự tổn thương chỏm xương đùi chưa vượt quá 15%.

Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid như meloxicam, piroxicam, etoricoxib, celecoxib,… để giúp họ phần nào giảm bớt sự đau đớn và chống viêm để có thể hạn chế sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm đau thường dùng như paracetamol phối hợp với các thuốc như codein, tramadol để tốt hơn cho tình trạng bệnh.

điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định đối với trường hợp tình trạng bệnh còn nhẹ

Ngoài ra, ở giai đoạn khởi phát, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhóm bisphotphonates để ngăn ngừa sự suy yếu của xương. Hay một số thuốc nhóm statin giúp tăng cường chuyển hóa chất béo trong cơ thể để máu lưu thông được tốt hơn và quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến chỏm xương đùi bị tổn thương diễn ra suôn sẻ hơn. Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện liệu pháp kích thích điện để giúp cơ thể sản sinh xương mới thay thế cho các xương đã bị hủy hoại.

Để quá trình điều trị ở giai đoạn đầu diễn ra tốt nhất, người bệnh cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D cho cơ thể, tránh sử dụng đồ uống có cồn và các thuốc kích thích, ngưng dùng thuốc corticoid. Người bệnh nên đi bằng nạng trong khi điều trị để giảm tối đa lực tác động lên chỏm xương đùi.

2. Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh đã tiến triển nặng nề hơn, phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng khả quan nữa thì các bác sĩ buộc phải chỉ định người bệnh trải qua các phẫu thuật để điều trị bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Nhưng cũng tùy vào độ nặng nhẹ của bệnh mà các phương pháp phẫu thuật được chỉ định là khác nhau.

trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Với trường hợp bệnh nặng thì phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định để điều trị bệnh

Nếu chỏm xương đùi bị tổn thương từ khoảng 15 đến 30% thì phương pháp tạo hình xương hay khoan giảm áp lực chỏm sẽ được áp dụng.

  • Khoan giảm áp lực chỏm: Thường áp dụng cho những trường hợp bệnh còn đang ở giai đoạn đầu: 1, 2 và 3. Biện pháp này giúp làm giảm đánh kể áp lực lên xương cũng như tái tạo lại hệ thống tưới máu xương. Chính điều này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi để các xương lành lân cận chỏm xương đùi có thể tham gia vào quá trình tái tạo lại xương mới.
  • Tạo hình xương: Đầu tiên sẽ giúp loại bỏ đi phần xương bị tổn thương ở vùng phải chịu lực chính của chỏm xương đùi. Sau đó sẽ phân bố lại áp lực vào phần sụn khớp ở tổ chức các xương lành bên dưới.

Đối với những trường hợp người bệnh mà vùng chỏm xương đùi bị tổn thương trên 30% thì thường sẽ phải phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng.

  • Phẫu thuật thay khớp háng: Được áp dụng cho những bệnh nhân bị đau nhức kéo dài, quá trình mất chức năng vận động diễn ra nhanh, chỏm xương đùi đã bị xẹp hoàn toàn. Thường tình trạng bệnh ở cấp độ 3, 4 trở lên. Khi phẫu thuật thay khớp háng thành công thì bệnh nhân có thể đi lại, vận động gần như bình thường.
  • Ghép xương, tế bào gốc: Đây chính là phương pháp điều trị mới hiện nay sử dụng kỹ thuật ghép xương hay tế bào gốc tiên tiến với mục đích phục hồi nhanh chóng các xương bị hoại tử. Từ đó có thể khiến cho chức năng của khớp háng bị tổn thương được phục hồi.

Trên đây là những kiến thức cụ thể về bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi mà mọi người cần biết để hiểu hơn về căn bệnh quái ác này. Mọi người cần có được sự chủ động để ngăn ngừa cũng như sớm phát hiện bệnh, từ đó có thể điều trị hiệu quả ngay từ khi bệnh mới khởi phát.

Chúc mọi người sức khỏe!

Hải Ngọc

Có thể bạn chưa biết:

Cập nhật lúc 12:53 - 18/09/2021

Bình luận (21)

  1. Nguyễn văn hải says: Trả lời

    Cháu bị tai nạn gãy cổ xương đùi cách đây gần 3 năm. Sau đó cháu có bó thuốc nam và đi lại được
    Nhưng thời gian trở lại đây cháu thấy chân yếu hơn và đi lại bị đau. Cháu có đi chụp xquang ở 2 bv tuyến tỉnh và hà nội thì được chuẩn đoán là HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI TRÁI. Cháu đc tư vấn thay chỏm nhân tạo. vừa rồi cháu cũng có nghe mọi người mách đến điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh này không biết có bác nào điều trị bằng bài thuốc này chưa chia sẻ cho cháu kinh nghiệm với ạ .

    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  2. Vũ Thị Hải Yến says: Trả lời

    Xin chào các bác sĩ của chương trình. Tôi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi bên trái khoảng một năm. Hiện ở độ 3. Tôi đã chữa ở nhiều bệnh viện nhưng ko có kết quả.. Gần đây tôi bị đâu nhiều hơn, đi lại hơi bị lệch người và đau( không liên tục)..Chân bị đau nhỏ hơn chân kia khaongr 2 cm. Tôi có đi khám lại. Bác sĩ khuyên nên giữ chưa mổ. Tôi muốn biết bệnh của tôi khi nào thì nên mổ để thay khớp háng. Có cách nào chữa hoặc có thể kéo dài được không? Tôi nên tập thể dục như thế nào? f?( Hiện tôi mới đạp xe đạp để duy trì cho chân cứng cáp và ko bị teo cơ)

  3. Hoa says: Trả lời

    Thua bac si. Me chau bi hoai tu xuong dui nhung gio me chau cam thay dau nhat tu khop hang xuong dui roi xuong chan. Nhug gio con kg biet minh nen dung thuoc gi de giam dau hoac dieu tri the nao

  4. đàm thận thao says: Trả lời

    Thuốc sắc thì uống thế nào bác

  5. T.kiều says: Trả lời

    Thưa bác sỹ. Tôi bị bệnh hoại tử chõm xương đùi bên phải, tôi thường xuyên dùng thuốc kháng viêm giảm đau Miloxicam. Hỏi bá sỹ, dùng liên tục thời gian dài có ảnh hưởng gì ?

  6. lê hoàng anh says: Trả lời

    chao bác sĩ . e o hậu giang e phat hiện minh bị hoại tử chỏm xuong đùi trái ngày 2-9-2016 . sau do e ve dung thuoc nam đến nay đã 4 tháng chan e ko còn nhức nữa đi đứng gần nhu bình thường . bác si cho e hỏi như vậy co nên tiếp tục không hay nên thay khớp . trung tâm chỉnh hình chỉ định e thay khớp . rất mong được sự góp ý của bác sĩ .

    1. nguyễn thuận bảo says:

      Bạn uống thuốc nam gì vậy? Ở đâu? Bạn có thể chỉ cho mình với!

    2. Bùi Đức Nghĩa says:

      Bạn Lê Hoàng Anh ,Tôi là Bùi Đức Nghĩa tôi ở Xuân Trường Nam Định tôi cũng bị bệnh chỏm xương đùi bạn uống thuốc nam ở đâu cho tôi biết với. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn!

    3. lê hoàng anh says:

      mình điều trị bằng bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh này đây mọi người .
      http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/cach-chua-dau-khop-goi-bang-thao-duoc-quanh-nha.html

    4. Hoàng Minh Hưng says:

      Bạn Nghĩa ơi tôi muốn hỏi bạn đã dùng thuốc gì chưa? tối cũng có người em bị như bạn

    5. Hoàng Minh Hưng says:

      Bạn Lê Hoàng Anh ơi bạn có thể cho minh xin số điện thoại của bạn được không. Mình cũng có người em bị như bạn. mình muốn hỏi bạn chút ạ

    6. Cường Đỗ says:

      Tôi năm nay 36 tuổi, bị hoại tử chỏm xương đùi, tôi muốn uống thuốc của nhà thuốc, làm gì để khám bệnh bốc thuốc được ạ.

  7. Thanh Bình says: Trả lời

    tôi cũng nghe nói bệnh này chỉ có điều trị bằng các bài thuốc nam thì mới có cơ hội khỏi được . chứ điều trị tây y nhiều khi bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật chi phí cũng rất lớn và lai không cẩn thận sau có biến chứng gì cũng khổ . bác nào có địa chỉ ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh cho tôi xin với nhé . xin cảm ơn .

  8. Mai Thị Vân says: Trả lời

    mẹ mình cũng đang điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh Công nhận nhiều người chữa bệnh ở đây. mình gửi cả nhà địa chỉ và SĐT của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây nhé
    >> Đ/C ; số 37A ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội
    >> Điện thoại: 024 62 536649 – 0963302349 .
    >>> http://dominhduong.com/

  9. Lê thị hòa says: Trả lời

    Cho e hỏi nếu phẫu thuật thay khớp nhân tạo thì phải thay khớp cả 2 bên hay chỉ bên bị đau
    Thay khớp rồi đi lại có bị thập thễnh hay đau đớn gì k ạ.

    1. Trần Lam says:

      chắc chắn là làm sao được như trước được bạn ơi , phẫu thuật thay khớp chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng thôi bạn nhé . chưa nói gì đến các biến chứng nguy hiểm sau này nữa .

    2. Hoàng Văn Tự says:

      bác lam nói đúng đấy nếu mà uống thuốc điều trị được vẫn là tốt nhất , chứ phẫu thuật chỉ là bắt buộc không còn cách nào khác thì phải làm thôi . như tôi phẫu thuật xong cảm thấy người yếu đi hẳn chán lắm .

  10. Mai Nguyễn says: Trả lời

    Bệnh hoại tử chõm xương đùi có bị di truyền ko?

    1. vân says:

      Dạ,nhà em có Bố em & Chú của em cùng bị bệnh này,2 anh em ruột ạ

  11. Hỷ says: Trả lời

    Mình đang bị hoại tử chỏm xương đùi giống như đọc bài viết trên.chụp xq bảo fai phẫu thuật nên mình đang tiềm cách trị nhưng mình cũng kg đau ầm ĩ.biết chỗ nào điều trị giúp hộ mình nhé

    1. Bình Phạm says:

      bị hoại tử điều trị bằng thuốc của dòng họ đỗ minh bạn nhé tôi cũng bị hoại tử xương chỏm đùi bệnh viện viet đức họ bảo phẫu thuật nhưng tôi không làm chuyển sang điều trị lâu dài thuốc dòng họ đỗ minh giờ ổn rồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger