Bệnh phong thấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp ở trẻ em không phải là tình trạng thường gặp, song các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về chứng bệnh này để có thể xử lý khi tình trạng xuất hiện ở con trẻ.

Cơ thể trẻ em thường yếu và dễ tổn thương hơn người lớn, nếu không có hiểu biết và khắc phục dứt điểm, bệnh phong thấp có thể để lại những di chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh phong thấp ở trẻ em trong bài viết sau.

phong thấp ở trẻ em
Những thông tin cần biết về chứng phong thấp ở trẻ em

Bệnh phong thấp ở trẻ em – Những điều cần biết

Khi nhắc đến bệnh phong thấp nhiều người cho rằng bệnh chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc người lao động nặng nhọc. Tuy nhiên bệnh lý này có thể xuất hiện ở trẻ em, nếu phụ huynh không chú ý rất có thể bỏ qua những dấu hiệu của bệnh.

Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Văn Bình – Công tác tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho biết: “Bệnh phong thấp ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 5 – 16 tuổi, bắt nguồn từ rối loạn miễn dịch. Những tế bào mô sụn và xương khớp khỏe mạnh bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tác động và gây tổn thương.”

Phụ huynh nên bổ sung kiến thức về bệnh để có thể phát hiện ra những triệu chứng của con trẻ, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ em

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ là vấn đề rất quan trọng, bởi ngay khi phát hiện ra bệnh điều cần làm đầu tiên chính là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở con mình.

phong thấp ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp ở trẻ em
  • Do di truyền: những trẻ có cấu trúc xương không hoàn chỉnh và yếu dễ gặp phải bệnh phong thấp. Tuy nhiên vấn đề chỉ biểu hiện rõ rệt nhất khi trẻ lớn lên.
  • Thời tiết thay đổi: cơ thể trẻ nhỏ yếu và hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, xương khớp có thể phải chịu những tác động tiêu cực và gây ra bệnh phong thấp.
  • Biến chứng do những bệnh lý khác: các bệnh lý về tai – mũi – họng có thể gây ra biến chứng là bệnh phong thấp ở trẻ em. Những bệnh lý này là điều kiện để vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A xâm nhập và tấn công cơ thể. Một số trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn này khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: khiến cơ thể trẻ còi cọc, sức đề kháng yếu, xương khớp chậm phát triển. Với thể trạng này, bé rất dễ mắc bệnh phong thấp ở trẻ em nếu có điều kiện thích hợp.

2. Triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em

Phụ huynh có thể nhận biết bệnh phong thấp ở trẻ qua những triệu chứng phổ biến ngay sau đây.

  • Viêm khớp: đây là triệu chứng phổ biến và dễ quan sát nhất ở trẻ, viêm khớp có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Viêm khớp khiến khớp đau nhức, trẻ mệt mỏi và không còn hiếu động như trước.
  • Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, khó ăn uống và thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ khó khăn khi di chuyển, có thể đi khập khiễng nếu vị trí viêm khớp ở hông hoặc khớp gối.
  • Một vài trường hợp xuất hiện tình trạng hồng ban vòng, biểu hiện là những nốt tròn nhỏ có màu hồng nhạt. Hồng ban vòng có thể di chuyển và để lại di chứng về sau.

Ngay khi phát hiện con trẻ có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý mắc phải. Các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý cảm cúm thông thường, do đó phụ huynh không nên chủ quan và ỷ y trước những triệu chứng này.

3. Biến chứng do bệnh phong thấp ở trẻ em

Bệnh phong thấp ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và rất khó khắc phục nếu không tiến hành điều trị kịp thời.

Bệnh có thể gây tổn thương lên mắt, tim, phổi và các cơ quan nội tạng khác. Một số trẻ có thể bị tổn thương xương khớp và phát triển mạnh mẽ khi đến tuổi trưởng thành.

Cách điều trị phong thấp ở trẻ em hiệu quả

Ngay khi trẻ xuất hiện những triệu chứng của bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ những phương pháp điều trị phù hợp.

1. Dùng thuốc

Nếu triệu chứng bệnh ở trẻ không quá nặng, việc dùng thuốc sẽ được bác sĩ ưu tiên nhằm giúp trẻ giảm cơn đau xương khớp và ức chế sự phát triển của bệnh. Một số loại thuốc điều trị phong thấp ở trẻ em như: thuốc giảm đau, kháng viêm,…

phong thấp ở trẻ em
Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng do bệnh phong thấp ở trẻ em gây ra

Bác sĩ có thể sử dụng corticoid trong trường hợp bệnh nặng nề và cơn đau có xu hướng lây lan nhanh chóng.

Cơ thể trẻ khá nhạy cảm, do đó phụ huynh cần theo sát quá trình trẻ uống thuốc nhằm phòng tránh những rủi ro đáng tiếc. Bất cứ dấu hiệu nào bất thường xảy đến khi trẻ dùng những loại thuốc này, phụ huynh cần ngưng thuốc và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và thay thế bằng phương pháp điều trị khác.

2. Vật lý trị liệu

Xương khớp của trẻ còn non nớt nhưng mức độ phục hồi và tái tạo nhanh hơn người trưởng thành. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập giúp bé cải thiện cơn đau và khôi phục khả năng vận động.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện những kỹ thuật lên cơ thể bé để giảm đau sâu hơn.

Bên cạnh những phương pháp điều trị từ chuyên gia, phụ huynh nên chú ý thay đổi những thói quen của trẻ để bệnh tình nhanh chóng được chữa khỏi:

  • Nên tập thói quen cho bé giữ vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra.
  • Bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, cá, trứng và ngũ cốc.
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục cho trẻ để bệnh tình chuyển biến tốt đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
  • Chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để khắc phục kịp thời.

Mặc dù bệnh phong thấp ở trẻ không phải là bệnh lý phổ biến, song việc trang bị những hiểu biết về bệnh là điều rất cần thiết. Đối mặt với những vấn đề của cơn trẻ, phụ huynh cần bình tĩnh để có thể tìm cách xử lý hiệu quả nhất!

Tham khảo thêm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger