Bệnh viêm đa khớp uống thuốc gì?

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn, biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, gây tổn thương chủ yếu ở các khớp ngoại vi. Bệnh thường tiến triển từ từ, khớp dần bị phá hủy và dẫn đến teo cơ, biến dạng, dính và cứng khớp. Vậy khi mắc bệnh viêm đa khớp, bệnh nhân nên uống loại thuốc gì? Hiện tại để chữa trị căn bệnh này, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây Y, Đông Y và các bài thuốc Nam. Tuy nhiên, việc bệnh nhân sử dụng loại thuốc nào cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm đa khớp uống thuốc gì?

Viêm đa khớp là căn bệnh xuất hiện phổ biến hiện nay, bao gồm viêm đa khớp cấp tính và mạn tính. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng, các yếu tố liên quan gây ra căn bệnh này như: virus, vi khuẩn, yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền, môi trường sống và làm việc, nhiễm lạnh, phẫu thuật,…

Bệnh viêm đa khớp uống thuốc gì?

1 – Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc Tây y

Ở cả hai thể cấp tính và mạn tính, khi điều trị bệnh viêm đa khớp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau, kháng viêm.

# Thuốc Corticosteroids

Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như: Methylprednisolone, Prednisolone, Prednisone,…

Thuốc Methylprednisolone

Cách sử dụng như sau:

  • Ngắn hạn: Chỉ định khi có đợt tiến triển, trong thời gian chờ các thuốc chống thấp cho hiệu lực. Tùy theo thể bệnh vừa hay nặng hoặc tiến triển như thế nào mà sử dụng theo liều lượng thích hợp.
  • Dài hạn: Chỉ định cho các bệnh nhân mắc bệnh nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài.

→ Lưu ý: Thuốc Corticosteroids có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm, giảm đau. Đồng thời giúp duy trì khả năng vận động chứ không thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

# Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs)

– Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2:

  • Celecoxib: 200mg, uống 1 – 2 lần/ngày.
  • Etoricoxib: 60 – 90 mg, uống 1 lần/ ngày.
  • Meloxicam: 15 mg tiêm hoặc uống 1 lần/ngày.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid

– Các thuốc thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc:

  • Diclofenac: Uống hoặc tiêm: 75mg x 2 lần/ngày trong 3 – 7 ngày.
  • Sau đó uống: 50 mg x 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần.
  • Brexin (piroxicam + cyclodextrin): Uống 20mg/ngày.

→ Lưu ý: Đối với những bệnh nhân già yếu, có tiền sử mắc bệnh dạ dày hoặc điều trị dài ngày thì cần phải được theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton để tránh nguy cơ có các tác dụng không mong muốn.

# Điều trị bằng các thuốc chống thấp (DMARDs)

– Đối với thể bệnh nhẹ, mới khởi phát hoặc thể thông thường: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển như: Methotrexat, Sulfasalazin, Hydroxychloroquine,…

Điều trị bằng các thuốc chống thấp (DMARDs)

Cụ thể liều uống như sau:

  • Methotrexat: Khởi đầu 10 mg x 1 lần/tuần. Tùy theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn.
  • Sulfasalazin: Khởi đầu 500 mg/ngày, tăng 500 mg cho mỗi tuần, duy trì ở liều 1.000 mg x 2 lần/ngày.

Có thể sử dụng kết hợp:

  • Phương án 1: Methotrexat với Sulfasalazin hoặc Hydroxychloroquine, nếu kết quả điều trị không như mong muốn.
  • Phương án 2: Methotrexat, Sulfasalazin và Hydroxychloroquine, nếu kết quả điều trị không như mong muốn.

– Thể nặng, kháng trị với các DMARDs kinh điển (không có đáp ứng sau 6 tháng): Ở bệnh viêm đa khớp dạng thấp thể nặng, có biểu hiện kháng các thuốc chống thấp kinh điển sau 6 tháng điều trị thì cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học) để cho hiệu quả tốt hơn.

Trước khi chỉ định các thuốc sinh học, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc lao, viêm gan, các xét nghiệm chức năng gan thận và đánh giá mức độ hoạt động bệnh. Sau đó, tiến hành dùng các  thuốc chống thấp kinh điển với các thuốc chống thấp sinh học như sau:

Thuốc Adalimumab

  • Thứ 1: Kết hợp Methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab)
  • Thứ 2: Kết hợp Methotrexate và một trong 3 loại thuốc kháng TNFα là Adalimumab, Etanercept, Infliximab.
  • Thứ 3: Kết hợp Methotrexate và thuốc kháng lympho B (rituximab).

Sau 3 – 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học thứ nhất không hiệu quả, có thể xem xét thuốc sinh học thứ 2. Tương tự như vậy, có thể xem xét thuốc sinh học thứ 3 nếu thuốc sinh học thứ 2 không hiêu quả.

→ Lưu ý: Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp (DMARDs) có khả năng làm chậm hoặc làm ngừng quá trình tiến triển viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài theo chỉ định của bác sĩ và cần phải được bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

2 – Chữa trị viêm đa khớp bằng thuốc Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông Y chữa viêm đa khớp được nhiều người ủng hộ. Theo các nhà Đông Y,  sưng, viêm khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết và chức năng tạng phủ suy yếu. Điều này gây ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết, làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân (gân) mạch đầy đủ, nên gây ra đau nhức khớp xương. Các bài thuốc Đông Y có tác dụng giải tỏa sự tắc nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân xương.

Thuốc Đông Y điều trị viêm đa khớp

 Bài thuốc phòng phong thang:

  • Nguyên liệu: Phòng phong: 16g, Hoàng cầm 12g, Xuyên quy 16g, Cát căn 16g, Xích Phục Linh 12g, Khương hoạt 10g, Hạnh nhân 8g, Quế chi 8g, Tần giao 12g, Cam thảo 6g.
  • Cách bào chế: Hạnh nhân bỏ vỏ, Xuyên quy tẩm rượu, Quế chi cạo bỏ vỏ. 10 vị trên đem sắc với 2 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.
  • Cách dùng: Uống ấm, chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần.

3 – Chữa viêm đa khớp bằng các bài thuốc Nam

Các bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Thuốc mang lại những lợi ích vượt trội trong quá trình chữa bệnh viêm đa khớp bằng thảo dược so với các loại thuốc Tân dược. Đặc biệt, chữa bệnh viêm đa khớp bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả cao, không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

# Bài thuốc nam chườm nóng và xoa bóp:

  • Bài 1: Lấy kim ngân hoa trộn với rượu rồi sao nóng, đắp lên chỗ khớp bị đau để giảm sưng và đau nhức.
  • Bài 2: Đem hạt cải tán bột,  cho vào 1 lòng trắng trứng gà trộn đều rồi bôi lên vùng khớp bị viêm. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần sẽ giúp xua tan cơn đau nhức do viêm khớp dạng thấp.

Bài thuốc Nam điều trị viêm đa khớp

  • Bài 3: Giã nát bồ kết và muối ăn theo tỉ lệ 1:2, đem sao nóng rồi gói vào vải và chườm lên khớp sưng đau. Khi hết nóng thì thay thuốc. Người bệnh nên làm nhiều lần sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc mang lại.

# Bài thuốc nam để uống:

  • Bài 1: Độc hoạt 8g, sinh địa 20g, tang ký sinh 24g, phòng phong 8g, đương quy 16g, tần cửu 16g, phục linh 16g, ngưu tất 8g, bạch thược 8g, xuyên khung 8g, tế tân 4g, đảng sâm 16g, đỗ trọng 16g, quế chi 8g, cam thảo 4g. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc uống hoặc có thể đem ngâm rượu uống giúp giảm đau, chữa đau lưng, các bệnh khớp mãn tính, cứng khớp co duỗi khó khăn rất tốt.

Cây trinh nữ điều trị viêm đa khớp

  • Bài 2: Trinh nữ 20g, đinh lăng 20g, thiên niên kiện 10g, bưởi bung 20g, kê huyết đằng 20g, nam tục đoạn 20g, hy thiêm 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, quế 8g. Các thảo dược đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khoảng 3 tuần sẽ thấy hiệu nghiệm.
  • Bài 3: Trinh nữ 20g, kê huyết đằng 20g, thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, hà thủ ô chế 16g, ngải diệp 16g, đương quy 12g, tất bát 12g, chích thảo 12g. Các thảo dược đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.

BỆNH NHÂN CẦN BIẾT:

# Điều trị bệnh viêm đa khớp bằng thuốc Tây y có thể giảm triệu chứng bệnh nhưng vẫn không thể điều trị bệnh tận gốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc này trong thời gian dài còn có thể gây tác dụng phụ đến cơ thể như loét dạ dày, tá tràng; gây phù, tăng huyết áp do giữ natri, nước, suy tuyến thượng thận cấp, thưa xương, loãng xương,…

Lưu ý cho bệnh nhân chữa trị viêm đa khớp

# Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng các bài thuốc Đông y và các bài thuốc Nam có nguồn gốc tự nhiên, được đánh giá là an toàn đối với cơ thể bệnh nhân nhưng thường cho tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài và mất khá nhiều thời gian cho việc nấu thuốc.

Như vậy, cả thuốc Tây Y và Đông Y đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ trong việc sử dụng thuốc. Để biết bản thân có thể điều trị bệnh bằng loại thuốc nào, bạn nên nhanh chóng thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

 → Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 17:22 - 04/01/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger