Bị đau gan bàn chân là bệnh gì ?

Câu hỏi của độc giả:

Thưa bác sĩ, tôi có thắc mắc là bị đau gan bàn chân là bệnh gì? Gần đây tôi thường hay bị đau ở dưới gan bàn chân phải. Đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, tôi bước xuống giường là thấy đau nhức dưới lòng bàn chân rất khó đi lại.

Nhiều khi cơn đau còn xuất hiện ở phần thắt lưng, kéo dần xuống một bên mông, rồi xuống đùi và chạy dọc xuống tới gan bàn chân. Tuy nhiên, tôi lại không thấy chân bị sưng, trật khớp hay có dấu hiệu bất thường bên ngoài nào hết. Cơn đau chỉ giảm khi tôi nghỉ ngơi nhưng sau đó nếu đi tới đi lui hoặc chỉ cần ngồi hơi lâu chút là cơn đau lại xuất hiện. Tôi không biết đây là triệu chứng của bệnh gì? Rất mong bác sĩ hướng dẫn cho tôi cách chữa bệnh này hiệu quả. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

(Nguyễn Thị Nhỏ, Bến Lức, Long An)

bi-dau-gan-ban-chan-la-benh-gi

Giải đáp:

Chào chị, chuyên mục benhcoxuongkhop.net rất cảm ơn chị đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về cho chúng tôi.

Với những triệu chứng đau ở gan bàn chân, thi thoảng kèm theo những cơn đau xuất phát từ thắt lưng chạy dọc xuống một hoặc cả hai bên chân như chị mô tả, chúng tôi cho rằng có thể chị đã mắc chứng “Đau dây thần kinh tọa”. Để hiểu hơn về căn bệnh này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin giúp chị được rõ.

Bị đau gan bàn chân là bệnh gì?

Đau gan bàn chân là một trong những triệu chứng rất thường hay gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, trong cuộc sống hằng ngày không ít người gặp phải hiện tượng này. Có thể là những cơn đau nhói ở gan bàn chân, cũng có khi là cơn đau âm ỉ không dứt. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa.

Viêm cân gan chân là viêm dải gân cơ bám từ xương gót đến các xương bàn chân và gây đau lòng bàn chân. Tác dụng của cân gan chân là duy trì độ cong sinh lý của bàn chân và giảm lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Khi cân gan chân gặp tổn thương sẽ gây viêm đau.

Triệu chứng dễ nhận biết khi bị viêm cân gan chân là người bệnh thường bị đau khớp bàn chân mỗi khi di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy bước chân xuống sàn nhà. Nếu dùng tay ấn vào gan bàn chân sẽ thấy đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ rút khỏi.

Tại sao bị đau dây thần kinh tọa – gan bàn chân?

Nguyên nhân gây “Đau dây thần kinh tọa – gan bàn chân” chủ yếu là do tổn thương rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm, còn lại là do tổn thương dây thần kinh, đám rối thần kinh, vị đĩa đệm hoặc nguyên nhân hiếm gặp hơn là tổn thương thân đốt sống, chấn thương, mang thai…

Tuỳ theo vị trí tổn thương mà cơn đau sẽ xuất hiện ở những vị trí khác nhau. Với trường hợp của chị Nhỏ, cơn đau tập trung nhiều ở gan bàn chân, cùng với đó là những cơn đau nhỏ lẻ ở thắt lưng và đùi cho thấy vị trí tổn thương nằm tại rễ thần kinh r5. Những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này thường là:

Do tính chất nghề nghiệp của bệnh nhân: những người làm vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, điền kinh… hoạt động bàn chân nhiều với cường độ cao hoặc những người phải giữ một tư thế trong thời gian dài.

Tăng cân, béo phì: thường khiến cột sống chịu nhiều áp lực của cơ thể, lâu ngày gây thoát vị đĩa đệm, dị dạng cột sống, …

Người ở độ tuổi trung niên: cấu tạo và chức năng của xương khớp bắt đầu suy giảm nên dễ bị đau gan lòng bàn chân hơn nếu di chuyển đi lại nhiều.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh “Đau dây thần kinh tọa”

Hậu quả của đau dây thần kinh tọa có thể thấy ngay đó là những cơn đau làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Về lâu dài, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến hạn chế vận động một phần hoặc hoàn toàn liệt chi dưới.

Một biểu hiện khác của Đau dây thần kinh toạ thường gặp là tê buốt quanh khớp háng, mặt sau chân, gan bàn chân khiến chân bị yếu, giảm vận động.

Đau dây thần kinh toạ còn có thể tiến triển và biến chứng làm giảm hoặc thậm chí là làm mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang. Trong trường hợp đau dây thần kinh toạ cấp tính kèm các triệu chứng bí tiểu, đại tiện không tự chủ, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay.

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa

Với căn bệnh này, Y học hiện đại vẫn đưa ra những chỉ định điều trị quen thuộc bằng những loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B liều cao. Cũng có thể là uống thuốc chống viêm hoặc chỉ định phẫu thuật ngoại khoa trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bệnh do thoát vị đĩa đệm, chấn thương,…

Thực tế cho thấy những phương pháp này mới chỉ cho hiệu quả điều trị tức thời, phù hợp với các trường hợp bệnh cấp tính hoặc mới mắc bệnh. Song đối với những người bệnh thường xuyên tái phát hoặc do điều kiện công việc không thể thay đổi (ví dụ như những công nhân may phải ngồi máy may trong thời gian dài) hoặc bị tổn thương rễ thần kinh do thoái hóa, tuổi tác cần điều trị lâu dài thì Đông y lại cho thấy nhiều mặt tích cực hơn, hiệu quả duy trì lâu hơn, không tác dụng phụ. Và tùy vào những đơn vị điều trị khác nhau mà các ưu điểm cũng vì thế mà được phát huy nhiều hay ít.

Điều trị Đau dây thần kinh tọa bằng bài thuốc Đông y “Cốt vương thần hiệu thang”

“Cốt vương thần hiệu thang” là bài thuốc Đông y nổi tiếng, chủ trị các bệnh về xương khớp, đau dây thần kinh tọa do Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam nghiên cứu phát triển và ứng dụng điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân trong nhiều năm qua.

1350890716980_1350890716980_r

(Cốt vương thần hiệu thang chữa Đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Ảnh minh họa)

Theo quan niệm của Đông y, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong các bệnh danh “Tọa điến phong”, “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau. Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội chứng đau dây thần kinh tọa có thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng “Tý” hoặc “Thống”.

Bài thuốc “Cốt vương thần hiệu thang” bao gồm các vị thuốc như: Bạch thược: giúp thư cân, dưỡng huyết; Ma hoàng: giúp phát tán biểu tà; Quế chi: thông kinh hoạt lạc … kèm với đó là các vị thảo dược hỗ trợ giải độc, dưỡng sinh. So với các bài thuốc Đông y khác chữa Đau dây thần kinh tọa, “Cốt vương thần hiệu thang” cho thấy ưu điểm vượt trội ngay từ những thành phần dược liệu được bảo hộ với nguồn gốc rõ ràng và chất lượng thuốc ổn định, cho đến định lượng các vị thuốc được nghiên cứu đạt chuẩn phù hợp với bệnh Đau dây thần kinh tọa. Bài thuốc không tập trung vào tác dụng giảm đau ngay tức thời mà chủ yếu bồi bổ và tăng cường chức năng thải độc gan, thận – hai cơ quan chính quyết định sức khỏe xương khớp, hoạt huyết, đả thông kinh lạc, đồng thời cải thiện chức năng gan, thận để cơ thể tự đào thải các nhân tố gây bệnh và dựng lên lớp rào chắn mạnh mẽ ngăn chặn chúng quay trở lại. Nhờ thế mà không chỉ xương khớp  khỏe, hết đau dây thần kinh tọa mà người bệnh cũng sẽ cảm nhận sự thay đổi tích cực khắp trên thân thể.

Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh bởi sự tin tưởng và những phản hồi tích cực từ vô số bệnh nhân trên toàn quốc gửi về:

“Tôi bị đau dây thần kinh tọa do ngày xưa làm việc nặng, phải cúi xuống và khom lưng nhiều giờ để vận chuyển và chế biến những thùng hoa quả đóng hộp. Tuy bị đau nhiều năm nhưng cho tới lúc về hưu mới có cơ hội chữa trị và nghỉ ngơi. May mắn biết đến bài thuốc “Cốt vương thần hiệu thang” của Trung tâm, giờ tôi đã hết đau và có thể sinh hoạt bình thường, giúp đỡ con cháu”. – bác Nguyễn Thị Muộn, 60 tuổi, TP. Nam Định.

“Mình bị đau dây thần kinh tọa, đi khám thì bác sĩ cũng mới chỉ có thể phán đoán nguyên nhân do thói quen làm việc ngồi nhiều, ít vận động, cộng thêm thời kì mang thai nặng nhọc khiến tôi mắc bệnh. Đến khi cơn đau lan xuống chân, gây tê bì và đau đớn quá nhiều tôi mới đi khám và điều trị. Tôi đã sử dụng khá nhiều phương pháp song không cho hiệu quả, đến khi gặp được bài thuốc “cốt vương thần hiệu thang” tôi mới có thể giảm cơn đau và bắt đầu ngày mới một cách thực sự thoải mái và vui vẻ”.  – chị Lý Ngọc Tâm, 32 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật lúc 00:56 - 12/09/2021

Bình luận (16)

  1. Tuan says: Trả lời

    Chao bác si tôi năm nay 40 T
    Mấy tháng nay tôi có triệu trưng ,đau cơ chân va tay và ngứa có hạch ở cổ . Thinh thoảng có mụn và ngứa .
    Bác si cho tôi cho hỏi đó la triệu chưng của bênh j ?
    Xin cám ơn bác si

  2. Hồ quang lĩnh says: Trả lời

    trước đây Bị mất cảm giác ,tê buốt bàn chân và bắp chân khi chạy nhiều hoặc đi bộ nhiều . tôi trước đi bệnh viện bạch mai khám và điều trị những cứ không uống thuốc là lại bị lại . sau tôi chuyển sang điều trị bằng thuốc Đông Y của dòng họ Đỗ Minh sau 4 tháng uống thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bs Đỗ Minh Tuấn . ấy thế mà may mắn hợp thầy hợp thuốc từ ngày nhưng tôi dừng không uống thuốc đến nay đã gần cả năm nay rồi mà bệnh tình vẫn ổn định không thấy có hiện tượng tê buốt mất cảm giác như trước nữa .
    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  3. le dinh trieu says: Trả lời

    Thua bac si nam nay chau 14tuoi ma chau bi viem can gan xin bac si giup chau

  4. Nhung says: Trả lời

    Bác sĩ cho con hỏi. Năm nay con 20tuổi lòng bàn chân con thỉnh thoảng đi lại bị đau..khi khiển gót là bị đau còn dở cả bàn chân lên cùng lúc thì lại không sao. Lúc bị chân trái lúc thì chân phải. Vậy con có nguy cơ mắc bệnh gì ạ.

  5. Le hai au says: Trả lời

    E bi dau nhuc ban chan.nong rac.đau vào buoi sang va toi.sưng len nua chove hỏi bi gì ạ.

  6. chi says: Trả lời

    Thưa cô cháu mới bị đau ở gót bàn chân 2 ngày nay liệu có phải chau bi lsao k ạ đêm cháu ngủ cug hoi đau nhug chỉ nhẹ chứ k đau lắm cô cho cháu hỏi cháu bị bệnh gj ak

  7. dương văn hạnh says: Trả lời

    Chào bsỹ, tôi năm nay 34 t, tôi bị đau nhức cả 2 bàn chân một thời gian rồi, việc đi lại rất bất tiện cho hỏi bệnh đó có khó chữa kô

  8. Sương says: Trả lời

    Chào bác sĩ.
    Do tính chất cv nên e phải đứng nhiều,sau 1 thời gian,em bị đau giữa gan bàn chân bên phải,đi lại khó khăn và đau nhức,bác sĩ có thể tư vấn giúp e được k ạ

  9. Võ Mạnh Hiếu says: Trả lời

    Chào bác sĩ. Tôi bị đau chân có khi không đi lại được, đau ở mu bàn chân (phần dưới ngón út và ngón gần nó) nhưng chân không sưng, không tấy đỏ. Có khi không đặt chân xuống đất được. Đau chân trái vài hôm, lại bớt và nó lại đau qua chân phải. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Tôi đi lại rất khó khăn. Năm nay 35 tuổi nhưng đau khoảng 3, 4 năm nay. Dạo này thấy nặng. Cảm ơn bác sĩ.

  10. Tien says: Trả lời

    chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, gần đây e bị đau gan bàn chân phải không biết có phải đây là biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa hay không? nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

  11. Nguyễn Ngọc Trân says: Trả lời

    Chào bác sĩ , tôi năm nay 45 tuổi , thời gian gần đây tôi bị đau gan bàn chân phải , và thường hay đau ở thắt lưng và chân phải thường xuyên thấy đau và mỏi . xin bác sỉ tư vấn giúp .
    Xin cảm ơn

  12. Hạnh says: Trả lời

    Chào bác sĩ em năm nay 31 tuổi, thỉnh thoảng bị tê các ngón tay phải làm cho em rất khó chịu khi cầm tay lái mỗi khi đi làm. Nhưng gần đây em lai bị đau gan bàn chân trái, mới đầu chỉ xuất hiện đau khi em cúi xuống và co chân lên khi muốn lam việc gì đó, giờ em bị đau buốt ngay cả lúc đi, ấn tay vào đau buốt cả chân.cho em hỏi như vây là bệnh gì em cảm ơn bác sĩ ạ

  13. Nguyễn ngọc hấn says: Trả lời

    Dạ cháu chào bác sĩ ạ.cho cháu hỏi mẹ cháu năm nay 44 tuổi mẹ cháu hay bị lối cột sống với dạo gần đây mẹ cháu bị đau bàn chân đi khám bác sĩ quận thủ đức thì bác sĩ nói mẹ cháu đau ngoài da gan bàn chân vậy cho cháu hỏi kg biết đau gan bàn chân có phải là biểu hiện của bệnh thần kinh tọa hay bệng gì khác không và cách chữa trị như thế nào ạ mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.cháu cám ơn bác sĩ ạ.

  14. Mai Huân says: Trả lời

    Tôi có hiện tượng buổi sáng ngủ dậy bước xuống nền nhà ở gan bàn chân trái như bị kim châm vào rất thốn. Xin bác sỹ cho biết tôi bị bệnh gì? Cảm ơn bác sỹ!

  15. Vũ thạch says: Trả lời

    Chào bác sĩ em bị đau thắt lưng đã bị vài năm nay thỉnh thoảng nó lại đau đến mức ngồi kg ngồi đc gần đây em còn bị đau đầu gối và đau gan bàn chân vậy bác sĩ có thể tư vấn hộ e đc kg ạ

  16. Vũ thị thu Huong says: Trả lời

    Thưa bác sĩ năm nay tôi 44 tuổi thỉnh thoảng bị đau đầu gối khi thời tiết lạnh và đau gan bàn chân, tôi bị mắc bệnh gì? Và cách điều trị như thế nào mong bác sĩ chỉ dùm với ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger