Bị gai cột sống có nên tập thể dục, tập gym không?

Tập thể dục hay tập gym đều đặn mỗi ngày là những biện pháp đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống chung với các bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gai cột sống thì việc luyện tập liệu có thật sự tốt? Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn trước vấn đề này.

Gai cột sống có nên tập thể dục không
Liệu người bệnh gai cột sống có nên tập thể dục để cải thiện sức khỏe xương khớp?

Có nên tập thể dục hay tập gym khi bị gai cột sống?

Nhiều người cho rằng khi đang gặp các vấn đề về xương khớp, điển hình là bệnh gai cột sống thì nên hạn chế vận động. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp khuyến cáo rằng, việc vận động đúng chừng mực sẽ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị. Ngược lại nếu hạn chế vận động quá mức sẽ làm cho đốt sống xơ cứng và tình trạng bệnh thêm nặng nề.

Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn những bài tập phù hợp với hiện trạng sức khỏe của mình. Thêm vào đó, cần tập luyện với cường độ và thời gian phù hợp. Những yếu tố này sẽ giúp bạn nhận được kết quả tốt hơn khi tập luyện để nâng cao sức khỏe xương khớp.

Tập thể dục nói chung và tập gym nói riêng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Phải kể đến như:

  • Giúp tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai của hệ thống xương khớp
  • Cải thiện tốt hơn sức mạnh của cơ
  • Giúp bạn giữ tinh thần thoải mái, giảm thiểu stress, căng thẳng
  • Hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng

Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu thích bộ môn gym thì hãy nên cẩn trọng hơn. Bởi đây là bộ môn đòi hỏi kỹ thuật tốt và sức mạnh khi tập luyện. Nếu đang bị gai cột sống, bạn chỉ nên tập các động tác đơn giản, nhẹ, không sử dụng nhiều sức. Thời gian đầu tập luyện, bạn nên có người hướng dẫn để đảm bảo tập đúng kỹ thuật.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Một số bài tập phù hợp với người bị gai cột sống

Khi đang sống chung với bệnh gai cột sống, bạn có thể tham khảo và thực hiện một số bài tập được đề cập dưới đây:

1. Đi bộ

Đi bộ là một trong những bài tập đơn giản được nhiều người lựa chọn tập luyện để cải thiện sức khỏe. Đây cũng chính là bài tập được khuyến nghị rằng rất phù hợp với những người bị gai cột sống.

Gai cốt sống có nên đi bộ
Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện, phù hợp với người gai cột sống

Việc đi bộ không chỉ giúp cải thiện vận động của khớp gối mà còn giúp tăng độ dẻo dai của cột sống. Bạn nên chọn địa điểm đi bộ với không gian thông thoáng và địa hình bằng phẳng. Cần ăn nhẹ và uống nước để bổ sung năng lượng trước khi đi bộ ít nhất 1 giờ đồng hồ.

Bạn cũng nên chọn trang phục cũng như đi giày chuyên dụng cho việc đi bộ để nhận được kết quả tốt nhất cho sức khỏe xương khớp. Không nên quá gắng sức, đi quá nhanh hay quá lâu để tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.

2. Bài tập Squat

Squat là một bài tập nhỏ trong hệ thống các bài tập gym thông dụng có tác dụng tốt với những người bị gai cột sống. Ngoài việc tác động nhiều lực lên vùng cơ đùi và cơ mông thì bài tập này còn có tác dụng tốt lên vùng cột sống thắt lưng và vùng cơ xung quanh.

Khi tập luyện, bạn cần siết chặt vùng hông để giữ cho cột sống được thẳng. Nếu đang bị gai cột sống bạn đừng nên gánh thêm tạ bởi sẽ gây quá nhiều áp lực cho cột sống cũng như khớp gối. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ chấn thương.

Thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn tập, chân mở rộng bằng vai, tay đưa song song ra trước
  • Từ từ ngồi xuống, cố gắng giữ cho đầu gối vuông góc
  • Mông đùi và đầu gối tạo một đường thẳng song song với mặt sàn
  • Siết chặt cơ lưng và cơ hông, giữ trong vài giây rồi từ từ đứng lên
  • Lặp lại các động tác trên trong khoảng 15 lần

3. Một số động tác Yoga

Yoga là bộ môn được nhiều người yêu thích, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa hơi thở và chuyển động. Đối với những người đang bị gai cột sống thì việc lựa chọn những bài tập yoga đơn giản để rèn luyện cũng là cách tốt giúp nâng cao sức khỏe xương khớp.

Tư thế con mèo:

  • Trụ toàn bộ cơ thê lên 2 đầu gối và 2 tay (Giống như tư thế đứng của con mèo)
  • 2 tay và 2 đầu gối mở rộng 1 khoảng bằng vai
  • Siết chặt hông và bụng rồi đẩy từ từ lưng lên hết cỡ, đầu hướng về ngực
  • Giữ yên tư thế này trong ít nhất 5 – 7 giây rồi mới trả từ từ về tư thế chuẩn bị
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần

Tư thế rắn hổ mang:

  • Nằm sấp xuống mặt sàn, chân duỗi thẳng
  • Co 2 tay lên chống bên cạnh ngực, lòng bàn tay úp
  • Sử dụng lực tay để nâng toàn bộ thân trên lên, ngực ưỡn ra hết cỡ, mặt hướng về phía trước
  • Giữ khoảng 10 giây rồi trả từ từ về tư thế chuẩn bị
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần
gai cột sống tập thể dục như thế nào
Người bị gai cột sống có thể chọn tư thế rắn hổ mang trong yoga để tập luyện mỗi ngày

Ngoài ra, bạn có thể chọn các động tác khác như tư thế em bé, tư thế chùa một cột, tư thế quỳ gối thẳng người, tư thế cây cầu… Những tư thế yoga này cũng rất dễ thực hiện và tốt cho cột sống đang bị tổn thương.

Những lưu ý khi tập thể dục, tập gym cho người bị gai cột sống

Đối với những người bình thường thì việc tập luyện hết sức đơn giản và không phải lưu ý đến quá nhiều thứ. Tuy nhiên, khi bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp, nhất là bị gai cột sống thì việc tập luyện sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi thực hiện không đúng cách có thể khiến cho bệnh tình chuyển biến xấu đi.

Sau đây là một số vấn đề mà người bệnh gai cột sống cần chú ý khi tập thể dục hay tập gym.

1. Lựa chọn bài tập

Lựa chọn bài tập luôn là vấn đề mà bạn phải lưu tâm hàng đầu khi tập luyện. Nếu xương khớp đang không thật sự tốt, bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa đủ để hỗ trợ kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh của cơ xương.

Một số bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay yoga… là những lựa chọn tốt cho bạn. Còn đối với những người đam mê tập gym thì càng phải chú ý hơn đến vấn đề lựa chọn động tác. Bạn cần tránh xa những động tác mạnh, phải dùng nhiều sức hay dồn quá nhiều áp lực lên cột sống.

2. Thời gian tập luyện

Với những người bình thường, việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày có thể kéo dài lên tới cả 2 giờ đồng hồ tùy vào thể lực. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị gai cột sống thì hãy chú ý nhiều hơn đến thời gian luyện tập.

Mỗi tuần nên tập khoảng 5 buổi và mỗi buổi chỉ nên kéo dài tầm 30 phút. Thời gian vàng để bạn thực hiện việc tập luyện đó là vào buổi sáng. Trong trường hợp, bạn thấy xương khớp của mình, nhất là vùng cột sống có dấu hiệu mỏi hay đau nhức thì nên dừng việc tập luyện lại, ngay cả khi mới bắt đầu.

3. Cường độ tập luyện

Khi xương khớp của bạn đang hoạt động không tốt thì hãy bắt đầu việc tập luyện với cường độ từ nhẹ đến vừa. Bởi nếu tập luyện với cường độ nhanh hay mạnh bạn rất dễ gặp phải rủi ro, điển hình nhất là gặp phải chấn thương.

Khoảng thời gian đầu khi tập luyện, bạn hãy chậm rãi để cơ thể làm quen dần với các bài tập. Sau đó có thể tăng từ từ cường độ lên tùy thuộc vào sức chịu đựng của mình.

Ngoài ra, trước khi tập luyện, bạn nên dành khoảng 10 phút cho việc khởi động. Điều này không chỉ giúp làm nóng cơ thể, kéo giãn gân cốt mà còn rất tốt trong việc ngăn ngừa chấn thương. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể khi cần thiết để giảm thiểu tình trạng mất sức, mệt mỏi.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, bạn nên kết hợp với việc rèn luyện thể dục phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống được tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận tham vấn về các bài tập cũng như lưu ý khi tập luyện để tránh rủi ro phát sinh.

 

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 11/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger