Bị gút có nên tập Gym – tập tạ không bác sĩ?

Thắc mắc: “Thưa bác sĩ, em muốn hỏi rằng bị gút có nên tập gym hay không? Em vừa khám bệnh về thì thấy hàm lượng acid uric lên đến 500 mol/g. Ngón chân cái sưng tấy đi lại khó khăn và cảm thấy đau nhức nhiều. Được dặn là về nhà phải rèn luyện thể thao nhưng không biết rằng bị gút có nên tập hay không. Nếu có thì cách tập như thế nào để đảm bảo an toàn? Xin bác sĩ trả lời giúp em, cám ơn bác sĩ”.

Phạm Duy, 34 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

Trả lời:

Xin chào Phạm Duy!

Trước hết là lời cám ơn vì bạn đã tin tưởng và lựa chọn gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi – Đáp của thuocdantoc.vn chúng tôi.

Bệnh Gút có nên tập Gym không
Liệu khi bị bệnh Gút có nên tập Gym không? 

Tiếp đến, bạn cần biết rằng câu hỏi: “Bị gút có nên tập gym không?” là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc khác. Chúng tôi xin được tổng hợp các thông tin và trả lời một cách đầy đủ nhất trong bài viết này như sau:

Gym và tác dụng của Gym là gì?

Gym là cụm từ viết tắt của Gymanastics, có nghĩa là phòng tập thể dục. Mọi người thường có thói quen gọi tắt là phòng Gym – nghĩa là tập thể dục tại trong phòng kín. Đây là một xu hướng được nhiều người lựa chọn để cải thiện vóc dáng và sức khỏe của mình.

Hơn nữa, tập gym sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp. Các khối cơ phải phối hợp để hoàn thành các bài luyện tập. Sau một thời gian kiên trì, mỡ xấu sẽ được tiêu hao và thay thế bằng các cơ bắp săn chắc, cân đối.

Gym được công nhận có thể loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Vì là một môn thể dục, tập gym sẽ giúp giải phóng năng lượng xấu trong cơ thể, giúp đầu óc được thư giãn và nghỉ ngơi. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, tăng cường trao đổi chất của cơ thể mỗi ngày.

Tại một số phòng gym phân khúc trung – cao cấp có trang bị cả phòng xông hơi. Điều này sẽ rất tốt để kích thích và thư giãn sau thời gian vận động rèn luyện với cường độ mạnh.

Bị Gút có nên tập Gym không?

Gút là tên gọi của căn bệnh liên quan đến xương khớp, gây ra chứng đau nhức và viêm thấp khớp. Kéo theo đó là các đau đớn, bất tiện, khó khăn với người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

bệnh Gút có nên tập Gym không?
Người bệnh Gout có thể tập Gym nhưng cần đúng cách

Khi thăm khám và điều trị, bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên đến bệnh nhân là vận động/ chơi thể thao mỗi ngày để kiểm soát tình trạng cơ thể tốt hơn.

Dựa trên các nghiên cứu và khảo sát, gym có thể được xem là một loại rèn luyện phù hợp nếu người bệnh áp dụng các bài tập nghiêm túc, đúng đắn. Tập Gym sẽ giúp các cơ khớp phối hợp nhịp nhàng, tránh tình trạng xơ cứng gây đau nhức. Ngoài ra, gym còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp khí huyết trong cơ thể di chuyển thông thuận, ngăn cản các bệnh lý xâm nhập khi sức đề kháng bị suy giảm vì gút.

Với người bị gút, không phải bài tập gym nào cũng tốt và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn gút mà đưa ra các bài tập phù hợp.

  • Gout nhẹ: khi hạt tophi chưa kết tủa và đông cứng thì người bệnh nên tranh thủ áp dụng các bài tập nhẹ nhàng ngay lập tức. Đó là các dạng đi bộ, chạy chậm trên máy hoặc thực hiện các động tác tác động đến cơ bàn chân, ngón chân, khớp gối, khuỷu tay. Hoạt động liên tục sẽ giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế hạt tophi kết tủa gây xơ cứng khớp.
  • Gout nặng: trong trường hợp tình trạng acid uric tăng quá cao và các khớp có dấu hiệu bị biến dạng, đau nhức âm ỉ, bạn buộc lòng phải thay đổi các phương án luyện tập. Các bài tập nặng với máy cần thay bằng các bài tập nhẹ, hạn chế tập cùng máy móc. Hầu như gout nặng không được khuyến khích tập gym mà đổi với đi bộ ngoài trời, bơi lội hoặc yoga để cải thiện tình trạng trước. Sau khi kiểm soát tốt thì có thể quay trở lại với gym.

Bị gút có nên tập tạ không?

Vì sự đa dạng trong các bài tập và dụng cụ mà tập tạ được xem là một bộ môn thuộc phòng gym. Trong trường hợp đã, đang điều trị gút thì bệnh nhân được khuyến cáo rằng không nên tập tạ. Bởi:

Các cơ khớp sau khi bị viêm nhiễm và tổn thương rất yếu ớt. Các chấn thương khi nâng tạ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Theo đó, sự phục hồi và chữa trị về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.

Bạn vẫn có thể tập gym, nhưng là tập các bài tập chuyên dụng phù hợp cho người bị gút, có tác dụng giảm đau nhức và hồi phục sức khỏe là chính.  

Những lưu ý khi bị gút và tập gym

Để đảm bảo an toàn trong quá trình rèn luyện, bạn nên có những chú ý sau:

lưu ý khi tập gym cho người bị Gout
Người bị Gout nên uống nhiều nước khi tập Gym
  • Nói không với hải sản, thịt đỏ hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin ( 1 dạng chất đạm) để tránh tăng tiết acid uric. Thay bằng các loại rau xanh và trái cây tươi.
  • Không sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng cơ, siết cơ.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là sau khi tập gym ( tối thiểu 2 lít nước/ngày)
  • Kiên trì 30-60 phút/ngày tập luyện dù đã, đang điều trị hay điều trị dứt triệu chứng gút.
  • Tập các bài tập chú trọng phối hợp tay chân, tăng sự vận động tại cơ khớp để phòng ngừa hạt tophi kết tủa.
  • Tập với huấn luyện viên có kinh nghiệm và có bài tập riêng dành cho người đang điều trị bệnh gút.
  • Chú ý nâng mức độ bài tập từ nhẹ đến nặng thật chậm rãi, phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của chính bản thân để điều chỉnh. Tránh tình trạng tập quá sức, gắng sức.  
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập và tái khám định kỳ để theo dõi bệnh sít sao.
  • Ngừng tập khi có dấu hiệu đau nhức kéo dài.

Tạm kết, để điều trị bệnh gút rất cần đến các loại vận động hằng ngày. Theo đó, bị bệnh gút vẫn có thể tập gym nếu rèn luyện đúng cách và khoa học. Đừng quên chữa trị gút là một quá trình dài, cần nhiều sự cố gắng và phối hợp giữa bác sĩ – bệnh nhân. Vì vậy chuyện vận động, tập thể dục thể thao phải được thực hiện mỗi ngày, đều đặn và kéo dài không ngừng nghỉ. Không chỉ hỗ trợ trị dứt điểm gút, vận động sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan khác.

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 09:47 - 25/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger