Bị phình đĩa đệm nên tập gì?

Với những bệnh nhân mắc bệnh phình đĩa đệm ở mức độ nặng, việc điều trị bệnh bằng phẫu thuật là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân nên áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách giúp người bệnh dễ dàng thích nghi hơn với việc vận động sau khi phẫu thuật điều trị bệnh. Vậy bị phình đĩa đệm thì nên tập những bài tập nào? Dưới đây là 5 bài tập cụ thể giúp hỗ trợ người bị thoát vị đĩa đệm điều trị bệnh tốt nhất, các bạn có thể tham khảo.

Bệnh phình đĩa đệm cột sống lưng

Phình đĩa đệm là một trong những căn bệnh rất thường hay gặp phải ở những người làm việc nặng nhọc hay ngồi lâu tại một chỗ. Có thể hiểu, phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm đã bị lồi ra phía sau nhưng phần nhân nhày vẫn còn nằm trong bao xơ và chưa gây chèn ép vào dây thần kinh. Những bệnh nhân bị phình đĩa đệm sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao.

Bệnh phình đĩa đệm gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức kéo dài ở cột sống lưng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh phình đĩa đệm sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tê liệt chân tay, bại liệt, mất khả năng vận động,…

Bị phình đĩa đệm nên tập gì?

Điều trị bệnh phình đĩa đệm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì áp dụng một số chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng thêm một số bài tập vật lý trị liệu. Đây là điều mà rất nhiều bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe rất khuyến khích. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh dễ dàng thích nghi được với việc vận động đi lại trong quá trình phẫu thuật.

Bệnh phình đĩa đệm gây đau lưng

Người bệnh cũng nên lưu ý, không phải ai cũng có thể áp dụng thực hiện các bài tập này. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập phù hợp với người bệnh. Chính vì thế, khi áp dụng bất cứ bài tập nào, người bệnh cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là 5 bài tập rất tốt cho những người mắc bệnh phình đĩa đệm, các bạn có thể tham khảo.

# Bài tập số 1

Bài tập số 1 giúp làm co giãn các cơ ở cột sống. Từ đó, giúp người bệnh tránh được hiện tượng co cứng và sẽ bớt đau hơn.

Nằm úp trên sàn nhà, từ từ nâng phần thân dưới lên

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm úp người trên một mặt phẳng, đồng thời từ từ nâng phần thân phía trước lên sao cho 2 bên khuỷu tay vuông góc với mặt đất và các đầu ngón chân chạm đất.
  • Bạn giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi lại hạ người xuống.
  • Thực hiện động tác này như vậy liên tiếp 10 lần (áp dụng cho một lần luyện tập).

# Bài tập số 2

Bài tập số 2 có tác dụng làm giảm thiểu áp lực tác động lên đĩa đệm. Khi tập luyện, lực sẽ tác động vào nhiều điểm trên cột sống và giúp cho các khoang đốt giãn rộng ra. Nhờ vậy mà sẽ giảm được áp lực nội đĩa đệm.

Giữ cơ thể ở tư thế bò, tay chống thẳng xuống đất

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm trên sàn ở tư thế bò cao, tay chân chống thẳng xuống đất và giữ cho độ rộng của hai tay ngang bằng vai.
  • Từ từ  lấy hơi hít vào và ép phần bụng cong xuống dưới. Đồng thời, đầu ngửa lên trần nhà trong khoảng 2 giây.
  • Sau đó nhẹ nhàng thở ra và cúi đầu xuống, phần lưng cong lên.
  • Thực hiện liên tục từ 8-10 lần.

# Bài tập số 3

Bài tập số 3 giúp ngăn chặn tiến trình thoái hóa và thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị phình. Hạn chế sự chèn ép và tác động lên rễ thần kinh. Tránh được tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng hai chân

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng. Đồng thời, một tay thì duỗi dọc nép sát vào thân mình và tay còn lại để ngửa bàn tay lên trên.
  • Lấy hơi, sau đó từ từ hít sâu vào và nâng phần cổ và ngực lên cao khỏi mặt sàn.
  • Giữ tư thế nào trong khoảng 5-10 giây, sau đó thở ra và quay lại tư thế tập lúc đầu.
  • Bạn luyện tập ít nhất 10-15 lần, sau đó mới chuyển qua tập bài tập khác.

# Bài tập số 4

Bài tập số 4 giúp tái tạo, phục hồi lại đĩa đệm đã bị phình hay bị rạn nứt. Đồng thời, giúp người bệnh vận động cột sống linh hoạt hơn và giảm đau nhức ở phần cột sống lưng.

Nằm trên nền nhà và co đầu gối lại

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm trên sàn với tư thế ngửa, đồng thời chân tay duỗi thẳng.
  • Tiếp đến, từ từ co 1 bên chân lên. Sau đó dùng hai tay đan vào nhau kéo chân áp sát vào bụng.
  • Bạn giữ tư thế này trong khoảng vài giây và thả lỏng chân về tư thế ban đầu.
  • Đổi bên chân và thực hiện tương tự các động tác như thế mỗi bên khoảng 10 lần.
  • Bài tập này giúp kéo giãn phần cột sống thắt lưng, rất có lợi cho người bị phình đĩa đệm ở khu vực này.

# Bài  tập số 5

Bài tập số 5 giúp tăng cường sự vững chắc và dẻo dai của cột sống cũng như hệ thống cơ gân , dây chằng và các cấu trúc cột sống khác. Đồng thời giảm đau, giúp người bệnh có thể thoải mái hơn trong mọi cử động phần lưng.

Ngửa đầu ra sau và cúi về phía trước

Cách thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên giường, 2 chân co lại, gập phần đầu gối về phía trước bụng, 2 tay đan vào và giữ ở đầu gối.
  • Sau đó, bạn nghiêng hai đầu gối về bên trái hết mức có thể trong khoảng 5 giây.
  • Cuối cùng, bạn đưa gối về vị trí ban đầu rồi lại nghiêng qua bên phải với tư thế tương tự.
  • Mỗi bên bạn thực hiện khoảng 10 lần và đổi bên.

Hy vọng những bài tập trên sẽ giúp ích được cho người bệnh trong việc điều trị bệnh phình đĩa đệm. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân nên thao tác nhẹ nhàng, không nên vận động quá mạnh, gây ảnh hưởng đến phần đốt sống lưng. Để biết được tình trạng bệnh của mình có thể áp dụng được những bài tập nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:07 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger