Bị trật khớp vai: Cách xử lý, điều trị và chăm sóc

Trật khớp hay trật khớp vai là tình trạng rất phổ biến ở nhiều người, có thể xảy ra với mọi đối tượng từ người trẻ đến người già, nam giới hoặc phụ nữ.

Trật khớp vai chủ yếu là do bị chấn thương khi chơi thể thao, té ngã hoặc tai nạn giao thông tác động mạnh lên vùng khớp vai. Vậy, khi bị trật khớp vai phải làm sao để giảm đau và hạn chế tổn thương nặng hơn? Chú ý một số bước xử lý sau đây khi bị trật khớp vai sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị trật khớp vai hiệu quả.

bị trật khớp vai phải làm sao

Các nguyên nhân gây trật khớp bả vai

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta có thể bị trật khớp vai vì những lý do sau:

  • Té ngã: Đây là nguyên nhân gây trật khớp vai ra sau phổ biến nhất ở những cầu thủ đá banh, vận động viên trượt tuyết hay những người chơi bóng chuyền…Việc té ngã trên cầu thang hay trên các mặt sàn trơn trượt cũng dễ khiến khớp vai bị trật ra ngoài.
  • Gặp tại nạn khi đi xe cộ: Nhiều người bị trật khớp vai khi bị va quẹt xe cộ, tai nạn giao thông
  • Khiếm khuyết trong cấu tạo của khớp vai: Một số người có cấu trúc khớp vai không được bình thường, điển hình là chứng ổ chảo nông có thể bị trật khớp vai tái hồi nhiều lần trong suốt cuộc đời của họ
  • Lỏng dây chằng: Ở khớp vai, dây chằng có nhiệm vụ giữ cho các đầu khớp nằm cố định ở vị trí của nó. Khớp vai có thể bị trật khi dây chằng bị tổn thương, trùng giãn hoặc lỏng lẻo.
  • Ngủ không đúng tư thế: Nằm nghiêng nhiều cũng có thể gây trật khớp vai sau khi ngủ dậy.

Triệu chứng nhận biết bạn bị trật khớp vai

Chứng trật khớp vai không khó nhận biết, bệnh nhân cần thận trọn khi bản thân có các triệu chứng như:

  • Khớp vai bị lệch, biến dạng, có thể nhìn thấy đầu khớp nhô hẳn ra ngoài
  • Khu vực xung quanh khớp vai và vùng cánh tay bị sưng tấy, tụ máu gây bầm tím
  • Khớp vai bị trật sẽ ngay lập tức gây ra cơn đau dữ dội ngay sau khi bạn bị té ngã, tai nạn hoặc chấn thương khi chơi thể thao
  • Bệnh nhân không thể giơ tay lên được. Việc cố gắng cử động, di chuyển khớp càng khiến vai bị đau dữ dội hơn.

triệu chứng trật khớp vai

  • Sờ ngón tay vào khớp vai thấy hõm khớp rỗng
  • Tê yếu khu vực cánh tay bên bị trật, bàn tay và các ngón tay cũng cử động một cách yếu ớt
  • Một số trường hợp bệnh nhân có cảm giác ngứa ran ở vùng vai và dưới cánh tay

Hãy đi khám bác sĩ để được nắn trật khớp vai hoặc điều trị bằng các phương pháp y khoa cần thiết. Việc chần chừ sẽ khiến bệnh nhân phải gánh chịu những cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng đến việc vận động và có nguy cơ gặp nhiều di chứng sau này.

Các bước xử lý khi bị trật khớp vai

Trước khi tới bệnh viện, bạn nên xử lý sơ cứu ngay khi bị trật khớp vai để tránh gặp di chứng sau này:

* Bước 1: Hạn chế di chuyển hoặc cử động

Khi bị trật khớp vai, việc đầu tiên là bạn đừng di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh tạo thêm lực lên khớp gây đau hơn. Các động tác lắc tay, xoay khớp hoặc nắn khớp có thể khiến khớp bị tổn thương, các nhóm cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu quanh khớp vai có thể bị ảnh hưởng nặng hơn lúc ban đầu.

* Bước 2: Cố định khớp vai

Tiếp theo, dùng băng vải cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để nâng đỡ khớp bị tổn thương, giúp người bệnh đỡ đau và thoải mái hơn.

cách xử lý khi bị trật khớp vai ra sau

* Bước 3: Chườm lạnh

Cho đá hoặc nước lạnh vào túi chườm và chườm lên vùng khớp vai để làm dịu nhanh cơn đau và giảm sưng hiệu quả. Chú ý tránh các phương pháp chườm nóng, bóp muối, xoa rượu thuốc, dùng mật gấu để giảm đau vì không mang đến hiệu quả giảm đau khớp vai mà có thể khiến các mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương hơn.

* Bước 4: Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời

Trật khớp vai tuy không quá nguy hiểm nhưng sau khi cố định khớp và chườm lạnh, bạn đã cảm thấy cơn đau thuyên giảm thì vẫn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp, giúp chữa trật khớp nhanh chóng và an toàn hơn.

Cách điều trị trật khớp vai

Khi tới bệnh viện khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bị trật khớp vai trước đó, kiểm tra mức độ sưng và tình trạng của khớp bằng mắt thường. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chụp X- quang để chắc chắn rằng bệnh nhân không có thêm bất cứ tổn thương nào tại khớp vai như gãy xương, rách sụn khớp, đứt dây chằng…

Các phương pháp điều trị bệnh trật khớp vai tại bệnh viện bao gồm:

  • Dùng thuốc chữa trật khớp bả vai: Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, thuốc làm co giãn cơ để xoa dịu cơn đau ở khớp vai.
  • Nắn trật khớp vai: Bệnh nhân có thể được chích thuốc gây tê hoặc dùng thuốc an thần trước khi nắn trật khớp vai. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân bị trật khớp vai mới hay bị trật khớp vai tái diễn mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp nắn trật khớp vai như ISELIN, Hypocrat, Djenalizde hay Arlt. Sau khi nắn xong bệnh nhân cần đeo băng bất động 2-3 tuần để tổn thương ở khớp vai có thể bình phục hoàn toàn.

nắn trật khớp vai

  • Tập vật lý trị liệu: Một số bệnh nhân sau thời gian mang băng bất động sẽ được hướng dẫn tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động cho khớp vai.
  • Mổ trật khớp vai tái hồi:Trường hợp bị trật khớp vai tái diễn nhiều lần hoặc dây chằng yếu, có tổn thương ở mạch máu, thần kinh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp mổ nội soi được lựa chọn chủ yếu bởi nó an toàn, ít gây chảy máu và cho thời gian bình phục nhanh. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp vai một thời gian để phục hồi chức năng vận động cho khớp.

Chăm sóc sau khi đã được điều trị trật khớp vai

Sau khi đã được kiểm tra về tình trạng của khớp vai bị trật, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bằng các loại thuốc uống và thuốc xoa để người bệnh thực hiện tại nhà. Khi đó, bạn cần chú ý tuân thủ tốt các việc sau:

  • Uống thuốc và xoa thuốc cho khớp vai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được dùng các thuốc bên ngoài đơn thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Sau khi khớp đã phục hồi trở lại thì không nên vận động mạnh như chơi thể thao ngay mà nên tịnh dưỡng một thời gian phù hợp. Tránh tình trạng khớp còn yếu và có thể bị tổn thương trở lại nếu hoạt động mạnh.
  • Di chuyển và cử động khớp vai nhẹ nhàng, các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng nên chú ý để tránh va chạm lên khớp.

Trong trường hợp điều trị tại nhà mà khớp vai có dấu hiệu bị sưng đau tái phát thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.

Trật khớp vai bao lâu thì lành, di chứng có thể gặp?

Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc trật khớp vai bao lâu thì lành bởi thời gian bình phục của người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ chấn thương, cách chăm sóc và phương pháp chữa trị…

Thông thường những người trẻ tuổi bị trật khớp vai sẽ có tốc độ bình phục nhanh hơn so với những người đã lớn tuổi. Một số người do không kiêng cữ được và thường xuyên phải cử động cánh tay bị trật cũng sẽ lâu lành hơn. Thực tế thì mỗi bệnh nhân cũng phải chờ ít nhất 2 tuần cho tới 2 tháng hoặc lâu hơn để phục hồi hoàn toàn chức năng hoạt động của khớp vai.

Trật khớp bả vai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ bị trật khớp tái hồi, biến dạng khớp, tê yếu các cơ và dây chằng. Đặc biệt bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp vai, thoái hóa khớp bả vai ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bạn có thể tham khảo thêm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 14:18 - 01/12/2018

Bình luận (11)

  1. Đinh Cao Cường says: Trả lời

    Thưa bác sĩ! Tôi bị trật khớp vai trái và đã được nấng vào lại và dùng thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm tôi vẫn hoạt động bình thường và rất giữ gìn khớp vai. Nhưng hôm nay,trong lúc ngủ trưa tôi xoay tay quay lên trên về sau để gối đầu thì ko may khớp bị trật ra lại. Sau đó tôi đến bệnh viện và được BS nấng cố định vào lại. Bay giờ tôi đang dùng thuốc theo chỉ định. Xin hỏi BS tôi phải làm gì để hạn chế hoặc không tái phát lại và xin hỏi có loại thuốc nào hỗ trợ phục hồi vết thương hay không..? Xin cảm ơn!

  2. Khải says: Trả lời

    bệnh này chữa ở đây tốt nhất nè cả nhà , mẹ tôi đang chữa ở đây tình hình bệnh tình tiến triển rất tốt .

    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  3. Phan Nam says: Trả lời

    E bị trật khớp phải,và bị tái hồi.Có cách nào điều trị mà ko phải băng hay bó bột đc ko bác sĩ.Bác sĩ tư vấn giúp em…

  4. ta duy linh says: Trả lời

    toi bi trat ba vai trai da duoc 9 nam nay. nhug van hoat dong binh thuong.nhung hien gio thi thoang lai co cam giac dau mỏi đến khó chịu. một vài hôm lại đỡ. nguyên nhân bị là do tập xà. bị khoảng một tháng là tự khỏi. tôi không dùng bất kỳ loại thuốc nào. tay vẫn hoạt đông bình thường nhưng không đưa cao về sau được và hay bị đau mỏi

  5. ta duy linh says: Trả lời

    xin bs tu van gium. xin cam on

  6. Lê thế tuân says: Trả lời

    Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.
    Cháu bị sai khớp vai, đi lắn lại khớp được vài hôm thì lại bị lệch khớp nhưng cháu không biết, để nửa tháng mí đi lắn lại, vì để lâu quá ko chưa ngay lên giờ vẫn bị đau, được 2 tháng rồi mà cháu vẫn bị đau. Liệu tay cháu giờ chữa được ko, liệu khỏi d ko hay nó đau xuất thế .

    1. Huy says:

      Bác sĩ có ở trên đây đâu anh tuân tốt nhất anh gọi điện liên hệ nhờ bác sĩ họ tư vấn cho coi sao nè .

  7. Dang thi cam nhung says: Trả lời

    Vai em bi dau dua tay thang len hoac cong tay lai thi rat dau . Em nhu vay co anh huong gi khong. Lam sao chua tri. Nho bs tu van giup em

  8. Truongvantien says: Trả lời

    Thua bac si cai tay e di cu dong no keu khop khop ma ich co dau.k bit bi trat khop vai k.gio phai lam sao ak.chi con voi cam on bac si nhiu

  9. nguyễn xuân hùng says: Trả lời

    thưa bác sĩ tôi bị trật khớp vai và có đi nắn khỏi dc 1 tgian sau đó lâu lâu vô tình xoay nó lại bị lại bs có thế tư vấn xem cách nào chữa khỏi hoàn toàn k

  10. Trần Thị Thu Trang says: Trả lời

    Thưa bác sĩ: tôi bị sai khớp vai phải đã 5 tháng . Lúc mới bị tôi có đến bệnh viện bác sĩ nắn lại và treo cố định 1 tháng
    sau đó tôi sinh hoạt bình thường nhưng có khó khăn. tự nhiên khoản 12 tháng nay tôi phát hiện xương quai xanh bên phải nhô cao ra có đều trị được không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger