Có dấu hiệu bệnh gai khớp gối này bạn cần khi khám ngay

Nếu bạn nhận thấy bản thân mắc phải các triệu chứng như đau nhức ở gối, đi lại khó khăn, khớp gối bị sưng đỏ, tê buốt, biến dạng khớp, cứng khớp gối,… hãy tiến hành thăm khám ngay lập tức, bởi đây là những dấu hiệu gai khớp gối.

Gai khớp gối là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, thường hay gặp phải ở những người cao tuổi. Theo thời gian, sụn khớp bị hư tổn và dẫn đến thoái hóa, “gai xương” hình thành được coi như một hệ quả tất yếu của quá trình trên. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh rất dễ bị đau nhức ở gối, khiến việc đi lại và sinh hoạt khó khăn hơn. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, tàn phế,…

Triệu chứng gai khớp gối

Với tình trạng tổn thương ở các lớp sụn khớp đầu gối, bề mặt sụn ở đầu khớp bị hư hại và dần mỏng đi, làm ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Đồng thời khi đó đầu khớp không còn lớp bảo vệ nên dần xảy ra tình trạng đau, viêm làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương, khiến cho khớp xương bị hư hại dần dẫn đến gai xương đầu.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng của cơ thể của con người. Bộ phận này tham gia vào các hoạt động của chi dưới, giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn. Vì luôn phải gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên theo thời gian khớp gối rất dễ bị suy yếu đi. Cùng với quy luật lão hóa tự nhiên, khi tuổi tác càng cao thì sụn khớp cũng dần bị thoái. Lúc này, lượng dịch khớp tiết ra quá ít dẫn đến khô khớp, sụn khớp bị ăn mòn, xơ mỏng và nứt loét nên không thể đảm bảo chức năng bảo vệ các đầu xương.

Dấu hiệu bệnh gai khớp gối

Khi cử động khớp gối, các đầu xương dưới sụn sẽ cọ sát trực tiếp với nhau gây đau. Tình trạng này càng khiến sụn khớp bị tổn thương nặng nề. Không chỉ vậy, các mô xương dưới sụn cũng bị phá hủy và dẫn đến khuyết xương. Lúc này, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng cường canxi để khắc phục các phần xương bị khuyết nhưng quá trình này lại vô tình khiến canxi lắng động ở các mô sụn, mô dưới sụn và dẫn đến sự hình thành các “gai xương” ở khớp gối.

6 dấu hiệu nhận biết bệnh gai khớp gối

1 – Đau khớp

Đây là triệu chứng gai khớp gối rất dễ nhận biết. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy cơn đau mơ hồ, thoáng qua do phần gai chỉ mới bắt đầu hình thành, còn nhỏ li ti nên chưa thương tổn gì nhiều. Về sau, khi gai phát triển to lên, mức độ đau nhức sẽ càng tăng khiến người bệnh bị đau khủng khiếp. Khi đó, người bệnh chỉ cần cử động nhẹ khớp gối, co duỗi gối cũng thấy đau do gai dẹt và sắc nhọn ở hai đầu xương cọ sát vào nhau và gây chèn ép lên các dây thần kinh, gân cơ, sụn khớp.

Đau khớp là dấu hiệu đầu tiên của gai khớp gối

Bên cạnh đó, cơn đau có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày với nhiều mức độ khác nhau kèm theo triệu chứng đau nhói, tê buốt. Khi dịch khớp càng suy giảm thì khớp càng bị khô nhiều hơn, bệnh nhân cũng sẽ bị đau liên tục, đau cả ngày lẫn đêm, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

2 – Khớp gối thường xuyên phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo

Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục lạo xạo

Đa số các bệnh nhân bị gai khớp gối sẽ rất dễ gặp phải tình trạng các âm thanh lục cục hay lạo xạo phát ra từ trong khớp gối khi bệnh nhân đứng lên, ngồi xuống. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khớp bị khô, mất nước. Dịch khớp không đủ để bôi trơn ổ khớp nên hai đầu xương và sụn cọ sát vào nhau làm phát ra âm thanh. Cùng với đó là sự cọ sát giữa các gai xương ở sụn và xương dưới sụn khiến bệnh nhân vừa bị đau nhức, vừa nghe thấy âm thanh lục cục, lạo xạo từ khớp gối. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng.

3 – Khớp gối bị sưng và tấy đỏ dưới da

Dấu hiệu này cũng rất dễ gặp phải ở những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Gai xương xuất hiện càng nhiều sẽ khiến màng hoạt dịch bị viêm và dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối. Điều này khiến cho khớp bị sưng trướng lên, vừa gây đau nhức, vừa gây hạn chế vận động. Bên cạnh đó, các mô sụn bị vôi hóa cũng làm xuất hiện các vùng tấy đỏ dưới da và gây đau rát. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà vùng khớp gối có thể bị sưng nhiều hay sưng ít, đau nhiều hay đau ít.

Khớp gối bị sưng, tấy đỏ dưới da

Khi đầu gối bị sưng, người bệnh sẽ khó khăn trong việc vận động. Các sụn khớp quanh bánh chè trở nên khô và vôi hóa. Người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện khi ngủ dậy, bắt buộc phải xoa bóp thì mới có thể vận động bình thường được.

4 – Tê mỏi, mất cảm giác

Tê mỏi, mất cảm giác ở khớp gối

Triệu chứng bệnh gai khớp gối này thường xuất hiện khi người bệnh đang trong giai đoạn nặng. Gai khớp gối sẽ nhanh chóng khiến cho hệ thần kinh bị chèn ép và gây ra hiện tượng tê mỏi. Nhiều bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau nhức và tê kéo dài xuống bàn chân vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc ngồi lâu tại một chỗ. Thậm chí trường hợp nặng, người bệnh thường bị mất cảm giác ở chân, không thể đi lại và vận động bình thường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

5 – Cứng khớp

Cứng khớp là biểu hiện điển hình của bệnh gai khớp gối

Cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy là một trong những biểu hiện gai khớp gối đặc trưng nhất. Khi khớp gối bị vôi hóa và xuất hiện gai xương, người bệnh sẽ rất khó cử động linh hoạt chân. Đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào sáng sớm, bệnh nhân thường thấy khớp gối bị cứng và không thể co duỗi chân, nếu càng cố gắng thực hiện thì  chân càng đau nhói hơn. Tình trạng này thường kéo dài không quá 30 phút và được cải thiện khi người bệnh bắt đầu xoa bóp chân và tập vận động.

6 – Hạn chế vận động

Thông thường, những người bị gai khớp gối thường khó đứng vững, mất thăng bằng và rất dễ ngã khi đi lại. Tình trạng gai xương mọc dày khiến cho khớp gối bị biến dạng, lệch trục, cơ bắp chân và đùi cũng theo đó bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ có biểu hiện teo cơ, yếu cơ, gây khó khăn cho việc đi lại. Một số trường hợp còn kèm theo các triệu chứng tăng thân nhiệt, sốt cao, đau nhức toàn thân,…

Bệnh gai khớp gối gây hạn chế vận động

Để biết chắc chắn bệnh nhân có bị bệnh gai khớp gối hay không, ngoài việc thăm khám các biểu hiện lâm sàng, người bệnh cần được chụp phim X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,… giúp nhận biết mức độ nặng nhẹ của tổn thương do gai xương. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhằm phục hồi và duy trì chức năng của khớp gối.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gai khớp gối. Nếu nhận thấy bản thân có một trong những dấu hiệu trên, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 01:07 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger