Cách chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp chính xác

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lí về xương khớp mà rất nhiều người mắc phải bởi những nguyên nhân khác nhau. Nhiều người thường xuyên bị các triệu chứng của bệnh hành hạ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc. Hiện nay có những cách nào để chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp chính xác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay với bài viết bên dưới.

chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Có nhiều cách giúp người bệnh chẩn đoán viêm đa khớp dang thấp chính xác

Một số cách chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Số người bị viêm đa khớp dạng thấp đang ngày càng tăng lên bởi các lí do như thừa cân béo phì, tuổi tác, chấn thương,… Nhiều người đang từng ngày bị những cơn đau nhức của căn bệnh này hành hạ những vẫn không hề biết mình mắc bệnh gì. Việc phát hiện bệnh sớm chính là yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn. Sau đây là một số cách giúp chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp chính xác mà bạn cần phải biết.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng được hiểu một cách đơn giản là việc phát hiện bệnh thông qua sự quan sát và nhận thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức ở các khớp nhưng người bệnh sẽ thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lí về xương khớp khác. Để có thể chẩn đoán được bệnh, mọi người cần chú ý đến một số triệu chứng như:

  • Hiện tượng viêm đối xứng ở các khớp: Đây là một trong những biểu hiện lâm sàng thường gặp và đặc trưng nhất của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Nếu người bệnh vị viêm ở cổ tay trái thì cổ tay bên phải cũng sẽ bị viêm.
  • Đau khớp: Các cơn đau do căn bệnh này gây nên ban đầu chỉ khởi phát ở những khớp nhỏ như khớp ở vị trí ngón chân, ngón tay rồi mới lan dần ra các khớp lớn.
  • Sưng khớp: Tại vị trí các khớp bị viêm sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu phù lên, sưng đỏ và nhiều khi còn tụ dịch. Sự sưng của khớp còn tác động đến các dây thần kinh cảm giác gây nóng ran, ngứa rát rất khó chịu.
  • Cứng khớp: là một biểu hiện lâm sàng thường dễ dàng nhận thấy khi mới thức dậy. Các bác sĩ thường đánh giá mức độ bệnh bằng việc căn cứ vào thời gian cứng khớp mỗi buổi sáng.
Chẩn đoán lâm sàng viêm đa khớp dạng thấp
Hiện tượng sưng khớp là một trong những dấu hiệu lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng nói trên, để hỗ trợ cho việc chẩn đoán lâm sàng được chính xác hơn, người bệnh cũng cần theo dõi một số biểu hiện khác của cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải một số hiện tượng như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao do thiếu máu, đôi khi còn xuất hiện dấu hiệu sốt, nổi bạn đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Mặc dù dựa vào những biểu hiện lâm sàng nói trên thì có thể phần nào chẩn đoán được bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng vẫn chỉ mang tính tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Bởi những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cũng khá giống với một số bệnh lí xương khớp khác nên người bệnh thường rất dễ nhầm lẫn. Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn buộc người bệnh phải trải qua việc chẩn đoán cận lâm sàng. Tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Khác với chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán cận lâm sàng là việc phát hiện bệnh thông qua cách tiến hành các xét nghiệm. Những xét nghiệm này có vai trò quan trọng đối với tính chính xác của việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Để xác định chính xác rằng, bạn có đang sống chung với bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay không, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thường chỉ định bạn làm một số xét nghiệm cụ thể như:

  • Một số xét nghiệm cơ bản như: Xét nghiệm tố độ lắng máu, tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm chức năng của gan, phổi, điện tâm đồ hay xét nghiệm Protein phản ứng C. Những xét nghiệm cơ bản này mặc dù cũng chưa có đủ cơ sở để kết luận chính xác nhưng cũng giúp các bác sĩ chuyên khoa phần nào chẩn đoán được tình trạng bệnh. Và đây cũng chính là cơ sở để các bác sĩ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm khác.
  • Chụp X-quang: Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X-quang ở một số vị trí xương khớp trên cơ thể dễ dàng bị viêm khớp dạng thấp nhất mà điển hình là hai bàn tay hay một số khớp đang bị tổn thương. Hình ảnh được ghi lại sẽ giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy sự tổn thương của các khớp và chẩn đoán bệnh được tốt hơn.
  • Xét nghiệm RF: Đây là xét nghiệm được áp dụng để phát hiện yếu tố dạng thấp ở trong máu. Trường hợp kết quả thu được mà yếu tố dạng thấp ở trong máu lớn hơn 14 thì bác sĩ có thể kết luận người bệnh đang mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm Anti CCP: Khi kết quả xét nghiệm RF là âm tính nhưng cơ thể người bệnh lại xuất hiện các dâu hiệu của bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì bác sĩ buộc phải chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiện Anti CCP. Đây là xét nghiệm quan trọng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn bệnh viêm đa khớp dạng thấp mặc dù không được khuyến cáo sử dụng giống như 1 xét nghiệm mang tính sàng lọc.
chẩn đoán cận lâm sàng viêm đa khớp dạng thấp
Anti CCP là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh viêm đa khớp dạng thấp

3. Tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang áp dụng tiêu chuẩn mà Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ công bố vào năm 1987 để chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách chính xác. Chẩn đoán được xác định này dựa trên 7 tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Mỗi sang thức dậy hiện tượng cứng khớp thường kéo dài không dưới 1 tiếng đồng hồ.
  • Thường bị viêm một số khớp ở khu vực bàn tay, sưng ít nhất là một nhóm khớp tại vị trí cổ tay, bàn, ngón tay.
  • Viêm ít nhất 3 nhóm khớp: Xuất hiện dấu hiệu sưng phần mềm hoặc tràn dịch ít nhất 3 trong số các nhóm khớp như ngón gần bàn tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu, gối, cổ chân hay bàn ngón chân.
  • Bị hiện tượng viêm khớp đối xứng.
  • Xuất hiện các hạt lồm cồm ở dưới da.
  • Yếu tố dạng thấp RF trong máu dương tính.
  • Hình ảnh X-quang xuất hiện các dấu hiệu: hẹp khe khớp, khuyết đầu xương, bào mòn,…

Chẩn đoán này sẽ được xác định khi cơ thể người bệnh xuất hiện từ 4 tiêu chuẩn trở lên. Các triệu chứng viêm khớp ở tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 4 có thời gian diễn biến trên 6 tuần và nhất định phải có sự theo dõi và xác định của các bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những cách giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp rất chính xác mà người bệnh nên biết. Bởi lẽ bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lí vô cùng nguy hiểm, dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường và nặng nề nhất là có thể khiến người bệnh mất đi khả năng vận động. Chính vì thế, mọi người cần chú ý để sớm phát hiện và có cách điều trị bệnh hiệu quả.

Hải Ngọc

Các thông tin liên quan:

Cập nhật lúc 12:53 - 18/09/2021

Bình luận (1)

  1. hồng says: Trả lời

    bác sĩ ơi tư vấn giúp cháu với ạ . cháu là con gái năm nay 21 tuổi cháu vừa đi khám có kết quả siêu âm là dich khớp 2 bên 1 bên 3.8mm và 1 bên 4.3 mm va xet nghiêm máu có bạch cầu và hồng cầu đều tăng cao như vậy cháu bị bệnh gì ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger