Cảnh giác đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

Phải cảnh giác đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi. Đau dây thần kinh tọa là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ người trẻ bị đau dây thần kinh tọa ngày một tăng. Cùng xem đâu là nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi.

Cảnh giác đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh hông,… Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng xuống chi dưới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi, điển hình là:

  • Bị các căn bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống,…
  • Bị các chấn thương ở vùng thần kinh tọa mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị đau dây thần kinh tọa do thai nhi phát triển, gây sức nặng lớn cho vùng lưng.
  • Những người có đặc thù công việc thường xuyên ở một chỗ, ít vận động như công nhân, nhân viên văn phòng,….
  • Người trẻ lười thể dục, ít vận động, béo phì cũng là nguyên nhân quan trọng gây đau dây thần kinh tọa.

Biểu hiện đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

  • Đau nhiều ở một bên lưng và chân, cơn đau tăng lên khi vận động mạnh hoặc khi bị các tác động lên dây thần kinh tọa.
  • Nghiên người khó khăn do cột sống bị đơ cứng.
  • Đau dây thần kinh tọa thường khiến các cơn đau nghiêng về 1 bên, bên phía chân đau thường bị teo nhỏ hơn bên chân bình thường.
  • Nếu bệnh nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị đau nhiều, cơn đau lây xuống đùi, bàn chân và gót chân. Người bệnh thậm chí có thể bị tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

Người ta thường nói trẻ tuổi nên cố gắng làm nhiều, tích lũy được nhiều sau này sẽ an nhàn sung sướng. Tuy nhiên, mọi việc đều có giới hạn chịu đựng của nó, không nên cố gắng làm các công việc nặng quá sức sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc, điển hình là việc mắc phải căn bệnh đau dây thần kinh tọa nguy hiểm. Cách phòng bệnh như sau:

Thường xuyên tập thể dục

Mỗi ngày, chúng ta nên dành ra từ 30-60 phút để tập các bài thể dục đơn giản nhằm tăng độ đàn hồi và dẻo dai của xương khớp, tăng cường đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Ăn uống bổ sung dinh dưỡng và canxi

Chế độ ăn uống mỗi ngày nên cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, nhất là canxi cho xương luôn khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu canxi nên dùng mỗi ngày là sữa, tôm, cua, súp lơ, trứng gà,….Tuy nhiên, nên chú ý cân bằng dinh dưỡng cho hợp lý, không nên bổ sung quá nhiều lượng canxi dư thừa dễ sinh bệnh gout.

Làm việc vừa sức, giữ tâm trạng tốt

Không làm các công việc quá sức. Tiền tuy quan trọng nhưng “sức khỏe là vàng”, không có sức khỏe tốt thì không thể làm việc có năng suất được. Tâm trạng căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh, tốt nhất hãy giữ tâm trạng ổn định, thoải mái để giải quyết các vấn đề được sáng suốt hơn.

Không thức khuya quá 23h để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.

Khám sức khỏe định kỳ

Mỗi chúng ta đều nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để phát hiện và chữa trị sớm các bệnh mắc phải. Bất kỳ bệnh nào cũng thế, phát hiện sớm sẽ chữa nhanh khỏi và ít tốn kém hơn. Bệnh càng lâu càng khó chữa trị, chưa kể tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 00:58 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger