Chấn thương đầu gối: Nguyên nhân thường gặp và cách điều trị

Chấn thương đầu gối thường không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có một số trường hợp nghiêm trọng cần phải được can thiệp bằng liệu pháp y tế.

chấn thương đầu gối
Đa số các trường hợp chấn thương đầu gối thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà

Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối thường gặp

Đầu gối là một bộ phận cơ thể rất dễ bị tổn thương. Hầu hết chấn thương đầu gối là do có một lực tác động từ bên ngoài khiến đầu gối bị uốn cong hoặc xoắn lại theo cách ngược lại với cấu tạo của nó. Nguyên nhân phổ biến thường là do té ngã, tai nạn hoặc va chạm khi chơi thể thao.

Ngoài ra một số vấn đề khác cũng có thể gây ra chấn thương đầu gối, bao gồm:

1. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa các chất lỏng dưới da nằm ở phía trên khớp xương của bạn. Bao hoạt dịch ngăn ngừa ma sát giữa các khớp khi di chuyển. Do đó, việc tác động quá mức, té ngã, quỳ hoặc uốn cong đầu gối quá nhiều có thể khiến bao hoạt dịch hoạt động quá tải và dẫn đến viêm bao hoạt dịch.

Điều này thường gây sưng, viêm, đau bao hoạt dịch và khiến nó không thể hoàn thành nhiệm vụ ngăn ngừa ma sát. Ma sát thường xuyên sẽ khiến các khớp xương, sụn va chạm vào nhau gây đau và chấn thương đầu gối.

2. Trật khớp gối

Trật khớp gối có thể xảy ra do chấn thương mạnh, lực tác động lớn đến đầu gối như tai nạn xe hơi hoặc chơi thể thao. Chấn thương đầu gối là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả các bộ phận của đầu gối. Tổn thương gây ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh ở đầu gối. Điều này đòi hỏi việc điều trị khẩn cấp hoặc phẫu thuật.

3. Hội chứng IBT

IBT là một mảnh mô cứng chạy từ hông xuống đến phần ngoài đầu gối của bạn. Khi bạn làm việc quá sức, nó có thể bị viêm theo thời gian. Điều đó gây ra đau ở phía bên ngoài của đầu gối.

Nó thường phổ biến ở vận động viên leo núi, bóng đá, điền kinh hoặc những người có tính chất công việc di chuyển lên dốc cao.

4. Viêm xương khớp

nguyên nhân chấn thương đầu gối
Nguyên nhân chấn thương đầu gối thường là do va chạm hoặc do hoạt động quá mức

Đây là loại viêm khớp và mòn rách sụn, xương khớp ở đầu gối. Đây là nguyên nhân gây đau, viêm và chấn thương đầu gối phổ biến ở người trên 50 tuổi.

Tình trạng này khiến khớp đầu gối bị đau, sưng khi bạn hoạt động. Khớp bị ảnh hưởng lâu ngày có thể dẫn đến cứng khớp hoặc chấn thương đầu gối nghiêm trọng.

Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương đầu gối

Các môn thể thao yêu cầu tác động cao đều có thể làm tăng nguy cơ đau đầu gối và gây ra chấn thương. Các môn thể thao này có thể bao gồm:

  • Điền kinh
  • Bóng đá
  • Bóng rổ
  • Khúc côn cầu
  • Đua xe đạp
  • Leo núi

Người cao tuổi dễ bị chấn thương đầu gối hơn do loãng xương và nguy cơ té ngã cao.

Phụ nữ có nguy cơ chấn thương đầu gối cao hơn đàn ông. Điều này được giải thích là do xương hông và xương đùi của phụ nữ hẹp hơn đàn ông nên dễ dẫn đến viêm và các chấn thương.

Thừa cân cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối. Trọng lượng dư thừa có thể gây sức ép lên khớp gối và toàn toàn bộ chi dưới.

Tập luyện quá mức các bài tập thể hình cũng khiến khớp gối hồi phục không đúng cách và gây ra các chấn thương cấp tính hoặc tổn thương đầu gối.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu các cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý. Điều quan trọng là bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng làm việc, luyện tập cũng như các chấn thương, va chạm đã xảy ra.

Điều trị chấn thương đầu gối

Điều trị chấn thương khớp gối sẽ dựa trên nguyên nhân và đặc điểm của chấn thương. Trong trường hợp chấn thương do căng thẳng hoặc lạm dụng luyện tập người bệnh có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế.

1. Điều trị tại nhà

điều trị chấn thương đầu gối tại nhà
Trong một số trường hợp chấn thương nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc đầu gối ngay tại nhà

Người bệnh có thể lựa chọn một số cách thức chăm sóc và ngăn ngừa tái phát của chấn thương như sau:

  • Ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau ở đầu gối. Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe hoặc cơ bắp, hãy luyện tập từ từ, nâng cao dần dần để cơ, xương, khớp có thời gian thích nghi.
  • Sử dụng băng nẹp đầu gối để tránh các chấn thương, đặc biệt là khi bạn cần quỳ nhiều.
  • Nghỉ ngơi một vài ngày để đầu gối có thời gian hồi phục trước khi quay lại luyện tập.
  • Chườm lạnh để hạn chế cơn đau và sưng. Chườm lạnh từ 15 đến 20 phút sau mỗi 3, 4 giờ. Thực hiện trong 3, 4 ngày hoặc đến khi hết đau.
  • Giữ cho đầu gối nâng cao trong khi ngủ bằng cách kê một chiếc gối bên dưới chân để giảm viêm và sưng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng, vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ do đó hạn chế lạm dụng thuốc.
  • Thực hành một vài động tác vật lý trị liệu. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện dưới sự chỉ định, chăm sóc của nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn.

2. Điều trị y tế

Chấn thương đầu gối nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế đúng cách. Một số biện pháp bao gồm:

  • Nẹp đầu gối hoặc giữ cho đầu gối không di chuyển để giảm thiểu khả năng chấn thương nghiêm trọng hơn. Cử động đầu gối có thể làm dây chằng đầu gối bị rách có thể gây khó khăn cho công tác điều trị.
  • Phẫu thuật có thể được chỉ định cho những trường hợp cần thiết như gãy xương hoặc trật khớp gối. Một số chấn thương đầu gối nghiêm trọng có lực tác động mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương có thể cần được phẫu thuật khẩn cấp. Hầu hết phẫu thuật đầu gối sẽ được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Đây là thủ thuật điều trị chấn thương đầu gối mà không cần thực hiện một vết mổ lớn. Điều này giúp rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế biến chứng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng trong việc hồi phục và bảo vệ khớp gối. Do đó hãy bổ sung nhiều protein, canxi và vitamin D để tăng khả năng hồi phục.

Đây là một số thông tin cơ bản về chấn thương khớp gối và cách điều trị ban đầu. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Do đó, nếu người bệnh có câu hỏi hoặc bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:43 - 01/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger