Chấn thương dây chằng đầu gối: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Có tất cả 4 dây chằng xung quanh khớp gối của bạn. Các dây chằng này giúp nâng đỡ, ổn định và đảm bảo các hoạt động của đầu gối được nhịp nhàng.

Chấn thương dây chằng đầu gối có thể khiến người bệnh bị đau đớn và gây hạn chế cho các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần tiếp nhận điều trị y tế hoặc phẫu thuật để hồi phục dây chằng đầu gối.

chấn thương dây chằng đầu gối là gì
Chấn thương dây chằng đầu gối là một chấn thương thường không nghiêm trọng và có thể điều trị phục hồi tại nhà

Chấn thương dây chằng đầu gối là gì?

Dây chằng đầu gối là một dải ngắn các mô liên kết sợi cứng bao gồm các phân tử collagen dài hoặc chuỗi. Dây chằng kết nối xương và các khớp xung quanh. Tuy nhiên, dây chằng không kết nối cơ bắp với xương, vì đây là nhiệm vụ của gân.

Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng bị kéo căng hoặc đôi khi là bị rách (vỡ) ra. Chấn thương dây chằng có thể do một cú va chạm trực tiếp hoặc một lực tác động mạnh làm cho đầu gối lệch ra khỏi vị trí thông thường của nó.

Đa số chấn thương dây chằng đầu gối thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để được xét nghiệm và có biện pháp chăm sóc y tế kịp lúc nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng đầu gối

Bạn có thể bị chấn thương dây chằng đầu gối bởi một cú nhảy cao hoặc tiếp đấy không đúng tư thế. Chấn thương thường xảy ra ở khi người bệnh di chuyển ở tốc độ cao khiến dây chằng bị căng hoặc rách.

1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước ACL là một trong 4 dây chằng ổn định khớp gối của bạn. ACL có chức năng kiểm soát chuyển động đầu gối bằng cách kiểm tra, hạn chế vận động của các khớp.

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo trước thường liên quan đến các hoạt động thể thao. Khoảng 80% các trường hợp có liên quan đến sự hoạt động quá mức của dây chằng và 20% liên quan đến việc va chạm giữa các người chơi.

Các vận động viên nữ được xem là có nguy cơ bị chấn thương dây chằng chéo trước cao hơn các vận động viên nam. Điều này được cho là có liên quan đến cấu tạo sinh học, sức mạnh cơ bắp và nội tiết tố.

Những môn thể thao dễ gây chấn thương dây chằng chéo trước:

  • Bóng đá
  • Bóng bầu dục
  • Bóng rổ
  • Tennis
  • Bóng chuyền
  • Khúc côn cầu
  • Khiêu vũ
  • Thể dục dụng cụ

2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau (PCL) có khả năng kiểm soát chuyển động quá mức bằng cách hạn chế vận động của các khớp. Ngoài ra, dây chằng chéo sau còn có thể chống lại việc tụt huyết áp, dịch chuyển xương chày ra sau và cung cấp một trục quay ổn định. Nó cũng ngăn việc xương chày bị xoay ra ngoài quá mức.

Trong 4 dây chằng của đầu gối thì dây chằng chéo sau ít khi gặp tổn thương nhất. Mức độ tổn thương khoảng 3 – 23%. Chấn thương dây chằng chéo sau thường có liên quan đến việc hạ huyết áp cưỡng bức hoặc dịch sau xương chày. Nó phổ biến trong các tai nạn xe, chấn thương liên quan đến thể thao hoặc hạ huyết áp.

nguyên nhân chấn thương dây chằng đầu gối
Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng đầu gối thường là do có lực tác động mạnh vào đầu gối

3. Chấn thương dây chằng trung gian

Dây chằng trung gian (MCL) là dây chằng đầu gối ở phía giữa (bên trong) của đầu gối kết nối xương chum giữa và xương chũm trung gian. Chức năng chính của dây chằng trung gian là chống lại lực tác động xuống xương chày bàn chân.

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng trung gian là do có một ngoài lực tác động quá lớn khiến dây chằng bị căng quá mức. Điều này có thể do tiếp đất sai tư thế sau một cú nhảy hoặc có lực mạnh va chạm vào đầu gối. Sự cố thường xảy ra ở tốc độ cao khiến dây chằng bị rách hoặc bong gân.

4. Chấn thương dây chằng bên

Dây chằng bên (LCL) là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau. Chấn thương dây chằng bên là chấn thương dây chằng đầu gối phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây ra tổn thương thường là do tác động lực quá lớn khiến dây chằng bị căng quá mức. Điều này có thể xảy ra do một lực mạnh tác động vào đầu gối như: va chạm thể thao hoặc tại nạn xe cơ giới. Sự cố thường xảy ra ở tốc độ cao hoặc sự phân phối lực không phù hợp khiến dây chằng bị tổn thương.

Chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối

Nếu người bệnh nghi ngờ bản thân bị chấn thương dây chằng đầu gối hãy đến bệnh viện để được thăm khám hợp lý. Bác sĩ thường sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán bằng cách thăm hỏi về các vấn đề chấn thương, vụ việc đã xảy ra hoặc vị trí mà bạn cảm thấy không thoải mái.

chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối
Chẩn đoán chấn thương dây chằng đầu gối được thực hiện thông qua siêu âm và chụp MRI

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đầu gối để phát hiện các dấu hiệu sưng, viêm ở đầu gối. Bác sĩ cũng có thể di chuyển chân của người bệnh vào các vị trí khác nhau để xác định dây chằng đầu gối bị tổn thương.

Nếu người bệnh có dấu hiệu chấn thương đầu gối nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như siêu âm hoặc chụp cổng hưởng MRI. Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh và tình trạng của dây chằng khớp gối. Đôi khi xét nghiệm X-quang sẽ được đề nghị nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bạn bị gãy xương.

Nếu bạn bị sưng đầu gối sau chấn thương các bác sĩ có thể đề nghị rút hết các chất lỏng gây sưng đầu gối ra bên ngoài. Điều này sẽ được thực hiện thông qua một cây kim xuyên qua đầu gối.

Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối

Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà mà không cần nhờ đến điều trị y tế.

1. Điều trị tại nhà

điều trị chấn thương dây chằng đầu gối tại nhà
Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị chấn thương dây chằng đầu gối ngay tại nhà

Các biện pháp điều trị tại nhà có thể bao gồm:

  • Chườm đá lên đầu gối của bạn trong 20 đến 30 phút sau mỗi 3 hoặc 4 giờ để giảm đau và sưng. Tiếp tục thực hiện trong 3, 4 ngày hoặc đến khi nào cảm thấy hết đau và sưng.
  • Băng đầy gối bằng dùng cụ chuyên dụng. Đặt một miếng băng thun, dây đai lên đầu gối để cố định và hạn chế các tổn thương khác.
  • Nâng cao đầu gối khi nằm hoặc ngồi để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Nẹp đầu gối để ổn định khớp gối và bảo vệ nó khỏi các tổn thương khác.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm không chứa Steroid như Aspirin để giảm sưng, đau. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ kê đơn hoặc nhà sản xuất để tránh tác dụng phụ. Đến bệnh viện nếu sau 7 đến 10 ngày dùng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của khớp gối. Tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để có liệu trình luyện tập phù hợp.

2. Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối không cần phải điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, khi dây chằng trước và sau bị kéo căng quá mức thì lựa chọn điều trị duy nhất là phẫu thuật để tái tạo lại khớp gối. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy gân từ các bộ phận khác để thay thế vào dây chằng bị rách.

Tái tạo dây chằng bị chấn thương là một phẫu thuật phức tạp và nó gần như không phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, nếu cơn đau không gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì không cần thiết phải chấp nhận nguy cơ mà phẫu thuật mang lại.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liệu pháp điều trị hợp lý nhất.

Bài viết này nêu những thông tin cơ bản về việc việc chấn thương dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế.

Tham khảo thêm: Chấn thương đầu gối: Nguyên nhân thường gặp và cách điều trị

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 13:37 - 01/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger