Chấn thương tủy sống: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chấn thương tủy sống sẽ gây ra những chấn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn về mặt sức mạnh, cảm giác và các chức năng của cơ thể.  

 Chấn thương tủy sống là gì
Chấn thương tủy sống có thể gây ra các tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn

Chấn thương tủy sống là gì?

Chấn thương tủy sống là tổn thương liên quan đến bất cứ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh. Đây là một chấn thương nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Chấn thương tủy sống có thể gây ảnh hưởng vĩnh viễn, khiến người bệnh gần như liệt cả hai tay, hai chân hoặc liệt cả tứ chi. Bên cạnh đó, tâm lý, cảm xúc của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Nguyên nhân gây chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống có thể là các tổn thương đốt sống, dây chằng, đĩa đệm hoặc bất cứ thành phần nào của cột sống. Những nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến chấn thương cột sống bao gồm:

  • Tai nạn giao thông: Tai nạn do ô tô, xe máy là nguyên nhân hàng đầu, chiếm gần một nửa số ca chấn thương tủy sống mỗi năm.
  • Té ngã: Điều này thường xảy ra ở người trên 65 tuổi. Các ca chấn thương tủy sống do té ngã là 15%.
  • Đánh nhau hoặc các hành vi bạo lực: Nguyên nhân này chiếm khoảng 12% các ca chấn thương tủy sống. Đa số là va chạm bằng dao, súng hoặc đánh nhau bằng hung khí khác.
  • Chấn thương do thể thao hoặc các hoạt động giải trí: Các môn thể thao và hoạt động giải trí liên quan đến hoạt động thể chất và lặn biển chiếm 10% các ca chấn thương tủy sống.
  • Rượu, bia và chất kích thích: Chiếm khoảng 1 – 4 % các ca chấn thương tủy sống.
  • Bệnh lý: Ung thư, viêm khớp, loãng xương và viêm tủy sống có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tủy sống.

Các yếu tố rủi ro gây chấn thương cột sống

nguyên nhân chấn thương tủy sống
Những người có giới tính nam có nguy cơ bị chấn thương tủy sống cao hơn người bình thường

Mặc dù chấn thương tủy sống thường là do những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn hoặc va chạm với người khác. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh một số đối tượng có nguy cơ chấn thương tủy sống khá cao. Cụ thể:

  • Giới tính nam: Trong thực tế phụ nữ chỉ chiếm khoảng 20% các ca chấn thương tủy sống mỗi năm.
  • 16 – 30 tuổi: Độ tuổi này có nguy cơ chấn thương tủy sống cao hơn người khác.
  • Trên 65 tuổi: Nguy có té ngã cao và dễ dẫn đến chấn thương tủy sống.
  • Rối loạn xương khớp: Viêm khớp mạn tính hoặc loãng xương có thể dẫn đến chấn thương tủy sống.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Người chơi thể thao hoặc người làm nghề lặn biển mà không có biện pháp an toàn rất dễ chấn thương tủy sống.

Triệu chứng chấn thương tủy sống

Khi bị chấn thương tủy sống, dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh dễ dàng nhận ra ra mất kiểm soát tay và chân. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết bệnh có các dấu hiệu sau đây:

  • Mất khả năng vận động, cầm nắm, di chuyển.
  • Mất hoặc thay đổi cảm giác bao gồm khả năng nhận biết nóng, lạnh hoặc nhạy cảm với môi trường.
  • Mất kiểm soát chức năng ruột và bàng quang.
  • Thay đổi chức năng tình dục, sinh sản hoặc mất khả năng ham muốn tình dục.
  • Đau, nhói hoặc tê rát theo dọc sống lưng.
  • Khó thở, ho hoặc không thể làm sạch dịch tiết trong phổi.

Dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp cần tiếp nhận điều trị khẩn cấp, bao gồm:

  • Đau lưng cực độ hoặc cảm thấy có áp lực ở đầu, lưng hoặc cổ.
  • Suy yếu hoặc rối loạn ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
  • Ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân mất cảm giác, tê ngứa.
  • Đi đại tiện và tiểu tiện mất kiểm soát.
  • Khó khăn trong việc giữ cân bằng hoặc đi bộ.
  • Nhận thấy dấu hiệu gồ ghề hoặc xoắn kỳ lạ trên sống lưng.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào cảm nhận thấy các dấu hiệu đã được nêu trên đây, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Một số vấn đề cần lưu ý khi đưa người bệnh nghi ngờ chấn thương tủy sống đến bệnh viện:

  • Không được tự ý nâng, di chuyển người bị thương. Gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn chi tiết nhất.
  • Không tự ý nắn hoặc chỉnh lại cột sống bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn thậm chí là bại liệt.
  • Dùng khăn mềm để giữ đầu và cổ của người bị thương. Cố gắng không để cho chúng di chuyển cho đến khi nhận được sự chăm sóc y tế.
  • Cầm máu hoặc sơ cứu cơ bản. Cố gắng làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.

Chẩn đoán chấn thương tủy sống

Bác sĩ có thể kiểm tra chức năng và cảm giác của người bệnh bằng cách tìm hiểu thông tin về vụ tai nạn hoặc va chạm. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không giữ được tỉnh táo hoặc có dấu hiệu khẩn cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm.

chẩn đoán Chấn thương tủy sống
Chẩn đoán chấn thương tủy sống bao gồm chụp X-quang, CT hoặc MRI

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • X-quang: Để xác định các vấn đề về đốt sống, khối u, gãy xương hoặc chấn thương khác ở cột sống.
  • Chụp CT: Để cung cấp thông tin chính xác về hình ảnh cắt ngang của xương, khớp, đĩa đệm hoặc các vấn đề liên quan khác.
  • Chụp MRI: Để xác định máu đông hoặc các khối áp lực đang đè lên tủy sống.

Sau khi tiến hành so cứu ban đầu, bác sĩ có thể cho bệnh nhân nhập viện để thực hành các liệu pháp giảm sưng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thần kinh toàn diện để xác định mức độ tổn thương và đề ra phác đồ điều trị.

Điều trị chấn thương tủy sống

Cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc hoặc các liệu pháp có thể điều trị chấn thương tủy sống. Việc điều trị chỉ nhằm ngăn ngừa các triệu chứng và chấn thương trở nặng.

Nếu bạn bị chấn thương tủy sống, bạn sẽ được chăm sóc ở phòng chăm sóc đặc biệt. Thậm chí là được đưa đến bệnh viện chuyên về chấn thương chỉnh hình, thần kinh để được chăm sóc và điều trị tốt nhất.

1. Thuốc

Thuốc tiêm tĩnh mạch Methylprednisolone thường được sử dụng như một lựa chọn điều trị chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc bao gồm xuất hiện máu đông ở phổi và viêm phổi.

Do đó, Methylprednisolone không còn được chỉ định để điều trị chấn thương tủy sống.

2. Cố định cột sống

Chấn thương tủy sống
Người bệnh có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cố định đầu cổ

Người bị chấn thương tủy sống có thể cần sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để giữ cho cột sống thẳng hàng. Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng dụng cụ nâng cổ để giữ cho đầu và cổ an toàn.

Đôi khi,, người bệnh cần sử dụng giường ngủ chuyên dụng để hạn chế cơ thể vận động trong lúc ngủ.

3. Phẫu thuật

Thông thường phẫu thuật sẽ được chỉ định để lấy các mảnh xương vỡ, dị vật hoặc đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi đốt sống. Đôi khi phẫu thuật cũng được chỉ định để làm giảm áp lực đang đè nén lên cột sống.

Phẫu thuật cũng có thể hữu ích cho trường hợp ngăn ngừa biến chứng hoặc đau đớn có thể xảy ra trong tương lai.

4. Phương pháp điều trị thí nghiệm

Hiện tại các nhà khoa học đang có gắng để tìm ra cách ngăn chặn sự chết đi của tế bào não, kiểm soát viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo thần kinh. Ví dụ, các bác sĩ có thể tiến hành hạ thấp thân nhiệt của người bệnh trong 24 – 48 giờ để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, đây vẫn là một liệu pháp đang được thử nghiệm và chưa được chứng minh về độ an toàn.

Chấn thương tủy sống là một trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng. Người bệnh cần nhận được sự chăm sóc từ nhân viên y tế. Do đó, không tự ý di chuyển hoặc sơ cứu khi bạn không có chuyên môn.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm, xin vui lòng liên hệ nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn.

Cập nhật lúc 16:05 - 02/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger