Chữa bệnh phong thấp không hề khó với 3 cách này

Đổ mồ hôi tay chân thường xuyên, các khớp xương nhanh chóng bị sưng đỏ, bệnh nhân không thể cử động được là những triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như những cách chữa trị để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bệnh phong thấp
Bệnh nhân bị ra nhiều mồ hôi tay khi mắc bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là gì?

Phong thấp (hay còn được gọi là bệnh tê thấp) là tình trạng đau nhức, sưng đỏ, tê buốt ở các khớp xương và bắp thịt, cùng các cơ quan liền kề như cột sống, tim, hệ thần kinh. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gia tăng theo mùa, khiến bệnh nhân luôn phải đối diện với những cơn đau nhức, tê buốt.

Nguyên nhân chính gây bệnh phong thấp

Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện tại vẫn chưa biết rõ nguyên nhân bị phong thấp. Tuy nhiên, nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải căn bệnh này là một trong các yếu tố sau:

  • Vi khuẩn: Streptococcus là loại vi khuẩn có khả năng làm tổn thương đến màng lót của xương khớp, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho chất đạm tại các vị trí khung xương hình thành và nhanh chóng khiến cho xương khớp bị biến dạng và méo mó.
  • Tuổi tác: Bệnh nhân càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh phong thấp sẽ càng cao. Tình trạng lão hóa xương khớp sẽ khiến cho chất lượng chất dịch khớp nhanh chóng bị khô đi. Lúc này, khớp sẽ trở nên sần sùi và gây ra tình trạng tê nhức.
Bệnh phong thấp thường xảy ra ở người lớn tuổi
Bệnh phong thấp thường xảy ra ở người lớn tuổi
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân mắc bệnh phong thấp. Lúc này, xương khớp sẽ không thể lưu thông máu, dẫn đến khô chất dịch và gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu ở các khớp.
  • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ mắc bệnh phong thấp thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này cũng rất cao.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh phong thấp cao hơn nam giới bởi phụ nữ thường trải qua thời gian sinh đẻ và thời kỳ mãn kinh.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nhân mắc bệnh phong thấp còn do một số yếu tố khác như hút thuốc lá, lối sống thiếu khoa học, tính chất công việc,…

Triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp

Cũng như những căn bệnh xương khớp khác, bệnh phong thấp cũng có những triệu chứng điển hình riêng. Căn cứ vào những triệu chứng này, bạn sẽ biết được bản thân có mắc phải bệnh phong thấp hay không.

  • Đau nhức, sưng tấy ở các khớp: Khi mắc bệnh phong thấp, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau nhức và sưng tấy nhiều ở các khớp. Tại vị trí khớp, người bệnh sẽ nhận thấy hiện tượng khớp bị sưng đỏ.
  • Ra nhiều mồ hôi tay, chân: Tay, chân ra nhiều mồ hôi cũng là triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp. Nhất là những khi thời tiết thay đổi, tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay sẽ càng nhiều hơn và tay sẽ thường xuyên bị ẩm ướt.
Khớp tay bị cứng khi mắc bệnh phong thấp
Các khớp nhanh chóng bị cứng, không thể cử động khi mắc bệnh phong thấp
  • Cứng khớp, không thể cử động khớp: Tình trạng cứng khớp, không thể cử động khớp sẽ xuất hiện phổ biến vào buổi sáng, nhất là khi bệnh nhân ngủ dậy.
  • Khớp phát ra tiếng kêu: Nếu người bệnh không hoạt động thì sau khi đứng dậy hoặc ngồi xuống sẽ khiến cho khớp phát ra tiếng kêu lục cục, xạo xạo. Sau những tiếng kêu đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở các khớp.
  • Biến dạng khớp, xuất hiện nhiều hạt tròn trên khớp: Khi bệnh nhân mắc bệnh phong thấp trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ gặp phải tình trạng biến dạng khớp. Người bệnh sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ bị liệt khớp hoặc không còn khả năng vận động.

Bên cạnh các triệu chứng trên, bệnh nhân thường rất dễ bị tê buốt ở tay chân bởi lượng máu trong cơ thể không thể lưu thông đến các vị trí này. Người bệnh rất dễ bị suy nhược cơ thể, sốt nhẹ, ăn không ngon,…

Những tác hại do bệnh phong thấp gây ra

Rất ít bệnh nhân biết rằng, nếu mắc phải bệnh phong thấp, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, lượng máu trong cơ thể sẽ kém lưu thông, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này như sau:

  • Cường độ đau nhức xương khớp càng tăng: Những cơn đau nhức xương khớp sẽ tăng liên tục khiến người bệnh không thể chịu nổi. Tình trạng các khớp bị viêm sẽ không cố định tại một chỗ mà nhanh chóng chuyển từ khớp nhỏ sang khớp lớn hơn, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Người bệnh thường xuyên bị sốt: Khi bệnh nhân mắc bệnh phong thấp ở một mức độ nào đó sẽ rất dễ bị sốt.
  • Dính khớp, biến dạng khớp: Đây là biến chứng rất dễ gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh phong thấp. Người bệnh sẽ nhận thấy các khớp nhanh chóng bị biến dạng sau một khoảng thời gian không tiến hành điều trị.
Biến dạng khớp do bị phong thấp
Bệnh nhân mắc bệnh phong thấp khiến cho các khớp bị biến dạng
  • Viêm tim, trụy tim: Một số bệnh nhân mắc bệnh phong thấp ở giai đoạn thứ 2 thường có dấu hiệu đau tim, suy tim, trụy tim, viêm màng tim.
  • Tử vong: Trường hợp này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị phong thấp ở giai đoạn cuối. Nếu không có biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ bị tử vong.

3 cách chữa bệnh phong thấp được áp dụng nhiều

Để tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh phong thấp gây ra, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Dưới đây là 1 cách điều trị bệnh phong thấp phổ biến nhất, người bệnh cần phải biết để kiểm soát tình trạng bệnh của mình kịp thời.

1/ Cách chữa bệnh phong thấp bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh phong thấp là cách giúp bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh phong thấp. Trước hết, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ biết được tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân. Sau đó, tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây chữa bệnh phong thấp
Thuốc Tây – Cách chữa bệnh phong thấp được nhiều người sử dụng

Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để chữa trị cho người bệnh là thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng tùy tiện sử dụng những loại thuốc này. Nếu uống thuốc sai liều lượng hoặc loại thuốc, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với các tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc gây ra.

Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh phổ biến như:

  • Thuốc chống viêm: Steroids, IL 1 Ra, COX 2 inhibitors, NSAIDs, DMARDs
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống miễn nhiễm, TNF blockers…

Mặc dù những loại thuốc này có thể giảm sưng và ngăn ngừa được sự tiến triển của bệnh nhưng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan thận, ảnh hưởng hệ thần kinh, viêm loét dạ dày,… Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh chỉ được sử dụng những loại thuốc trên để đối phó với những đợt đau cấp tính.

Ngoài cách sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, bệnh nhân bị phong thấp còn có thể áp dụng phương pháp lọc máu và giải phẫu để giảm bớt các kháng thể gây viêm và tái tạo chức năng của khớp.

2/ Cách chữa bệnh phong thấp bằng thảo dược lành tính

Rất nhiều người trong dân gian đã sử dụng các loại thảo dược lành tính để hỗ trợ cải thiện bệnh phong thấp của bản thân mình. Đây là những loại nguyên liệu rất dễ kiếm tìm và khá an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay, việc chữa trị bệnh phong thấp bằng các loại cỏ cây quanh nhà đã không còn quá xa lạ với mọi người. Dưới đây là cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt, các bạn có thể tham khảo.

– Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Vốn nổi tiếng là loại lá có tính kháng viêm cao, lá lốt được rất nhiều người trong dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp. Theo phản hồi của chị Trần Thị Thắm (35 tuổi – Quận 12, TP.HCM) – người đã sử dụng cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt cho biết:

Bệnh nhân chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt
Chị Trần Thị Thắm chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt

“Tôi đã mắc bệnh phong thấp đã nhiều năm, mặc dù uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi. Mồ hôi tay vẫn cứ ra rất nhiều, khiến tôi rất khó chịu. Sau khi được một người quen hướng dẫn, tôi đã sử dụng xông hơi trong nước lá lốt kết hợp với việc uống nước lá lốt hàng ngày. Hiện tại, triệu chứng bệnh của tôi đã thuyên giảm đáng kể và tôi vẫn tiếp tục áp dụng cách chữa trị này.”

Để chữa trị bệnh phong thấp bằng lá lốt, người bệnh cần thực hiện theo đúng quy trình và công thức, bệnh mới nhanh chóng khỏi. Dưới đây là cách chữa trị bệnh phong thấp bằng lá lốt được chị Thắm chia sẻ cho chuyên mục.

Sử dụng lá lốt chữa bệnh phong thấp
Lá lốt – Bí quyết chữa bệnh phong thấp từ dân gian

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt non

Cách thực hiện như sau:

# Xông hơi da tay

  • Đem lá lốt cho vào ấm và nấu trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, đổ nước này ra chiếc thau lớn.
  • Tiến hành hơ tay lên hơi nước và xông hơi cho đến khi nước nguội.
  • Khi nước đã nguội, bạn có thể dùng tay ngâm trực tiếp vào nước.
  • Sử dụng bã lá lốt để chà xát lên bàn tay.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này để cải thiện bệnh phong thấp hiệu quả.

# Uống nước lá lốt

Cách 1:

  • Lấy lá lốt non rửa thật sạch và cho vào nồi nấu với khoảng 15 – 20 phút cho ra nước.
  • Sau khi nước lá lốt nguội, bạn sử dụng nước này để uống hàng ngày.

Cách 2:

Xông hơi bằng lá lốt
Xông hơi bằng lá lốt – Phương pháp được chị Thắm áp dụng
  • Bạn đem lá lốt (bao gồm cả thân và rễ) rửa sạch, phơi khô và cắt khúc khoảng 10cm.
  • Tiến hành đem tất cả những nguyên liệu này sao vàng cho chúng ngả sang màu vàng sẫm và có mùi thơm.
  • Mỗi ngày, bạn có thể lấy khoảng 30 g lá lốt sao vàng đun sôi cùng với  với 1/2 lít nước trong 15 phút.
  • Bỏ bã lá lốt và sử dụng nước uống trong khoảng 1 tuần để ngăn ngừa những cơn đau đớn do bệnh phong thấp gây ra.

Chị Thắm cũng cho biết thêm, sau khi thực hiện các cách trên, nếu thấy triệu chứng bệnh phong thấp đã được cải thiện, bạn hãy ngưng sử dụng nước lá lốt trong khoảng 4 – 5 ngày để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện 1 liệu trình khoảng 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa bệnh phong thấp tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Lá chìa vôi chữa bệnh phong thấp

Bên cạnh việc sử dụng lá lốt điều trị bệnh phong thấp, lá chìa vôi cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân chữa trị bệnh phong thấp. Theo Đông y, lá chìa vôi có tính giải độc, sát trùng, trừ phong thấp, lưu thông máu huyết rất tốt. Chính vì vậy, loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, tê buốt chân tay,…

Chữa bệnh phong thấp bằng cây chìa vôi
Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp vô cùng hiệu quả

Theo kinh nghiệm của dân gian, để điều trị bệnh phong thấp bằng lá chìa vôi, người bệnh có thể áp dụng theo một trong hai bài thuốc dưới đây.

# Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị:

  • Dây chìa vôi: 50g
  • Xuyên khung: 10g
  • Đương quy: 20g
  • Cẩu tích: 20g
  • Ngưu tất: 40g

Thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu trên ngâm với 1 lít rượu.
  • Thời gian ngâm là trên 7 ngày (ít nhất cũng phải 7 ngày).
  • Mỗi ngày, người bệnh uống chừng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 -30ml.
  • Nếu uống đều đặn, người bệnh sẽ có thể giảm được các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh phong thấp gây ra.
Lá chìa vôi đem ngâm rượu
Lá chìa vôi đem ngâm rượu chữa bệnh phong thấp

# Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Dây chìa vôi: 20g
  • Cành dâu: 15g
  • Bạch chỉ: 10g
  • Quế chi: 10g

Thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chiếc ấm và tiến hành sắc nước uống mỗi ngày khoảng 1 thang.
  • Sau khi nước đã nguội, người bệnh tiến hành uống nước này hàng ngày.
  • Hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình và sức khỏe của bệnh nhân.

3/ Cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

Theo các nhà Đông y, việc điều trị bệnh phong thấp phải xuất phát từ căn nguyên gây ra bệnh, tức là điều trị bệnh từ bên trong. Họ cho rằng, những bệnh nhân mắc bệnh phong thấp là do mạch máu không lưu thông, dẫn đến tắc nghẽn và gây ra hiện tượng tê bì chân tay. Với tình trạng khí huyết bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng sưng đau chân tay nhưng một số trường hợp bệnh nhân chỉ bị tê mỏi nên rất khó nhận biết.

Thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp
Bài thuốc Đông y chữa trị bệnh phong thấp

Với các thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên như Thổ Phục Linh, Tang Kí Sinh, Ngũ Gia Bì, Ké Đầu Ngựa, Hi Thiêm, Cỏ Xước,… bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm điều trị bệnh cho bản thân mình.

Mặc dù việc điều trị bệnh phong thấp bằng thuốc Đông y rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Đông y rất chậm và người bệnh phải điều trị trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng thuốc phù hợp. Chính vì thế, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp này.

Cải thiện bệnh phong thấp bằng chế độ ăn uống

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

Khi mắc bệnh phong thấp, bệnh nhân nên bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, chất xơ từ rau xanh và trái cây. Đặc biệt là những loại thực phẩm giàu omega 3. Dầu cá sẽ là một trong những thành phần giúp người bệnh có thể sản sinh ra các chất bôi trơn để ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị phong thấp
Bệnh nhân mắc bệnh phong thấp nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh phong thấp không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, đường. Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá,… Những loại thực phẩm này sẽ càng khiến cho bệnh phong thấp càng tồi tệ hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh phong thấp. Song song với quá trình điều trị bệnh của bác sĩ, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bệnh nhanh chóng khỏi. Việc khám bệnh định kỳ sẽ giúp bệnh nhân có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp bệnh tái phát.

Tổng hợp: Bích Nguyễn

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:49 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger