Có nên tiêm chất nhờn vào khớp khi bị thoái hóa?

Thưa bác sĩ, năm nay tôi 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh thoái hóa khớp. Tôi bị căn bệnh này cũng đã được một năm nay rồi. Nhiều khi thời tiết trở lạnh khiến tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhất là tình trạng đau đớn thường xuyên xuất hiện ở khớp gối. Trước đây, tôi có đi thăm khám và được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh có giảm bớt nhưng vẫn không khỏi hoàn toàn. Thời gian gần đây, mỗi khi ngủ dậy, khớp gối tôi bị đau kinh khủng, tôi còn nghe cả tiếng kêu lạo xạo, lục cục phát ra bên trong gối. Cứ tình hình này, bệnh của tôi ngày càng nặng thêm. Tôi nghe nói hiện tại đã có phương pháp tiêm chất nhờn vào bên trong khớp để chữa trị căn bệnh này. Tôi có nên áp dụng phương pháp này hay không? Rất mong bác sĩ giải đáp sớm giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

(Trần Văn Nghĩa, Bến Tre)

GIẢI ĐÁP THƯ BẠN ĐỌC:

Bác Nghĩa thân mến!

Với lứa tuổi của bác, việc mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp là một hiện tượng rất phổ biến. Thoái hóa khớp là căn bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tâm lý của bệnh nhân. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn ở xương khớp kéo dài trong nhiều ngày liền. Thậm chí, nhiều người còn phải sống chung với căn bệnh này bởi những biến chứng phức tạp mà nó gây ra. Đã có không ít bệnh nhân mất khả năng vận động, bị bại liệt hoàn toàn. Chính vì thế, ngay khi phát hiện bệnh thì việc nhanh chóng tiến hành điều trị là vô cùng cần thiết.

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin trả lời như sau:

Có nên tiêm chất nhờn vào khớp khi bị thoái hóa?

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp. Trong đó có phương pháp tiêm acid hyaluronic trực tiếp vào bên trong khớp. Phương pháp này được sử dụng để thay thếcho việc uống thuốc kháng sinh ngăn ngừa tình trạng thoái hóa, chống viêm ở khớp.

Phương pháp tiêm này nhằm mục đích cung cấp axit huyaluronic – một thành phần của dịch khớp. Sau khi tiêm chất này sẽ giúp bôi trơn khớp và giúp khớp vận động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, axit hyaluronic còn được ví như là một lò xo giảm xóc. Đồng thời giữ xương khớp khỏi những chấn động khi vận động.

→ Bạn nên biết rõ: Vì sao bệnh khớp dễ tái phát?

Có nên tiêm chất nhờn vào khớp khi bị thoái hóa hay không?

Với những tác dụng vượt trội của chất nhờn như đã nói ở trên, việc tiêm chất nhờn vào bên trong khớp gối có tác dụng tích cực. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng có thể tiêm loại chất này. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơ địa của bạn có thích hợp với việc tiêm axit hyaluronic hay không. Tùy thuộc vào tình trạng của sức khỏe cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Một số trường hợp bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối.

  • Bệnh nhân mắc phải bệnh thoái hóa khớp gối nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Bệnh nhân không thể dùng thuốc uống
  • Bệnh nhân đã phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối

♣ Lưu ý:

Tùy thuộc vào loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, bệnh nhân có thể được tiêm một liều duy nhất. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể tiêm liều 3 – 5 mũi và tiêm cách tuần.

→ Bạn nên xem thêm: Những quy định cần biết khi tiêm thuốc vào khớp

Một số tác dụng phụ khi tiêm chất nhờn vào khớp gối, bạn cần phải biết

Mặc dù tiêm chất nhờn vào khớp gối có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở gối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ẩn chứa những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Dưới đây là một số tác dụng phụ nếu tiêm chất nhờn này vào khớp gối.

  • Đau nhẹ ở chỗ tiêm và rò chảy dịch khớp trong vòng vài ngày. Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu tìm nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này.
  • Các khớp được tiêm sẽ nhanh chóng bị ỳ.  Sở dĩ gặp phải tình trạng này vì các khớp đã được tiêm cung cấp axit hyaluronic (dịch khớp) từ bên ngoài vào. Như vậy, khớp sẽ không còn sản sinh dịch khớp nữa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.

Hy vọng câu trả lời trên đây sẽ giúp bác, cũng như quý độc giả của chuyên mục hiểu hơn về vấn đề này. Với tình trạng của bác, bác nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ – xương – khớp để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Chúc bác sớm khỏi bệnh!

Cập nhật lúc 01:07 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger