Đau cơ hàm khi nhai là bị bệnh gì? Có tự chữa được không?

Tôi thắc mắc không biết hiện tượng đau cơ hàm khi nhai là bị bệnh gì, có nguy hiểm đến tính mạng không? Có thể tự chữa tại nhà mà không cần đến bác sĩ không?

Khoảng 1 tuần gần đây, tôi thường cảm thấy đau cơ hàm mỗi khi nhai thức ăn, há to miệng hay kể cả khi ngáp cũng khiến tôi vô cùng khó chịu, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn vô cùng. Mong chuyên mục hãy giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

(Đoàn Thị Viên – 32 tuổi, Nam Định)

Đau cơ hàm khi nhai

TRẢ LỜI:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Đau cơ hàm khi nhai là bị bệnh gì?

Chị Viên Thân mến, cảm ơn chị đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình với chuyên mục benhcoxuongkhop.net. Hy vọng những giải đáp của chúng tôi sau đây sẽ giúp chị hiểu rõ hơn về thắc mắc của mình.

Đau cơ hàm khi nhai có thể là một triệu chứng rất thường hay gặp hiện nay. Khi mắc phải triệu chứng này, người bệnh thường cảm thấy rất khó khăn trong việc nói chuyện cũng như ăn uống. Đau cơ hàm khi nhai là một trong những biểu hiện của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm hay loạn năng thái dương hàm. Đây là những căn bệnh ít người biết đến nhưng nó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

# Rối loạn khớp thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là một trong những chứng rối loạn cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm. Căn bệnh này gây ra những cơn đau mỏi ở cơ hàm nhai, khớp hàm khi người bệnh há to miệng, khi nhai thức ăn hoặc cả khi ngáp. Người bệnh thường có biểu hiện như đau cơ hàm nhai, đau khớp hàm hay khi há miệng cũng cảm thấy nhức mỏi.

Đau cơ hàm khi nhai là bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh loạn năng thái dương hàm như tai nạn làm chấn thương vùng quai hàm. Bên cạnh đó, những bất thường về răng như răng mọc không đều, răng giả,… thói quen siết răng, tật nghiến răng cũng khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Ngoài ra, tính chất nghề nghiệp khiến nhiều người hay kẹp điện thoại vào cổ khi nói chuyện, nghệ sĩ violin. Đặc biệt, tình trạng rối loạn tâm lý hay do các bệnh lý về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… cũng đứng trước nguy cơ mắc bệnh khá cao.

# Loạn năng thái dương hàm

Khi bị loạn năng thái dương hàm, người bệnh sẽ cảm thấy đau một hoặc hai bên cơ hàm nhai có thể bị nhức tai hoặc vùng xung quanh tai. Lúc đầu, người bệnh chỉ đau khi nhai, kèm theo đó là tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, càng về sau cơn đau xuất hiện càng nhiều kể cả khi không thể cử động được khớp hàm. Dần dần cơn đau có thể lan rộng ra cả vùng đầu, khiến bệnh nhân phải đối diện với tình trạng chóng mặt, nhức đầu, đau răng, tai ù, giảm thính lực, sưng mặt,…

Đau cơ hàm khi nhai do bệnh loạn năng thái dương hàm

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm nếu kéo dài không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như giãn khớp, thủng đĩa khớp. Bên cạnh đó, khớp thái dương hàm cũng dần bị phá hủy, xơ cứng và nhanh chóng dần mất đi các chức năng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai và khiến người bệnh gặp phải rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Thống kê tại các nước phát triển cho thấy, khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh này. Bệnh nhân thường bị đau ở vùng quai hàm hoặc khớp thái dương hàm. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm và cơ nhai, sau lan rộng dần và có thể người bệnh bị đau cả vùng đầu.

Bài viết hữu ích: Kỹ thuật nắn trật khớp thái dương hàm bạn nên biết rõ

Đau cơ hàm khi nhai có tự chữa được không?

Với căn bệnh đau cơ hàm khi nhai, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất. Hiện tại, bệnh đau có hàm khi nhai có thể tự chữa được nếu bệnh nhân mắc phải căn bệnh này do tình trạng rối loạn ở cung răng hay máng nhai. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc phải bệnh lý này do một số bệnh lý về xương khớp, bệnh nhân cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh đau cơ hàm khi nhai có tự chữa được không?

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng nặng nhẹ ra sao mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Trong những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như đeo máng nhai, chườm nóng hay xoa bóp quanh hàm, dùng thuốc… Nếu bệnh nặng, can thiệp bằng phẫu thuật hoặc thay khớp là biện pháp bắt buộc.

Bên cạnh việc tiến hành điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần phải chú ý đến một số vấn đề như ăn thức ăn mềm, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế các hoạt động ở cơ miệng,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiến hành xoa bóp quai hàm để có thể giúp bệnh đau cơ hàm khi nhai nhanh chóng khỏi.

Thuốc trị đau cơ hàm khi nhai

Trên đây là những suy đoán của chúng tôi dựa trên những triệu chứng mà chị cung cấp. Để biết được chính xác nguyên nhân khiến chị bị đau cơ hàm khi nhai, chị nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng.

Chúc chị sớm khỏi bệnh!

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:11 - 12/09/2021

Bình luận (1)

  1. Kim Khoa says: Trả lời

    Thưa bác sĩ, thời gian gần đay khớp hàm của cháu cứ kêu cụp cụp, người ở xa cháu cũng nghe thấy, lúc đầu cháu không thấy đau chỉ kêu rồi một thời gian gian ngắn triệu chứng lại không có, đến 2 tháng gần đây cháu thức đêm, ngủ không đủ giấc để ôn bài cho kì thì THPTQG sắp tới nên triệu chứng này xuất hiện lại, nó bắt đầu đau và cảm giác ê ê, có khi cháu không thể khép răng lại được, có 1 lần cháu ngủ dậy và không thể mở miệng nói chuyện đợi hơn 1h sau cháu mới bắt đầu hoạt động khớp hàm bình thường. Cháu bắt đầu đầu hơi ê chỗ tai nữa ạ
    Vậy bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị bệnh như thế nào ạ? Cháu có tìm hiểu trên mạng thì thấy rất giống với chứng loạn năng khớp thái dương hàm…cháu rất lo vì cháu sắp phải tham gia kì thi rồi, bác sĩ có thể tư vấn cho cháu một số biện pháp tạm thời để duy trùy tầm 1 tháng nữa cháu đi khám ở bệnh viện lớn được không ạ?
    Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều lắm ạ!
    Kính mong bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên sớm nhất để an tâm hơn ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger