Đau cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đau cổ là một trong những triệu chứng thường gặp nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tình trạng đau cổ có thể khởi phát do vận động quá mức hay làm việc không đúng tư thế. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm bạn tuyệt đối không được xem nhẹ.

đau cổ
Đau cổ là triệu chứng xương khớp thường gặp nhưng rất dễ bị bỏ qua

Chứng đau cổ nguyên nhân do đâu?

Bạn có thể gặp phải chứng đau cổ do một số nguyên nhân được đề cập dưới đây:

1. Chấn thương

Vùng cổ của bạn có thể bị tổn thương sau khi bị tai nạn giao thông, tại nạn lao động hay vui chơi thể thao. Những tác động vật lý xuất phát từ chấn thương thường khiến cho mô mềm hay các dây thần kinh, nhất là dây chằng sưng đau.

Khi gặp phải các chấn thương ở mức độ nặng còn ảnh hưởng đến đĩa đệm và đốt sống. Lúc này tình trạng đau nhức thường nghiêm trọng hơn khi đĩa đệm và đốt sồng có biểu hiện nứt gãy.

2. Căng cơ

Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây nên tình trạng đau nhức vùng cổ. Hiện trạng căng cơ sẽ khiến cho dây chằng và cơ bắp bị kéo giãn quá mức.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Tuy nhiên, căng cơ là vấn đề không quá nghiêm trọng, có thể được khắc phục mà không cần đến việc sử dụng thuốc.

Một số hoạt động sau đây có thể sẽ khiến bạn bị căng cơ:

  • Duy trì một tư thế trong thời gian dài
  • Giãn cơ quá mức khi luyện tập thể dục
  • Ngủ sai tư thế
  • Tư thế làm việc sai lệch

Nếu đang duy trì những vấn đề xấu này, bạn hãy sớm điều chỉnh để luôn giữ cho hệ xương khớp khỏe mạnh.

3. Hội chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một rối loạn thần kinh thường gặp, gây ra tình trạng đau nhức khắp cơ thể. Trong đó, có đau nhức ở vùng cổ.

Ngoài tình trạng đau nhức, người bệnh còn gặp thêm tình trạng tê bì khắp cơ thể, mà tập trung nhiều nhất ở vùng cổ vai gáy.

4. Vấn đề về tim mạch

Ít ai nghĩ rằng, vấn đề tim mạch lại liên quan đến chứng đau cổ. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng, đau cổ cũng có thể là dấu hiệu khởi đầu của một cơn đau tim.

Bạn hãy luôn cẩn trọng vì đau tim là vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa cả tính mạng. Ngoài đau cổ, các vấn đề tìm mạch còn thường kèm theo một số triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Đau cánh tay
  • Tức ngực
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt
nguyên nhân đau cổ
Đau cổ có thể là triệu chứng báo hiệu cho một cơn đau tim sắp diễn ra

5. Hẹp cột sống

Đây là tình trạng mà cột sống bị thu hẹp. Từ đó gây chèn ép lên tủy sống. Ở mức độ nhẹ, cột sống thu hẹp không đáng kể thì các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện.

Trường hợp mức độ thu hẹp lớn, hệ thống dây thần kinh xung quang sẽ bị chèn ép và gây ra các vấn đề tiêu cực. Người bệnh có thể bị đau cổ, đau lưng, tê tay chân, mất thăng bằng…

6. Bệnh viêm màng não

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong.

Viêm màng nào chính là tình trạng lớp màng bao bọc xung quanh não và tủy sống bị sưng viêm. Có thể là do vi nấm, vi khuẩn hay kí sinh trùng gây nên.

Ngoài việc gây ra các triệu chứng đau nhức cổ vai gáy, cứng cổ thì bệnh lý này còn có thể kèm theo triệu chứng sốt cao.

7. Các bệnh lý xương khớp khác

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên thì chứng đau cổ còn có thể khởi phát khi bạn đang sống chung với một số bệnh lý cơ xương khớp.

Viêm khớp dạng thấp:

Đây là bệnh lý gây rối loạn tự miễn, ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp của bạn. Thông thường, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra tình trạng đau sưng và kích thích lên mô mềm xung quanh ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh có thể khởi phát ở vùng cổ và gây ra tình trạng đau nhức ở khu vực này.

Loãng xương:

Bệnh lý này sẽ hình thành khi mật độ xương giảm mạnh. Thường khởi phát cùng với quá trình lão hóa của cơ thể. Loãng xương cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cổ của bạn đau nhức, nhất là khi vận động mạnh.

Thoát vị đĩa đệm:

Ở bệnh lý này, khi lượng nhân nhầy trong đĩa đệm tràn ra sẽ gây chèn ép lên rễ dây thần kinh xung quanh. Từ đó làm phát sinh những cơn đau nhức ngay tại vùng cổ. Tình trạng đau nhức còn có thể lan rộng xuống vai và hai tay khi bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nặng nề.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị đau cổ do các nguyên nhân khác như:

  • Bị nhiễm trùng
  • Dị tật cột sống bẩm sinh
  • Ung thư cột sống
  • Các khối u xuất hiện ở cổ

Triệu chứng đau nhức cổ thường gặp

Chứng đau cổ khởi phát thường là do các dây chằng xung quang bị kéo căng quá mức. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau âm ỉ bình thường. Và hiện trạng đau nhức sẽ có xu hướng giảm dần và biến mất sau khoảng vài ngày hay vài tuần.

triệu chứng đau cổ
Chứng đau cổ biểu hiện ở mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện với cường độ mạnh và tần suất dày đặc. Cùng với đó sẽ phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác, ví dụ như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Xuất hiện cục u ở vùng cổ
  • Yếu cơ
  • Cơn đau lanh xuống cánh tay và chân
  • Ngứa ran
  • Giảm khả năng vận động của cả cổ và cạnh tay
  • Chức năng ruột và bàng quang bị rối loạn

Lúc này, bạn cần nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế để tránh phát sinh các vấn đề rủi ro ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau cổ

Đau cổ là tình trạng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, cần tiến hành chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân giúp lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân trả lời một số câu hỏi xoay quanh các vấn đề như:

  • Triệu chứng lâm sàng
  • Tiền sử chấn thương
  • Tiền sử bệnh lý

Ngoài ra, để có thể đưa ra kết luận chuẩn xác, một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể sẽ được chỉ định:

  • Xét nghiệm máu: Thực hiện với mục đích để xác định đau cổ có phải do vấn đề nhiễm trùng hoặc rối loạn tự miễn hay không.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh ghi nhận được sẽ cho phép bác sĩ quan sát rõ tình trạng của đĩa đệm và các đốt sống ở vùng cổ.
  • Chụp CT: Thông qua hình ảnh cắt lớp, bác sĩ có thể xác định được mật độ xương, đồng thời phát hiện được các khối u bất thường nếu có.
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho hình ảnh rất rõ ràng và chi tiết về các mô mềm tring cơ thể. Trong đó có dây chằng, đĩa đệm hay các dây thần kinh xung quanh vùng cổ.
  • Chọc dò tủy sống: Sẽ được cân nhắc thực hiện nếu có nghi ngờ ung thư cột sống hay viêm màng não.
  • Điện cơ: Giúp kiểm tra phản ứng của cơ bắp và dây thần kinh ngay tại vùng cổ để xác định chèn ép nếu có.
chứng đau cổ
Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ khả năng nhiễm trùng

Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng cũng như các vấn đề người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Ngoài những xét nghiệm được đề cập trên đây thì những xét nghiệm khác cũng có thể được yêu cầu để phục vụ cho công tác chẩn đoán.

Chứng đau cổ được chữa trị như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cùng mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

1. Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn bị đau cổ do căng cơ thì việc dùng các loại thuốc Tây có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng đau nhức. Tuy nhiên nếu bị đau do các bệnh lý thì việc sử dụng thuốc chỉ đáp ứng được các triệu chứng, không thể điều trị bệnh dứt điểm.

Mặc dù vậy, trong bất cứ trường hợp nào thì việc dùng thuốc cũng là cần thiết. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức, ức chế các phản ứng viêm. Từ đó sẽ ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Corticosteroid
  • Thuốc giãn cơ

Ngoài ra, nếu thông qua xét nghiệm máu phát hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại kháng sinh khác. Tất cả các loại thuốc này bạn đều không được tự ý sử dụng. Cần dùng đúng cách và liều lượng mà bác sĩ đã yêu cầu.

2. Vật lý trị liệu

Đây là một trong những biện pháp được các chuyên gia xương khớp khuyến nghị thực hiện. Kết hợp giữa việc dùng thuốc vớ áp dụng vật lý trị liệu sẽ giúp các triệu chứng đau cổ nhanh chóng được đẩy lùi hơn.

Thông thường, các bài tập vận động trị liệu sẽ được bác sĩ chỉ định. Liệu pháp này đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện cơn đau cổ
  • Tăng phạm vi chuyển động
  • Cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai của đốt sống
điều trị đau cổ
Vật lý trị liệu là phương pháp được khuyên dùng trong điều trị chứng đau cổ

Nếu các triệu chứng liên tục phát sinh, bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng các liệu pháp khác như:

  • Nhiệt trị liệu
  • Châm cứu
  • Massage trị liệu
  • Điều trị chỉnh hình
  • Kích thích dây thần kinh quên da

3. Phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định trong trường hợp đốt sống, đĩa đệm hay các rễ dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ thường sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi áp dụng phẫu thuật.

Phẫu thuật tại vùng cổ có thể sẽ phát sinh các vấn đề rủi ro. Điển hình nhất là có thể gây tổn thương lên hệ thống dây thần kinh trung ương. Ngoài ra, chi phí cho một cuộc phẫu thuật là tương đối lớn, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Còn với trường hợp đau cổ do viêm màng não hay một số vấn đề về tim mạch, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi và điều trị nội trú ngay tại bệnh viện.

Mách bạn cách khắc phục chứng đau cổ ngay tại nhà

Nếu bạn bị đau cổ do căng cơ hay làm việc hoặc vận động sai tư thế, bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà.

  • Thực hiện việc chườm nóng để các cơ được giãn ra hoặc chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng đau. Mỗi ngày nên chườm khoảng 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút để nhận kết quả tốt.
  • Luyện tập thể dục để cải thiện chức năng vận động của vùng cổ. Cần chọn những bài tập phù hợp, tập luyện với thời gian và cường độ tương thích với hiện trạng sức khỏe.
  • Tránh duy trì tư thế xấu cả trong sinh hoạt, công việc hay tập luyện.
  • Massage với dầu nóng để giãn cơ, cải thiện lưu thông máu và kích thích rễ dây thần kinh.
  • Sử dụng gối ngủ mềm với độ cao phù hợp với đầu và cổ. 
  • Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê toa như Acetaminophen, Ibuprofen…

Khi gặp phải tình trạng đau cổ, dù là cơn đau thông thường hay dữ dội thì bạn vẫn nên sớm thăm khám bác sĩ. Đau cổ tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý không thể xem thường. Bạn hãy luôn cẩn trọng để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng.

 

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 16:51 - 18/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger