Đau dây thần kinh sinh ba – Căn bệnh nguy hiểm ít người biết

Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau nhói như điện giật, dao đâm gây ảnh hưởng đến trán, má, mũi, môi, hàm,… và cơn đau thường kéo dài trong vài giây cho đến vài phút, bạn hãy thận trọng với căn bệnh đau dây thần kinh sinh ba. 

Đau dây thần kinh sinh ba
Thận trọng với căn bệnh đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba – Căn bệnh tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường

Thực tế, có rất nhiều người không hiểu bệnh đau dây thần kinh sinh ba là gì. Và dường như đây là căn bệnh khá mới mẻ nhưng triệu chứng bệnh lại rất quen thuộc. Đó cũng là lí do vì sao mà căn bệnh nguy hiểm này lại rất ít người biết đến.

Nếu chẳng may mắc phải bệnh đau dây thần kinh sinh ba, người bệnh hãy thực sự thận trọng. Đây không phải là căn bệnh thông thường mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác như u não, bệnh xơ cứng rải rác (đa xơ cứng), bất thường ở sọ, đau thái dương hàm, đau thần kinh thể gối,… Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, càng về già, người bệnh sẽ càng đối diện với những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.

Đau dây thần kinh sinh ba gây đau thái dương hàm
Đau dây thần kinh sinh ba – Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh đau thái dương hàm

Rất nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh đau dây thần kinh sinh ba nhưng lại không biết được bản thân mình mắc bệnh. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trên khuôn mặt, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.

Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là bệnh đau dây thần kinh tam thoa hay đau dây thần kinh sọ V. Dây thần kinh này nằm ở mặt và được chia thành 3 nhánh: dây mắt V1, dây hàm trên V2,  dây hàm dưới V3. Căn bệnh này hình thành do rối loạn dây thần kinh sinh ba, thường bắt đầu từ nhánh dây hàm trên V2 hoặc dây hàm dưới V3. Một khi các dây thần kinh này bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng xung quanh mặt.

Cơn đau do bệnh đau dây thần kinh ba sinh có thể bắt đầu mà không báo trước. Người bệnh thường xuyên phải bất ngờ khi đối diện với căn bệnh này. Cũng có thể khi bạn nói, nhai, trang điểm, rửa mặt hoặc đánh răng, cơn đau có thể xuất hiện. Một số trường hợp, người bệnh sử dụng tay để chạm vào một phần nào đó trên khuôn mặt cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau.

Đau đầu do bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Bệnh nhân liên tục bị đau đầu và cơ mặt khi bị đau dây thần kinh sinh ba

Với tình trạng đau nhức dữ dội ở khuôn mặt, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường do căn bệnh này gây ra. Điển hình nhất là tình trạng đau nhức kéo dài khiến người bệnh thường xuyên bị suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, các nhánh dây thần kinh nhanh chóng kích động lên các bộ phận như ở hàm, môi, mắt, mũi, da đầu, trán và mặt,… khiến người bệnh có cảm giác như hàng ngàn cây kim châm lên mặt. Cơ mặt liên tục bị co giật khiến bệnh nhân sẽ đứng trước nguy cơ bị liệt cơ mặt. Đặc biệt, mắt người bệnh trở nên mờ dần, xuất hiện những mảng đục bên trong mắt.

→ Bạn nên xem thêm: Triệu chứng và cách chữa bệnh sái quai hàm 

Đau dây thần kinh sinh ba – Căn bệnh đáng báo động

Theo thống kê, có khoảng 10/1000 người mắc bệnh này mỗi năm. Những người mắc phải căn bệnh này thường ở độ tuổi 60 – 70 và dễ gặp phải ở phụ nữ. Hiện tại, rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời lại gặp muôn vàn khó khăn.

Nhiều người tưởng rằng, bệnh đau dây thần kinh sinh ba chỉ là căn bệnh thông thường nên chỉ cần sử dụng thuốc uống là khỏi. Chính vì thế, khi gặp phải các triệu chứng tê nhức ở khuôn mặt, người bệnh lại nhanh chóng mua thuốc uống. Triệu chứng bệnh có thể giảm đi nhưng bệnh vẫn không được chữa trị khỏi nếu sử dụng thuốc không đúng.

Bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba
Bệnh nhân không dám cười trong nhiều năm khi mắc phải bệnh đau dây thần kinh sinh ba

Chị Hoài An con của bà Trần Thị Thắm (64 tuổi, Quận 12 – TP.HCM) cho biết: “Mẹ tôi đã mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba đã nhiều năm nay. Lúc đầu, khuôn mặt bà có triệu chứng tê buốt và liên tục bị co giật. Cứ tưởng bà ngủ nghiêng qua một bên nên bị như vậy. Tôi có mua thuốc cho bà uống, triệu chứng bệnh đã đỡ hơn và khỏi sau đó. Tuy nhiên, nhiều đợt về sau, bà vẫn mắc lại triệu chứng cũ. Thấy vậy, tôi tiếp tục mua thuốc cho bà uống nhưng không khỏi, cơ mặt bị căng cứng. Sau khi đưa bà tiến hành thăm khám, bác sĩ cho biết, bà bị bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Mặc dù đã tiến hành điều trị nhưng nhiều năm nay nhưng bà vẫn không dám nói cười vì cơ mặt vẫn chưa trở lại bình thường.”

Thực tế, triệu chứng đau nhức do bệnh đau dây thần kinh sinh ba sinh ba có thể đến bất cứ lúc nào. Người bệnh có thể bị đau nhức cả trăm lần một ngày. Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau đó và có thể biến mất sau khoảng thời gian vài năm.

Tuy nhiên, một khi cơn đau do bệnh đau dây thần kinh sinh ba tấn công, người bệnh thường không thể chịu nổi và dẫn đến suy nhược cơ thể trong một khoảng thời gian dài. Nhất là triệu chứng đau nhức sẽ liên tục tăng và rất dễ lặp lại khi bệnh nhân về già.

Đau dây thần kinh sinh ba do căng thẳng
Căng thẳng trong thi cử – Nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba

Bên cạnh đó, rất nhiều người làm việc quá căng thẳng hoặc lo lắng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba.

Chia sẻ với chúng tôi, bạn Trần Trung Kiên (Sinh viên Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM) cho hay: ” Vì học hành khá căng thẳng nên một thời gian em thường xuyên bị đau đầu, đau ở mặt và thường xuyên có cảm giác cơ mặt bị co giật. Em có đến bệnh viện khám và được bác sĩ cho biết, em mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Em đã uống thuốc bác sĩ đưa và thiết lập kế hoạch học hành hợp lý. Hiện tại, bệnh tình của em đã khỏi nhưng nghe bác sĩ nói căn bệnh này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, em đang xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh đau dây thần kinh sinh ba có thể quay trở lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.”

Có thể thấy, đau dây thần kinh sinh ba là căn bệnh khá nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh nên hết sức thận trọng với căn bệnh này. Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được bệnh đúng lúc. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh sớm.

Trong quá trình thăm khám, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) não để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Thông thường, bệnh nhân bị đau dây thần kinh sinh ba sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc Carbamazepin và Gabapetin. Trong trường hợp người bệnh đã tiến hành điều trị bằng thuốc nhưng không mang đến kết quả khả quan hay xuất hiện các tác dụng phụ, bác sĩ sẽ xem xét cho người bệnh tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Trong quá trình thăm khám và điều trị theo chỉ định bệnh của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm : Bài thuốc Đông Y bí truyền chữa khỏi bệnh Xương khớp của dòng họ Đỗ Minh

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 00:56 - 12/09/2021

Bình luận (2)

  1. Nguyễn tiến dũng says: Trả lời

    Tôi năm nay 45 tuổi là nam giới. Tôi bị đau bên phải mặt đã 10 năm nay. Hiện tượng đau nhói từng cơn rất khó chịu đã đi khám cả ỏq bệnh viện bạch mai mà không tìm ra nguyên nhân .chụp cộng hưởng từ rất nhiều lần đều không phát hiện bắt thường. Mỗi khi đau dữ dội thường có hiện tượng hàm và lưỡi phải hoạt động liên tục như đang ăn cho đến khi hết cơn đau mới thôi. Làm ơn cho hỏi tôi có phải đau thần kinh sinh 3 không?

  2. Đỗ Thị phượng says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ, cho em xin hỏi : chị gái em bị u não đã điều trị bằng tia gamma Từ năm 2016. Chị em mới đi chụp cộng hưởng từ sọ não kết quả tổn thương choán chỗ vùng góc cầu tiểu não lan vào khoang Merkel bên phải, dạng bờ đa cung, giới hạn rõ, kích thuoc 2.3 x 1.6 x 2.2 cm, có đặc điểm như mô tả trên cảm nghĩ : u dây thần kinh v bên phải vôi hóa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger