Triệu chứng bệnh gút giúp nhận biết sớm và cách điều trị

Các triệu chứng bệnh gút như viêm đau khớp, xuất hiện hạt tophi tại khớp… chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trên cơ thể như các khớp ngón tay, ngón chân hay khớp cổ chân. Chúng thường xuất hiện một cách đột ngột khiến bệnh nhân không kịp trở tay.

Bệnh gút (còn được gọi là bệnh gout) là một dạng viêm khớp khó chữa. Bệnh xảy ra khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài gây lắng đọng các tinh thể tại khớp và khiến khớp bị sưng đau. Nguyên nhân xuất phát từ chính thói quen ăn uống sinh hoạt không hợp lý của một bộ phận người dân.

Do có những biểu hiện khá nặng nề cùng những biến chứng nguy hiểm, bệnh gút đã trở thành nỗi ám ảnh của những người căn bệnh này. Bất cứ khi nào bạn và các thành viên trong gia đình cũng có thể bị khớp tấn công. Vì vậy bạn cần nắm rõ được các triệu chứng bệnh gout và cách điều trị đúng đắn để có phương án đối phó kịp thời khi mắc bệnh.

triệu chứng bệnh gút

Các triệu chứng bệnh gút giúp nhận biết sớm bệnh

Bệnh gút được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính (bệnh gút nhẹ) và mãn tính. Thông thường ở giai đoạn sau thì các biểu hiện bệnh gút sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, bệnh nhân cần để ý đến sự thay đổi của sức khỏe để sớm phát hiện và điều trị bệnh triệt để ngay từ giai đoạn cấp tính.

1. Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn cấp tính

  • Axit uric trong máu tăng cao:

Khi mới khởi phát, các triệu chứng gout tiến triển một cách âm thầm. Nó có thể ủ bệnh trong vòng vài tháng với biểu hiện ban đầu là tăng axit uric trong máu. Nếu may mắn, bệnh nhân có thể tình cờ phát hiện ra bệnh khi làm xét nghiệm máu để điều trị bệnh lý khác.

Bạn cần cảnh giác với bệnh gout nếu xét nghiệm thấy chỉ số axit uric >= 7 đối với nam và con số này ở nữ giới sẽ dao động từ 6mg/dl trở lên. Lúc này, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác. Đồng thời tiếp tục theo dõi xem mình có gặp thêm các biểu hiện bệnh gút nào dưới đây hay không để khẳng định chắc chắn bản thân đã mắc căn bệnh này.

  • Khớp bị viêm, sưng và đau đột ngột:

Nếu một ngày nào đó, sau khi ngủ dậy bạn thấy khớp của mình bị sưng, đau dữ dội thì hãy coi chừng bởi đây là một trong những triệu chứng gout cấp điển hình nhất. Bệnh gout thường khởi đầu bằng một đợt viêm khớp cấp.

Viêm sưng khớp là dấu hiệu bệnh gút
Viêm sưng khớp một cách đột ngột là dấu hiệu bệnh gút bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải

Khớp bị viêm một cách đột ngột kèm theo các dấu hiệu khác như sưng đỏ, nóng tại khớp. Nó khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và nhức nhối khó chịu, không thể cử động được.

  • Các dấu hiệu bệnh gút cấp biểu hiện toàn thân:

Bên cạnh các bất thường tại khớp, bệnh gút còn ảnh hưởng đến toàn thân với các triệu chứng khác đi kèm như: Trong người sốt cao, có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…

Các triệu chứng bệnh gút nhẹ ở trên thường kéo dài từ 3-7 ngày hoặc lâu hơn nếu không được điều trị đúng. Sau đó khớp hết đau và trở lại bình thường nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh của mình đã khỏi. Tuy nhiên các đợt gút cấp có thể tái phát lại vài đợt trong năm và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

2. Biểu hiện bệnh gút ở giai đoạn mãn tính

Các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn cấp tính nếu không được dập tắt ngay thì rất dễ tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường một bệnh nhân sẽ được xác định là mắc bệnh gút mãn tính khi bệnh vẫn còn tái lại trong khoảng thời gian từ 1-3 năm. Trường hợp này người bệnh phải sống chung với bệnh gút suốt đời và gánh chịu những hệ lụy không nhỏ từ căn bệnh này.

Các dấu hiệu bệnh gút giai đoạn mãn tính bao gồm:

  • Acid uric kết tủa thành tinh thể muối urat:

Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat. Chúng có màu trắng và thường bám dính vào bất kì vị trí nào xung quanh khớp, từ sụn khớp cho tới màng khớp và các gân cơ. Bệnh càng nặng thì lớp muối càng dày và chắc. Quan sát trên phim chụp X- quang chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các tinh thể muối này.

Axut uric kết tủa là biểu hiện của bệnh gút
Các tinh thể muối urat chọc vào phần mềm khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn
  • Đau nhức khớp dữ dội:

Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột sau khi ngủ dậy và trở nên nghiêm trọng hơn sau 4 đến 12 tiếng kể từ khi nó xuất hiện. Bệnh nhân có cảm giác bị đau nhức dữ dội tại khớp. Cơn đau còn lan dần sang phạm vi xung quanh.

Hiện tượng này có thể kéo dài đến vài tuần sau đó  khiến bệnh nhân bị giới hạn vận động. Nhiều trường hợp bị nặng phải nằm im không thể cử động, đi lại được nếu các triệu chứng gút xảy ra ở khớp đầu gối, khớp mắt cá chân hay các khớp ngón chân.

  • Sưng tấy, nóng đỏ và viêm tại khớp

Một dấu hiệu nhậnn biết bệnh gút mãn tính rất rõ ràng đó chính là hiện tượng sưng tấy tại khớp. Do khớp bị viêm nên sưng to nhìn thấy rõ. Khi sờ vào có cảm giác ấm, nóng. Khu vực phần mềm bị bệnh cũng chuyển sang màu đỏ.

  • Tổn thương tại khớp và các bộ phận khác trong cơ thể

Thông thường các tinh thể muối urat thường bám rất chắc vào bề mặt của sụn khớp cũng như các phần mềm xung quanh khớp. Chúng gây ma sát khi cử động khiến khớp bị đau và tổn thương.

Trường hợp tích tụ tại mạch máu, tim, thận hay dưới da thì tinh thể muối urat cũng khiến cho các bộ phận này bị tổn thương.

  • Nổi cục tophi tại khớp là triệu chứng bệnh gút mãn tính

Nếu xung quanh khớp của bạn xuất hiện các cục u nhỏ thì bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn khá nặng. Y học gọi đó là các cục tophi. Chúng được hình thành khi các tinh thể muối urat tích tụ quá nhiều và chúng liên kết lại với nhau thành từng cục.

Nổi cục tophi là triệu chứng gout mãn tính
Nổi cục tophi là triệu chứng gout mãn tính ở mức độ nặng

Kích thước của cục tophi có thể dao động từ 1-12cm. Sờ vào thấy rắn, chắc, có thể di động hoặc không. Chúng có màu trắng đục tương tự như vôi rất dễ phát hiện ra khi quan sát bằng mắt thường.

  • Xuất hiện biến chứng:

Khi các dấu hiệu bệnh gút tái phát nhiều lần nó sẽ gây phá hủy khớp, biến dạng khớp khiến bệnh nhân bị tàn phế suốt đời. Các hạt tophi cũng có thể vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây lở loét, nhiễm trùng máu.

Sang đến giai đoạn này, nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng ngoài khớp. Điển hình là các căn bệnh suy thận, tai biến… cũng xuất phát từ bệnh gút mà ra.

Cách xử lý, điều trị bệnh gout

Như bạn cũng thấy, gút là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Một khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì không thể chữa khỏi được. Chính vì vậy nếu nhận thấy bản thân đang có một trong các dấu hiệu bệnh gút tương tự như ở trên thì bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám, chuẩn đoán chính xác bệnh và tích cực điều trị bằng các phương pháp sau:

1. Dùng các loại thuốc uống chữa bệnh gút

Chẳng hạn như thuốc NSAID (Aspirin , Naproxen hay Ibuprofen…) để giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp bệnh. Ngoài ra, còn có các loại thuốc đặc trị bệnh gút như Aloprim, Zyloprim, Colcrys, Febuxostat , Probenecid. Các thuốc này có khả năng đào thải, giảm axit uric trong máu. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần dùng theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể chữa bệnh gút bằng đông y. Các bài thuốc đông y được điều chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên và đã được kiểm chứng qua nhiều đời nên rất an toàn, sử dụng được lâu dài mà không phải lo ngại về tác dụng phụ.

2. Phẫu thuật điều trị bệnh

Một số trường hợp các triệu chứng bệnh gút tái phát liên tục ở mức độ trầm trọng và các tinh thể muối tích tụ quá nhiều gây nguy cơ biến dạng khớp thì phải phẫu thuật. Thông qua phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ nạo bỏ lớp muối dày bám dính trên bề mặt khớp và loại bỏ các tổ chức viêm xơ.

Phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng gút

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, bệnh nhân có thể kết hợp các biện pháp chữa trị tại nhà để mau lành bệnh:

  • Uống nhiều nước: Ít nhất là từ 6-8 ly một ngày, bao gồm nước lọc, nước canh rau và các loại nước ép trái cây ít chua.
  • Tránh sử dụng bia rượu bởi đây những chất kích thích này là một trong những nguyên nhân gây bệnh gút phổ biến ở nam giới.
  • Hạn chế lượng đạm tiêu thụ: Ăn thịt, cá ở mức độ vừa phải. Tránh các loại thịt có màu đỏ, thịt chó, cá trích, nội tạng động vật. Tốt nhất nên thay thế nguồn protein từ các sản phẩm sữa ít béo.
  • Kiểm soát tốt trọng lượng, không để cơ thể bị thừa cân làm tăng gánh nặng cho khớp bị bệnh.
  • Điều trị bệnh gút bằng các phương pháp vật lý trị liệu: Châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng để giảm đau cho khớp.
  • Tích cực luyện tập các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà .

Nếu được điều trị đúng, các triệu chứng bệnh gút sẽ được kiểm soát tốt và ít tái phát hơn. Bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và thay đổi lối sống để hạn chế những ảnh hưởng xấu từ căn bệnh này.

BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA:

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Bình luận (15)

  1. Tran thanh tùng says: Trả lời

    Cho em xin hỏi em bị đau thốn dưới lòng bàn chân khi ngủ day là dau hơn hoặc đi nhiều cũng đau vậy có phải bệnh gút không ạ

    1. va says:

      thưa bác sĩ,cho em hỏi cổ tay em bị đau cách đây đã 2 tháng ,em đã có đến bệnh viện quân đoàn 4 chụp xquang và thử máu.bác sĩ cho thuốc uống nhưng vẫn không khỏi .chờ em hỏi bây giờem nên đi khám ở bệnh viện thì hiệu quả hơn.em ở bình dương,em xin cám ơn bác sĩ ạ.

    2. tran son hai says:

      thua bac si em bi sung khop dau goi khien cho co lai cung kho vay co phai la trieu chung cua benh gut khong

  2. Hoành says: Trả lời

    Cho mình hỏi đau các ngón tay bên tay trái, còn tay phải thì bình thường bị gần 1 tuần.lòng bàn tay có nhiều chấm đỏ không biết mình có bị gút k..mình xin cảm ơn nhiều

  3. nguyễn văn tý says: Trả lời

    Ngón chân út bị ngứa và sưng to cảm giác ngứa ở móng chân và cảm giác rất đau cho hỏi em bị bệnh gi, liệu có phải bị gút ko ạ ?

  4. Tố như says: Trả lời

    Dạ cho em hỏi. Chân em hay nổi lên 1 cục u, nó cảm giác ngứa và đau nhẹ. Sau khoảng 1 tháng nó sẽ lặn và nỗi ở chỗ khác trên chân. Người em hay bị ngứa từng lõm, em gãi khoảng 1 tiếng là nó lặn hết. Cho e hỏi e có phải bệnh gout ko.

  5. phùng côn says: Trả lời

    mọi người cho tôi xin số điện thoại của bs Tuấn ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh nhé , tôi bị gút gần 2 năm nay rồi uống thuốc tây nhưng không ăn thua gì cả .

  6. Phạm Đăng Tiếp says: Trả lời

    Tôi bị đau ở khớp ngón tay,cảm giác như khô dịch sụn ở đó,khi gập ngón tay lại,duỗi ra không được,cố tình kéo ra thì ra được nhưng đau và có cảm giác kêu “cục” một cái.vậy đây có phải triệu chứng của bệnh gout không ạ?

  7. Thúy An says: Trả lời

    Da thưa bác sĩ e bị đau ở khớp tay thường bị thống ở lòng bàn chân va bị nhức ở cù trỏ (phải) chieu chứng đó có phải la benh rut hong ạ nếu như bệnh rút thi e phai lam thế nao ạ

  8. Đinh văn chương says: Trả lời

    Chân em bị ngứa va xưng lên nhưng không có mần đỏ.ngứa đến đâu thì bị xưng đến đó..vậy em có phải bị bệnh gut không thưa bác sĩ

  9. ly says: Trả lời

    các bác cho cháu hỏi ạ. các ngon tay và bàn chân cháu sau 1 buổi làm việc nhẹ thi các ngon tay và bàn chân cháu hay xưng to ạ . các bac cho cháu hỏi đây có phải bệnh gút không ạ?? chúa xin cam ơn ạ

  10. Ngọc Anh Tuấn says: Trả lời

    Tôi muốn hỏi hiện nay tôi đang bị đau tất cả các khớp ở bàn tay. Bàn chân và khuỷu tay vậy tôi muốn hỏi có phải là hiện tượng của bệnh gút không ạ

  11. an biên says: Trả lời

    xin bác sỹ cho e hỏi, e bị đau đốt ngón tay giữa bên phải và trân bên trái bị nhức nhưg chỉ ngủ 1 đêm là đã hết, còn bên tay trái không bị đau. Z có phải bị gout k bác sỹ

  12. Đỗ xuân trường says: Trả lời

    Cho e hỏi Nồng độ axit uric là 582 và bị sưng khớp ngón chân cái thì có phải là gout cấp k bs

  13. Vương says: Trả lời

    Trần Thanh Tùng theo mình nghĩ bạn bị viêm cân cơ lòng bàn chân bạn ạ,đó không phải là triệu chứng bệnh gút

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger