Triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối bạn đã biết chưa?

Tràn dịch khớp gối là một căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Việc nắm bắt được những triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời.

Với mong muốn chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, trong bài viết dưới đây, chuyên mục chúng tôi sẽ nêu rõ một số triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối để mọi người được rõ. Rất mong quý độc giả chú ý đón đọc để có được nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này.

triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối
Các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối cần được phát hiện sớm

I. Một số triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối cần phát hiện sớm

Mọi người thường rất khó để phát hiện ra bệnh tràn dịch khớp gối bởi những triệu chứng lâm sàng của bệnh khá giống với một số bệnh lí về cơ xương khớp. Các biểu hiện của bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lỏng tích tụ ít hay nhiều ở hai bên khớp gối. Khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu sau đây, mọi người cần hết sức chú ý.

1. Bị đau khớp gối

Đây mà một trong những triệu chứng không buông ta bất cứ người bệnh nào. Mới đầu thì người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng nhức mỏi trước. Nhiều người sẽ nghĩ do vận động nhiều nhưng lâu dần sẽ chuyển thành những cơn đau âm ỉ rất khó chịu. Sự đau nhức có thể đến rất đột ngột và kéo dài dai dẳng khiến cho việc đi lại của người bệnh trở nên bất tiện.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

2. Khớp gối có dấu hiệu sưng

Thường thì bệnh tràn dịch khớp gối sẽ xuất hiện ở một bên trước cho nên mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy bên khớp gối bị tràn dịch sẽ sưng phù, to hơn hẳn so với bên còn lại. Khi mà lượng dịch khớp tràn ra bên ngoài quá nhiều thì việc sưng còn có thể kèm theo dấu hiệu bầm tím.

3. Khả năng vận động bị hạn chế

Đây là một trong những triệu chứng không có gì khó hiểu. Bởi khi mà lượng dịch khớp quá nhiều bị tràn ra khiến cho đầu gối không chỉ đau nhức và còn sưng to. Chính sự sưng đau này khiến cho người bệnh không thể cử động khớp gối một cách linh hoạt, bị hạn chế rất nhiều trong việc đi lại. Vì càng vận động nhiều và mạnh thì những cơn đau nhức sẽ càng trở nên dữ dội hơn, tình trạng sưng phù cũng trở nên trầm trọng hơn.

dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp gối
Khả năng vận động bị hạn chế là một trong những biểu hiện của bệnh tràn dịch khớp gối

4. Một số triệu chứng khác

Ngoài hiện tượng đau nhức, sưng tấy hay khả năng vận động bị hạn chế thì nhiều thống kê cũng cho thấy rằng, nhiều bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có xuất hiện tình trạng sốt. Tuy nhiên, khi tràn dịch khớp gối không được phát hiện sớm và dần chuyển nặng thì mới xuất hiện triệu chứng này. Việc người bệnh bị sốt nặng hay sốt nhẹ còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh.

II. Những đối tượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối cao

Bệnh tràn dịch khớp gối là một căn bệnh không hiếm gặp và bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị bệnh ghé thăm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu thuộc vào những đối tượng sau đây thì bạn nên cẩn trọng hơn bởi nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.

1. Những người có vấn đề về huyết áp

Không ai có thể nghĩ rằng, vấn đề huyết áp lại có thể là tác nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh tràn dịch khớp gối tăng cao. Tuy nhiên, khi huyết áp không ổn định thì người bệnh sẽ phải sử dụng một số loại thuốc để cân bằng lại. Việc sử dụng thuốc huyết áp kéo dài, đặc biệt là thuốc chống đông cũng có thể khiến cho khớp gối bị tổn thương. Chính vì thế mà những người gặp phải vấn đề về huyết áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tràn dịch khớp gối cao hơn.

2. Người bị thừa cân, béo phì

Những người béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh lí về xương khớp cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Bác sĩ Trần Lê Tùng Lâm (Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội) cho biết: “Khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ kéo theo dây chằng khớp gối cũng như phần sụn bị căng giãn quá mức. Điều này đã tạo áp lực và gây nên các vi chấn mạnh lên sụn khớp và tạo điều kiện cho dịch khớp gối có cơ hội tràn ra ngoài.”

Bên cạnh đó, khớp gối cũng chính là bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất để chống đỡ cơ thể mỗi khi đi lại. Việc thừa cân cũng gây ra những áp lực lớn khiến khớp gối yếu dần và nguy cơ tràn dịch khớp gối cũng theo đó tăng lên.

3. Người từng mắc các bệnh lí về cơ xương khớp

Những người mắc một số bệnh lí về xương khớp thì chắc chắn rằng hệ thống xương khớp cũng trở nên yếu hơn rất nhiều so với người bình thường. Đặc biệt khi mắc một số bệnh lí như thoái hóa khớp gối, viêm màng bao hoạt dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp hay bệnh gout,… thì sẽ dễ dàng khiến cho khớp gối bị vỡ nứt làm cho chất dịch tràn ra ngoài.

4. Những người gia đình có tiền sử bị tràn dịch khớp gối

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tràn dịch khớp gối có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nếu một người mà có bố mẹ hay các thành viên trong gia đình đã từng bị chứng tràn dịch khớp gối thì nguy cơ mà người đó mắc bệnh có thể lên tới gần 50%.

đối tượng dễ mắc tràn dịch khớp gối
Những người có tiền sử gia đình bị tràn dịch khớp gối có nguy cơ mắc bệnh cao

III. Khi nào thì nên đi khám tràn dịch khớp gối?

Bệnh tràn dịch khớp gối nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì cũng có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mà vấn đề “khi nào nên đi khám tràn dịch khớp gối?” được rất nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia về cơ xương khớp thì chỉ cần cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như đau nhức khớp gối, khớp gối bị sưng phù hay khả năng vận động bị hạn chế dù nặng hay nhẹ thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời thăm khám.

Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích tầm soát bệnh tràn dịch khớp gối:

  • Xét nghiệm máu: Để có thể xác định rõ tình trạng viêm nhiễm khớp gối là do nguyên nhân nào gây nên, nếu là bệnh gout hay viêm khớp dạng thấp,… gây nên thì cũng có thể người bệnh đang bị tràn dịch khớp gối.
  • Chụp X-quang: Sẽ giúp bác sĩ phát hiện được người bệnh có gặp phải một số tổn thương ở khớp gối như u xương, trật khớp, thoái hóa khớp hay gãy xương hay không.
  • Chụp công hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này sẽ giúp nhận biết được các tổn thương ở phần mềm của khớp gối như dây chằng, sụn khớp, sụn chêm,…
  • Chọc hút dịch khớp: Nhằm xác định được tính chất của dịch khớp, để xem dịch khớp có dính máu không, hay việc viêm nhiễm có phải do vi khuẩn gây ra hay không,…

Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi mang lại về triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối sẽ giúp mọi người có thể phát hiện bệnh sớm nhất. Khi phát hiện ra các biểu hiện khác thường của cơ thể, mọi người hãy nhanh chóng thăm khám để có thể bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình.

Hải Ngọc

Thông tin hữu ích cho bạn:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:54 - 18/09/2021

Bình luận (1)

  1. nhân says: Trả lời

    Thưa bác sỉ hiện tượng đau ở bàn chân có phải đau khớp không ạ!!!mỗi khi thay đổi thời tiết thì chân nó lại đau.có lúc đở nếu đi lại nhiều rồi nó lại đau.???

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger