Đau vai gáy bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau vai gáy bên trái là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến ở dân văn phòng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng vai gáy, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cánh tay,… khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh đau vai gáy bên trái? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đau vai gáy bên trái

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, những bệnh nhân mắc bệnh viêm vai gáy sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Khi bị đau vai gáy, người bệnh sẽ thường gặp phải triệu chứng đau vai gáy một bên hay hai bên.

Thông thường, bệnh đau vai gáy bên trái sẽ xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc. Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng. Mỗi khi người bệnh đi, đứng, ngồi lâu tại một chỗ hay hắt hơi, cơn đau sẽ nhanh chóng tăng dần. Người bệnh sẽ rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

4 Nguyên nhân điển hình khiến bạn bị đau vai gáy bên trái

1 – Tư thế làm việc không đúng

Đa số những nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính đều có tư thế ngồi không đúng. Việc ngồi sai tư thế, ngồi nghiêng quá nhiều về bên trái sẽ rất dễ khiến người bệnh bị đau vai gáy và mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Tư thế làm việc không đúng

Tư thế ngồi, nằm, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm nghiêng, ngồi trước quạt, dầm mưa lâu, tắm gội buổi tối… làm giảm sự cung cấp ô-xy cho các tế bào cơ, làm các cơ thiếu máu và dẫn đến đau nhức, cứng cổ, vai, gáy, người mệt mỏi, khó vận động xoay cổ, vặn tay, lưng…

2 – Mang vác vật nặng có trọng tải quá lớn, gây áp lực lên bả vai

Thực tế, những người lao động nặng, mang vác các đồ vật có khối lượng lớn, nhất là mang về phía bên trái sẽ khiến cho phần bả vai bên này bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng đau nhức.

Mang vác vật nặng có trọng tải quá lớn, gây áp lực lên bả vai

Nếu người bệnh thường xuyên làm việc nặng sẽ rất dễ khiến cho vùng bả vai bị viêm và phần khớp vai cũng phải chịu những tổn thương nặng nề. Điều này sẽ khiến người bệnh bị đau vai gáy bên trái kéo dài trong nhiều ngày.

3 – Thoái hóa xương khớp theo tuổi tác

Hầu hết những người cao tuổi đều khó có thể tránh khỏi quá trình lão hóa của tự nhiên. Khi đã bước qua độ tuổi trung niên, con người sẽ đứng trước tình trạng lão hóa xương khớp. Lúc này, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô xy trong cơ thể suy giảm. Đó là nguyên nhân vì sao người bệnh rất dễ gặp phải những biểu hiện như hoa mắt, nhức đầu, mỏi cổ, quay cổ nghe lắc rắc,…

Thoái hóa xương khớp theo tuổi tác

Theo thống kê, tỉ lệ những người lớn tuổi rất dễ bị mắc các căn bệnh xương khớp ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh viêm đau vai gáy đang dần tấn công mạnh mẽ vào những người trẻ tuổi, nhất là nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài,…

4 – Ảnh hưởng bởi một số căn bệnh khác

Đau mỏi vai gáy bên trái không đơn thuần là một căn bệnh mà nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp khác như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, gai cột sống, loãng xương,…

Thoái hóa đốt sống cổ chữa trị đau vai gáy bên trái

Bên cạnh đó, những người cao tuổi bị nhiễm lạnh đột ngột cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Khi đó, lượng ôxy cung cấp cho máu bị giảm sút, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến tình trạng đau nhức.

4 Cách điều trị bệnh đau vai gáy bên trái

Với bệnh lý đau vai gáy bên trái, việc điều trị bệnh dứt điểm là vô cùng cần thiết. Nếu để bệnh kéo dài sẽ rất dễ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên. Dưới đây là 4 cách điều trị bệnh đau mỏi vai gáy được nhiều người áp dụng, người bệnh có thể tham khảo.

1 – Điều trị bằng thuốc Tây Y

Với những bệnh nhân đau mỏi vai gáy bên trái ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Trong đó, hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để ức chế cơn đau nhức. Đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng:

Không nên lạm dụng thuốc Tây khi điều trị bệnh

  • Thuốc uống: Acetaminiphen (paracetamol)
  • Thuốc bôi ngoài da chứa Capsaicin, Salicylat
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc chứa corticoid.

# Ưu và nhược điểm của phương pháp:

  • Ưu điểm: Thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh và dứt điểm, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được sự thoải mái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp, do việc sử dụng thuốc Tây y không đúng đã dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, khiến bệnh dễ tái phát và việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, tác dụng dược lý của thuốc Tây y cũng thường gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khác trong cơ thể như gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng tới gan, da,…thậm chí sử dụng kéo dài có thể gây giòn xương.

2 – Sử dụng thực phẩm chức năng

Có rất nhiều loại viên uống bổ sụn khớp có tác dụng bổ sung các dưỡng chất, khoáng chất giúp xương khớp chắc khỏe. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều thực phẩm chức năng điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy. Các sản phẩm này được bán ở nhiều nơi giúp cho người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận và mua dễ dàng.

Sử dụng thực phẩm chức năng chữa đau vai gáy bên trái

# Ưu và nhược điểm của phương pháp:

  • Ưu điểm: Các thực phẩm chức năng này người bệnh có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Sản phẩm ở dạng viên nang mềm nên sẽ dễ dàng và thuận tiện cho người bệnh sử dụng (ngay cả những người làm văn phòng hay thường xuyên phải di chuyển).
  • Nhược điểm: Các sản phẩm này chủ yếu có tác dụng hỗ trợ điều trị mà không phải là điều trị nên không thể chữa dứt điểm được bệnh. Hơn nữa, thời gian sử dụng sản phẩm cũng tương đối dài (thông thường từ 3 – 9 tháng) mới cho thấy kết quả rõ rệt.

3 – Sử dụng các bài thuốc dân gian

Từ xưa, cha ông ta đã có rất nhiều bài thuốc, những mẹo hay trong việc chữa bệnh đau vai gáy bên phải tại nhà. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như lá lốt, lá ngải cứu, củ tỏi,… qua một số công đoạn đơn giản như đắp trực tiếp hoặc xay nước uống,… có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm nhanh tình trạng bệnh. Chính vì vậy mặc dù hiện nay y học hiện đại phát triển thế nhưng những cách chữa đau vai gáy bên trái từ dân gian vẫn được nhiều người truyền tai nhau nhau và cho kết quả tốt.

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh đau vai gáy

# Ưu và nhược điểm của phương pháp:

  • Ưu điểm: Nguyên liệu và cách thực hiện khá dễ nên thuận tiện cho việc điều trị tại nhà của bệnh nhân. Hơn nữa, nguyên liệu đều là các loại thảo dược tự nhiên và lành tính nên tính an toàn cao.
  • Nhược điểm: Các bài thuốc này chỉ có tác dụng với những trường hợp người bệnh mới chớm bị, tình trạng bệnh nhẹ. Với những trường hợp bệnh đã chuyển nặng, các cách trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, đôi khi gần như không có hiệu quả. Cùng với đó, các mẹo này yêu cầu người bệnh phải thực hiện liên tục trong thời gian khá dài mới có thể đem lại hiệu quả tốt.

4 –  Sử dụng thuốc Đông Y

Một số lượng không nhỏ các bệnh nhân, thay vì sử dụng Tây y thì lựa chọn Đông y để chữa bệnh. Đông y có thể là thuốc bắc hay thuốc nam, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người. Người bệnh có thể đến các bệnh viện y học cổ truyền, phòng khám gia truyền, các trung tâm nghiên cứu đông y để khám và điều trị.

Sử dụng thuốc Đông Y điều trị bệnh đau vai gáy

# Ưu và nhược điểm của phương pháp:

  • Ưu điểm: Thuốc Đông y đều đi sâu điều trị từ căn nguyên của bệnh nên có tác dụng lâu dài. Các nguyên liệu cho bài thuốc là các thảo dược tự nhiên nên tính an toàn cao, không có tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Hiệu quả của thuốc thường lâu biểu hiện hơn so với Tây y nên có thể khiến người bệnh cảm thấy chán nản, không tiếp tục sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, thuốc Đông y hơi khó uống và người bệnh phải mất nhiều thời gian để điều trị.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA:

Để phòng tránh đau vai gáy bên trái và giúp xương khớp chắc khỏe, ngoài việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu thì người bệnh cũng nên giữ cho mình một lối sống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Bác sĩ Trần Khánh Nam (Chuyên khoa xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy) khuyên rằng:

lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh đau vai gáy

  • Khi ngủ nên gối đầu cao dưới 10 cm, độ cao của gối phù hợp với đường cong sinh lý sau gáy.
  • Khi ngồi học hay làm việc cần giữ cơ thể thẳng, không xiên vẹo. Không nên giữ một tư thế quá lâu.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột, nhất là vùng đầu, cổ.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều loại thức ăn chứa hàm lượng canxi, magie như trứng, sữa chua, thịt nạc, tôm, cua…cao; chú ý ăn nhiều hoa quả tươi; uống nhiều nước cam, chanh, bưởi và ăn các loại rau xanh như rau cải, rau dền, giá đỗ,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục và những môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

Đau vai gáy bên trái rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mọi người hãy phòng ngừa căn bệnh này. Bên cạnh đó, nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh đau vai gáy bên trái, bệnh nhân nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 01:08 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger