Gai xương gót chân có phải bệnh nguy hiểm? Chuyên gia giải đáp

Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh xương khớp thắc mắc rằng: Gai xương gót chân có phải bệnh nguy hiểm hay không? Làm cách nào có thể khắc phục được triệu chứng bệnh? Cùng lắng nghe BS. Trần Hữu Khánh (Chuyên khoa xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy) giải thích về vấn đề này.

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ! Từ đầu tuần nay, tôi thường cảm thấy đau thốn ở gót chân nên đi lại rất nhức nhối và khó chịu. Nhất là vào mỗi buổi sáng thức dậy, tôi phải ngồi xoa bàn chân một hồi thì mới đi lại được. Hôm trước, tôi đã đến bệnh viện khám và chụp phim thì được bác sĩ chẩn đoán là bị gai xương gót chân. Vậy bệnh gai xương gót chân có nguy hiểm không? Ngoài việc sử dụng thuốc như bác sĩ kê toa thì tôi cần phải làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Rất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

(Chị Mỹ Hồng, 35 tuổi, Quận 8, Tp.HCM)

Gai xương gót chân
Gai xương gót chân có nguy hiểm không?

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Gai xương gót chân có nguy hiểm không?

Theo BS. Trần Hữu Khánh (Chuyên khoa xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: “Gai xương gót chân là tên gọi khác của bệnh viêm cân gan lòng bàn chân. Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở người tuổi trung niên. Bên cạnh đó, những người thường xuyên lao động nặng, đi lại và vận động nhiều hay phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót cũng rất dễ mắc bệnh gai xương gót chân.

Thực tế, bệnh gai xương gót chân không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bởi vì khi tình trạng viêm gai xương gót chân nặng hơn sẽ khiến người bệnh không thể đi lại hoặc thực hiện các hoạt động cá nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng như gai khớp gối, viêm nhiễm xương, gãy xương, u xương gót hay áp-xe phần mềm tại chỗ.”

Gai xương gót chân gây đau nhức ở chân
Vùng chân bị sưng tấy do bệnh gai xương gót chân gây ra

Rất nhiều người bệnh cho rằng tình trạng đau nhức chân là do phần gai xương nhô ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gót chân, cản trở việc di chuyển và đi lại. Tuy nhiên, mọi người nên biết rằng, cơn đau mà người bệnh cảm nhận được là do phản ứng viêm gây ra. Bản thân gai xương này sẽ không gây đau nhưng nếu xuất hiện các phản ứng viêm ở các mô làm ảnh hưởng dây thần kinh liên quan, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng đau nhức dữ dội ở gót chân.

Nguyên nhân dẫn đến gai xương gót chân là do tình trạng viêm lâu ngày ở gót chân. Có thể người bệnh vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng, đi giày cao gót sẽ nhanh chóng gây chèn ép ở vùng gân cơ và bắp chân. Chính điều này đã kéo theo các tế bào, thực bào và canxi lắng đọng tại vị trí bị viêm, góp phần hình thành nên gai xương. Thông thường, vị trí gai xương xuất hiện hay gặp nhất là ở lòng bàn chân, xương ở gót chân và bệnh nhân sẽ rất dễ bị đau thốn ở gót chân.

Khi bị gai xương gót chân, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy bị đau buốt bên trong gót chân. Tình trạng đau sẽ tăng dần khi người bệnh đi đứng và giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Đặc biệt, cơn đau thường hay xuất hiện vào buổi sáng và có thể đau nặng hơn nếu bệnh nhân bước đi trên bề mặt cứng hay khiêng vác các vật nặng. Chính vì vậy, khi mắc phải căn bệnh gai xương gót chân, bệnh nhân nên hết sức thận trọng.

Cách kiểm soát gai xương gót chân hiệu quả nhất

Để biết bản thân mình có mắc bệnh gai xương gót chân hay không, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành chụp phim X quang ở vùng gót chân để phát hiện gai xương. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ có những cách điều trị bệnh tốt nhất.

Với những bệnh nhân mắc bệnh gai xương gót chân ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị nội khoa, tức là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Riêng trường hợp nặng, cơn đau xuất hiện dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai xương gót chân.

Xoa bóp chân khi bị gai xương bàn chân
Xoa bóp chân giảm đau nhức do gai xương bàn chân gây ra

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý các vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để có thể kiểm soát bệnh gai xương gót chân hiệu quả nhất.

  • Hạn chế đi giày cao gót, bạn nên đi dép mềm, vừa vặn, có chiều cao 2-3cm để nâng đỡ xương gót chân.
  • Có thể sử dụng miếng đệm lót ở gót giày, có tính đàn hồi như cao su để hạn chế bị đau.
  • Dùng băng chun gan chân để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, người bệnh nên gác cao chân khi ngủ để giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.
  • Bệnh nhân không nên làm việc quá sức, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
  • Thực hiện các bài tập massage chân cùng với các bài tập vật lý trị liệu như sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bệnh nhân có thể giải đáp được thắc mắc: Bệnh gai xương gót chân có nguy hiểm không? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, tốt nhất khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải thực hiện đúng các hướng dẫn cũng như phương pháp được bác sĩ đưa ra để kiểm soát bệnh tình của mình tốt nhất.

→ Có thể bạn quan tâm: Đi giày cao gót quá nhiều dễ mắc các căn bệnh xương khớp

Cập nhật lúc 00:56 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger