Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Một trong những bệnh lý gây ra nhiều thương tổn tại vùng vai chính là hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Tình trạng này có thể khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề trong các động tác hàng ngày cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây ra hàng loại tổn thương và viêm tại vùng khớp vai. Cùng tìm hiểu về hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai qua bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Các thống kê đã chỉ ra những người thường xuyên phải dang tay qua đầu, các vận động viên chơi thể thao có động tác ném,… là nhóm đối tượng có khả năng cao mắc hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.

Cấu tạo chóp xoay có 4 cơ hòa vào nhau để giúp tạo nên một kết cấu vững chắc và dẻo dai.  Những động tác lặp đi lạo lại khi nâng tay lên cao sẽ khiến cho các gâm mày căng ra để giữ yên chỏm xương cánh tay và ổ chào. Giữa gân chóp xoay và mỏm cùng vai có một túi hoạt dịch sẽ giúp bôi trơn để hạn chế lực ma sát khi cử động khớp vai.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Khi khoảng cách giữa chóp xoay bên dưới mỏm cùng vai bị hẹp, túi hoạt dịch và một phần sụn khớp chỏm xương cánh tay bị chèn ép. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm chóp xoay, viêm túi hoạt dịch, viêm khớp. Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai sẽ gây ra rách gân chóp xoay, làm yếu gân và khiến khu vực chóp xoay vai dễ tổn thương.

Nhận biết hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có thể nhận biết bằng một số biểu hiện:

  • Bệnh nhân khó dang tay lên cao hay đưa tay ra trước.
  • Đau nhức thường xuyên tại các khớp vai.
  • Bệnh nhân bị hạn chế vận động cánh tay, ảnh hưởng đến việc cầm nắm, mang vác,…

Điều trị

Khi mắc hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bạn cần thăm khám sớm để bác sĩ có những chỉ định cần thiết và phù hợp nhất. Điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai thường chủ  yếu là các biện pháp như:

  • Điều trị giảm đau, kháng viêm bằng các loại thuốc như aspirin, naproxen, diclofenac… kết hợp với nghỉ ngơi, chườm đá.
  • Siêu âm, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ở khớp vai giúp cải thiện tình trạng đau ở bệnh nhân.
  • Vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe và khả năng vận động vùng khớp.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng cho bệnh nhân trong những trường hợp nặng. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị ngắn hạn.

  • Phẫu thuật sẽ là lựa chọn cuối cùng khi không có cải thiện nào sau 6 tháng đến 1 năm điều trị bảo tồn. Có 2 phương pháp phẫu thuật hiện đang được sử dụng hiện nay là mổ mở và mổ nội soi. Ưu điểm của cả hai phương pháp  đều có thể sửa chửa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay tuy nhiên mổ nội soi thường gây ít tổn thương lên mô mềm hơn, vết thương nhỏ, chóng hồi phục.

Áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động phục hồi tích cực sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe khu vực khớp vai. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:06 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger