Khô khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khô khớp gối chính là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp, xuất hiện khi lượng chất nhầy tiết ra không đủ để bôi trơn khớp trong quá trình vận động. Nếu bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm.

Khô khớp gối
Khô khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối

Hiện nay, số người mắc bệnh khô khớp không chỉ ngày càng gia tăng mà còn có xu hướng trẻ hóa. Bạn có thể mắc bệnh vì một số nguyên nhân sau đây:

1. Quá trình lão hóa

Đây là một quá trình diễn ra tự nhiên và không thể tránh khỏi. Càng lớn tuổi, cơ thể càng yếu đi và quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh mẽ. Chính điều này đã khiến cho hệ thống xương khớp suy yếu, sụn khớp bị mài mòn, tổ chức sụn bị biến dạng.

Đồng thời, quá trình lão hóa cũng sẽ ức chế quá trình sản xuất chất nhầy, khiến cho các tổn thương ở sụn khớp lâu lành hơn.

2. Thoái hóa khớp

Cùng với vấn đề tuổi tác và quá trình lão hóa tự nhiên, bệnh thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh lý này đã trực tiếp làm cho sụn khớp bị mài mòn và trở nên xơ cứng. Bên cạnh đó còn làm giảm lượng dịch nhầy tiết ra, khiến khớp không được bôi trơn và rất dễ tổn thương.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

3. Vận động, di chuyển nhiều

Khi bạn vận động hay di chuyển nhiều thì lượng chất nhầy tiết ra không thể nào đáp ứng đủ cho hoạt động cơ thể. Từ đó, khớp gối sẽ dễ bị xơ cứng, thiếu độ đàn hồi, dảo dai.

Tình trạng này thường gặp ở những người làm việc nặng nhọc hay di chuyển với cường độ mạnh. Điển hình nhất là công nhân bốc vác, vận động viên điền kinh hay bóng chuyền.

4. Vấn đề cân nặng

Khớp gối là một trong những khớp lớn của hệ thống xương khớp, đóng vai trò chống đỡ cơ thể khi vận động. Điều này khiến cho khớp gối phải chịu nhiều áp lực. Và áp lực sẽ được nhân lên khi bạn có một thân hình quá khổ. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ là nguyên do khiến cho khả năng tiết dịch khớp giảm đi.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài những vần đề được đề cập ở trên, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh khô khớp gối sớm khởi phát. Thường thấy nhất là các bệnh lý hay vấn đề về xương khớp.

  • Viêm khớp
  • Vôi hóa ổ khớp
  • Trật khớp gối
  • Bong gân
  • Chấn thương khác ở khớp gối

Các triệu chứng giúp nhận biết bệnh khô khớp gối

Bạn cần chú ý đến những triệu chứng thường gặp của bệnh khô khớp gối để có thể sớm phát hiện và điều trị.

1. Đau nhức khớp

Với bệnh khô khớp gối, ở giai đoạn khởi phát những cơn đau thường sẽ chỉ thoáng qua. Điều này khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua.

khô nhờn khớp gối
Khi bị khô khớp gối, đau nhức là triệu chứng không thể tránh khỏi

Tuy nhiên, lâu dần thì tình trạng đau nhức sẽ diễn ra với cường độ mạnh hơn và tần suất thường xuyên hơn. Triệu chứng này sẽ nặng thêm khi bạn vận động nhiều hay đứng ngồi sai tư thế.

2. Cứng khớp

Khi khớp không được cung cấp đủ chất nhờn thì tình trạng cứng khớp sẽ rất khó tránh khỏi. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều vào buổi sáng lúc thức dậy khiến cho việc rời khỏi giường của người bệnh cũng gặp không ít khó khăn.

3. Khớp phát ra tiếng

Chất nhờn ở khớp giảm tiết cũng sẽ khiến cho các đầu xương va chạm vào nhau nhiều hơn khi vận động. Chính vì vậy, khi di chuyển nhất là di chuyển nhanh, bạn sẽ có cảm giác khớp gối phát ra những tiếng lạo xạo.

4. Vận động bị hạn chế

Đây là triệu chứng khởi phát khi bệnh diễn biến trong thời gian dài mà không được khắc phục. Lúc này các cơ sẽ bị ảnh hưởng, dần suy yếu, tình trạng đau nhức cũng sẽ trở nên dữ dội hơn.

Người bệnh không chỉ bị hạn chế vận động mà còn đứng trước nguy cơ bị teo cơ, nguy hiểm hơn nữa là bại liệt.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi có bất cứ triệu chứng khác thường nào ở đầu gối, bạn cần sớm thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục.

Điều trị bệnh khô khớp gối như thế nào?

Bệnh khô khớp gối nếu sớm được phát hiện thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Thông thường, một số loại thuốc Tây sẽ được bác sĩ chỉ định.

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Từ đó, sẽ giúp bạn thoải mái hơn, việc vận động cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc chống oxy hóa khớp: Giúp bổ sung chất nhầy cho khớp, bôi trơn sụn, giảm ma sát. Nên sử dụng các thuốc có chứa một số thành phần như: glucosamin, acid hyaluronic, chondroitin…
  • Các thuốc bổ sung vitamin nhóm B: Có tác dụng hỗ trợ tiết dịch nhầy cho khớp.
Điều trị khô khớp gối
Bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bạn để điều trị khô khớp gối được tốt hơn

Tất cả các loại thuốc được đề cập trên đây đều phải được sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều hay ngưng thuốc khi chưa nhận được chỉ dẫn y khoa, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã có dấu hiệu giảm.

Một số phương pháp ngăn ngừa bệnh khô khớp gối

Để giảm nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối, bạn nên thực hiện tốt một số khuyến nghị sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Nên bổ sung thực phẩm tăng chất nhờn như cá béo, rau xanh, chuối… khi cơ thể đã bước vào thời kỳ lão hóa. Tránh xa thức ăn nhanh, thức ăn sẵn, rượu bia…
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Cần tập với cường độ và thời gian phù hợp để vừa tốt cho xương khớp, vừa tránh chấn thương ngoại ý.
  • Không nên làm việc quá sức. Nhất là những người lao động nặng, nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Tránh xa các tư thế xấu như đứng một chỗ quá lâu, ngồi xổm.
  • Hạn chế vận động nhanh và di chuyển quá nhiều với cường độ mạnh.

Bệnh khô khớp gối mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều cản trở cho việc vận động. Mong rằng những thông tin tổng quan về bệnh khô khớp gối mà bài viết đề cập đến sẽ giúp bạn trong công tác phát hiện và điều trị bệnh.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 16:13 - 17/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger