Ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được

Thưa bác sĩ, em bị ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được là em bị làm sao vậy bác sĩ? Dạo gần đây em hay thấy đau miệng, mỏi miệng khi nhai. Hôm qua thì tình trạng đã tồi tệ hơn khi em chỉ ngáp có 1 cái mà miệng đã bạnh ra đau điếng, không ngậm lại được gần 30 phút làm em rất đau và khó chịu. Em không biết là bệnh của em có nguy hiểm không, em nên làm gì bây giờ? Mong bác sĩ tư vấn dùm cho em.

(Hạ Trâm, Ninh Bình)

ngap-mieng-to-qua-khong-ngam-mieng-lai-duoc

Bác sĩ trả lời!

Chào bạn! Theo các miêu tả thì có khả năng cao bạn đã bị rối loạn thái dương hàm (RLTDH), đây là một căn bệnh phổ biến ở lứa tuổi từ 14-45. RLTDH là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nhưng nhiều người chủ quan không chú ý. Ban đầu thường là cảm giác mỏi miệng khi nhai, thấy nặng mặt, há miệng có tiếng lục cục,… Thường thì người bệnh hay bỏ qua các biểu hiện này.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Đến khi bệnh nặng, người bị RLTDH sẽ thấy đau góc hàm, đau lan xuống cổ, ù tai, đau tai, há miệng lệch sang 1 bên, ngáp không ngậm miệng lại được, không thể ăn bình thường,… Bệnh để lâu sẽ làm thoái hóa khớp hàm, xơ cứng khớp, dính khớp rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh RLTDH

Hạ Trâm thân mến! Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng RLTDH, bạn nên xem xét thử mình có mắc phải trường hợp nào có thể sửa chữa thì nên sửa ngay!

+ Hầu hết RLTDH là do thói quen cuộc sống không tốt, như là nhai 1 bên hàm trong nhiều năm, thường nghiến răng, bị mất răng hàm 2 bên khiến thường xuyên nhai bằng răng trước.

+ Một số nguyên nhân nữa là do bị bệnh lý toàn thân như viêm đa khớp, rối loạn nội tiết, rối loạn vi lượng dinh dưỡng (thiếu magnesium),….

+ Tâm trạng căng thẳng, stress, áp lực công việc, học tập, thi cử quá mức,…. sẽ làm xuất hiện tình trạng rất đau và mỏi hàm, khiến bệnh RLTDH xuất hiện.

Lòi khuyên dành cho bạn

Ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được nguy cơ cao bạn bị RLTDH, bệnh này nguy hiểm, cần được điều tri sớm, để lâu điều trị vừa khó vừa tốn kém. Do vậy, bạn cần cân bằng cuộc sống, chia thời gian biểu cho các việc trong ngày hợp lý, tránh ăn thức ăn quá dai hay quá cứng. Nếu mắc phải các thoái quen xấu thì phải bỏ ngay (ngáp miệng to quá không ngậm miệng lại được thì nên ngáp nhỏ, điều chỉnh lực ngáp, chữa răng nếu răng bị hư, nhai thức ăn về cả 2 phía,…)

Thông thường, người bệnh RLTDH sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ,.. tùy vào tình trạng đau ra sao. Bệnh nhân cũng được kết hợp vật lý trị liệu, tập các bài tập vận động cơ hàm, hạn chế làm các động tác gây ảnh hưởng xấu đến cơ hàm. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để khám chữa bệnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Sau khi điều trị mà còn cảm thấy hàm đau mỏi thì sẽ được đeo máng nhai vào ban đêm, cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh. Bệnh muốn khỏi nhanh thì cần điều trị sớm, điều trị đúng cách. Bạn không được tứ ý mua thuốc về dùng và không tự ý đi chỉnh hình răng, tránh gặp các hậu quả đáng tiếc.

Chúc bạn sớm trị bệnh thành công!

THÔNG TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 00:57 - 12/09/2021

Bình luận (2)

  1. mai says: Trả lời

    Mong cô có thể giúp cháu trường hợp này: ngày trước có lần cháu ngáp to bị cứng hàm nên không ngậm miệng lại được và đã đi bác sỹ để nắn lại nhưng cái bệnh này nó bị thường xuyên, mỗi lần ngáp đều phải lấy tay giữ miệng và còn nghe tiếng kêu rộp rộp. Bệnh này có chữa được không hay là phải đi phẫu thuật mong cô cho con xin hướng điều trị với ạ

  2. Phạm Văn Nam says: Trả lời

    Chào bác sĩ cháu là Nam vk cháu là Thương tối qua vk cháu có ngáp miệng to xong rùi không ngậm miệng lại được mà còn bị đau nữa bác sĩ cho cháu biết là vk cháu bị làm sao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger