Người bệnh Gút có uống Glucosamin được không?

Có không ít người vẫn đang thắc mắc liệu rằng người bệnh gút có uống Glucosamin được không. Đây là một loại thực phẩm chức năng bổ trợ xương khớp được tin rằng có thể giúp các mô khớp tái hoạt động trở lại. Vì vậy để trả lời chính xác cho câu hỏi: “Người bệnh gút có uống Glucosamin được không?”, hãy cùng nghe các chuyên gia giải đáp như sau.

Người bệnh Gút có uống Glucosamin được không?
Nhiều người bị Gout lo lắng liệu có nên dùng Glucosamin hay không?

 

Về Glucosamin

Nhiều người vẫn nghe đến lời quảng cáo bổ sung Glucosamine trong khẩu phần hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết Glucosamin là gì và công dụng thật sự của nó.

1/ Hợp chất Glucosamin

Theo các thông tin được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu y khoa, Glucosamine là một amino-mono-saccharide, một hợp chất tự nhiên được tìm thấy tại các sụn khớp khỏe mạnh. Cùng với nhiều hợp chất khác, Glucosamine tham gia cấu tạo nên các sợi collagen và tăng sinh tiết dịch khớp. Nhờ quá trình này mà các cơ khớp được vận động dễ dàng, tránh tình trạng khô khớp, viêm khớp xảy ra gây đau nhức.

Hợp chất Glucosamin có thể được tổng hợp theo cách tự nhiên. Tuy nhiên càng lớn tuổi thì tốc độ tổng hợp càng chậm dần và có khi ngừng hẳn. Đặc biệt với những người có triệu chứng bệnh gút hoặc đang điều trị gút, sự sản xuất của Glucosamin bị rối loạn hoàn toàn, dẫn đến tình trạng mô khớp đau đớn, sưng viêm.

Từ năm 1990, các nhà khoa học đã thành công tìm ra Glucosamin từ vỏ tôm, cua, sò có tác dụng tương tự như Glucosamine tự nhiên của cơ thể. Có 3 loại được sử dụng làm thuốc gồm:

glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride, N-acetylglucosamine.

Glucosamin với người bị Gout
Uống Glucosamin đúng cách khi bị bệnh Gout

Dù tại nhiều nước đã công nhận Glucosamin là thuốc điều trị nhưng hầu hết các sản phẩm chứa Glucosamine được bày bán trên thị trường có dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ. Phổ biến nhất là dạng Glucosamine đóng hũ và chiết xuất dưới dạng viên cứng, dùng để uống hàng ngày theo liều lượng được chỉ định trên hướng dẫn.

2/ Tác dụng của Glucosamin đối với cơ thể

Như đã nói, Glucosamin là hợp chất bên trong các khớp sụn của cơ thể. Khi quá trình sản xuất và tổng hợp Glucosamin không được thuận lợi, các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm cơ khớp, thấp khớp, đau thần kinh tọa,… có thể xảy ra.

Glucosamin đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và sự vận hành của mô sụn nói riêng. Glucosamin có vai trò đảm bảo quá trình hoạt động của xương khớp được trơn tru nhịp nhàng.

Ngoài ra, Glucosamin có tác dụng giúp phòng ngừa và làm giảm quá trình xương khớp lão hóa, chống viêm nhiễm và sụn khớp bị phá hủy. Các cơn đau nhức do mô khớp khô rát, sự ma sát quá mức gây ra bởi khớp biến dạng có thể bị suy giảm khi dùng thuốc Glucosamine.

Người bệnh gút có uống Glucosamin được không?

Trở lại với câu hỏi: đầu tiên cần biết đến các ảnh hưởng của Glucosamin đến người bị gút.

Sự thiếu hụt Glucosamin ở những người bị gút: rất nhiều chứng minh cho thấy những người đã, đang và vừa hoàn thành xong phác đồ điều trị gút đều có dấu hiệu thiếu hụt Glucosamin trong cơ thể.

Tác dụng hồi phục chức năng khớp của Glucosamin: như đã biết, bệnh gút xảy ra có thể phá hủy cấu trúc xương khớp và tạo thành khớp cơ biến dạng vĩnh viễn. Kèm theo các biểu hiện bệnh gút như đau đớn, tê bì thì gút còn khiến quá trình vận động, hoạt động hằng ngày của bệnh nhân gặp nhiều cản trở, khó khăn. Glucosamine được tin rằng có thể hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, Glucosamine có thể làm tăng độ phối hợp của các mô khớp, giảm bớt tình trạng đi đứng khó khăn, đau đớn.

Không ảnh hưởng đến gút: Glucosamin được chiết xuất từ vỏ tôm, không chứa đạm (protein) như các loại thực phẩm khác, kể cả hải sản. Do đó, Glucosamin sẽ không làm tăng hàm lượng acid uric trong máu, vốn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng gút ở bệnh nhân.

Làm chậm quá trình thoái hóa: Glucosamin từ lâu đã được sử dụng để làm chậm quá trình lão hóa, xói mòn của mô khớp. Vì vậy người bị bệnh gút có thể sử dụng Glucosamin như biện pháp hỗ trợ giảm bớt thiệt hại của gút gây ra cho cơ thể.

Điều trị gút với thực phẩm chức năng Glucosamin

Để người bị bệnh gút sử dụng Glucosamin, các liều lượng được khuyến cáo như sau:

dùng Glucosamin khi bị Gout
Uống Glucosamin đúng cách khi bị Gút
  • 6 – 8 tuần đầu tiên: 1.500mg Glucosamin/ngày
  • Các tuần về sau: 1.000 mg – 800 mg Glucosamin/ngày

Các kết hợp điều trị cùng Glucosamin:

  • Kết hợp với vitamin C, bromelain, chondroitin sulfat, mangan: tăng cường tác dụng lên tình trạng viêm sưng.
  • Kết hợp với chondroitin (chiết xuất từ sụn cá mập): tăng sinh dịch sụn tự nhiên và hỗ trợ ngừa lão hóa khớp, tăng độ đàn hồi.
  • Kết hợp với dầu cá (omega – 3, omega – 6,…) : bôi trơn mô khớp, hạn chế sự tổn thương khi cấu trúc khớp bị phá vỡ.
  • Kết hợp với các nhóm thuốc thuộc loại NSAID: celecoxib, diclofenac và thuốc chống loét dạ dày: dạng kháng sinh có tác dụng giảm đau chống viêm. Thường được dùng theo liều lượng của bác sĩ kê toa.

Các lưu ý cần phải biết khi dùng Glucosamin

Dù là dùng Glucosamin ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng đi chăng nữa thì cũng phải có phương hướng và cách thức sử dụng đúng đắn. Để kết hợp Glucosamin điều trị gút, bạn không thể bỏ qua các lưu ý:

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh giá về tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng sử dụng phù hợp và an toàn nhất cho người bị gút. Trong một vài trường hợp, người bị gút không cần đến Glucosamin mà tiến hành bằng các phác đồ điều trị gút chuyên biệt.

Thực phẩm chức năng Glucosamin: Như đã nói từ đầu, các dạng Glucosamin được bày bán trên thị trường là dạng thực phẩm chức năng. Nó không thể thay thế thuốc chữa trị khớp lẫn thuốc điều trị gút mà chỉ mang lại công hiệu hỗ trợ. Glucosamin cũng không thể mang lại tác dụng ngay nhất thời mà cần có thời gian mới thu được kết quả tốt.

Tuân theo hướng dẫn: Khi đã được hướng dẫn cách sử dụng Glucosamin phù hợp với tình trạng bệnh, người sử dụng nên sử dụng theo đúng chỉ định. Tránh tình trạng dùng không đúng, thời gian dùng sai biệt sẽ khiến Glucosamin không phát huy được tác dụng.

Kiểm tra định kỳ: Cần phải có quá trình kiểm tra đánh giá theo các cột mốc nhất định để theo dõi tiến triển bệnh. Qua kết quả kiểm tra định kỳ, các bác sĩ mới tiếp tục theo dõi và đưa ra các phương hướng điều trị gút hiệu quả tiếp theo.

Không dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với đồ biển: vì chiết xuất từ vỏ cua, tôm, sò nên có thể xảy ra các kích ứng. Nếu muốn sử dụng Glucosamin, hãy hỏi bác sĩ.

Các phản ứng phụ bệnh nhân có thể mắc phải: đầy hơi, phân lỏng mềm, buồn ngủ hoặc mất ngủ, dị ứng da, móng sắc cứng, nhạy cảm với mặt trời, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim,…

Không sử dụng cho các đối tượng:

  • Người bị tiểu đường, hạ đường huyết, tăng huyết áp,…
  • Người bị loãng máu hoặc đang dùng thuốc gây loãng máu
  • Người sử dụng aspirin hằng ngày
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người dưới 18 tuổi
  • Người bị nhiễm khuẩn tai – mũi – họng

Chú ý đến các thương hiệu và nơi cung cấp Glucosamin: nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng. Nên đến trực tiếp bệnh viện, quầy thuốc lớn để tìm mua thực phẩm Glucosamin phù hợp và tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc bổ trợ Glucosamin hàng ngày theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân gút nên quan tâm đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, sinh hoạt hằng ngày. Cần phải kiên trì và sự kết hợp giữa bệnh nhân – bác sĩ thì quá trình chữa trị bệnh gút diễn ra mới có thể thành công và đem lại hiệu quả.

Bạn nên tham khảo thêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cập nhật lúc 12:47 - 24/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger