Trượt đốt sống thắt lưng – Căn bệnh cần sớm phát hiện và điều trị

Trượt đốt sống thắt lưng – một chứng bệnh thường gặp khiến nhiều người phải hứng chịu những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về chứng bệnh trượt đốt sống thắt lưng trong bài viết dưới đây để bảo vệ tốt hơn sức khỏe xương khớp.

trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng – Chứng bệnh tuyệt đối không nên xem thường

Bệnh trượt đốt sống thắt lưng và thông tin cần biết

Trượt đốt sống thắt lưng chính là tình trạng mà các đốt sống ở vùng thắt lưng bị lệch ra khỏi cấu trúc ban đầu, không còn sự gắn kết bền chặt khiến cho cột sống thắt lưng mất đi sự vững chắc. Hiện tượng này sẽ kèm theo những cơn đau nhức tác động xấu đến cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Vậy bệnh trượt đốt sống thắt lưng nguyên nhân do đâu? Biểu hiện như thế nào? Mọi người hãy theo dõi ngay nội dung sau đây để có câu trả lời.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến trượt đốt sống thắt lưng?

Trượt đốt sống thắt lưng do rất nhiều nguyên nhân gây nên mà điển hình nhất phải kể đến một số nguyên nhân dưới đây:

  • Trượt đốt sống do hở eo

Đây chính là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng trượt đốt sống thắt lưng. Hở eo hay còn gọi là khuyết eo chính là khiếm khuyết mà người bệnh gặp phải khi mất đi một phần khớp liên mấu. Hiện tượng hở eo có thể là do dị tật bẩm sinh cũng có thể do những chấn thương trong vận động gây nên.

Eo chính là phần giao nhau giữa hai mỏm khớp dưới và khớp trên của 1 thân đốt sống, giúp cho cột sống có được sự gắn kết bền chặt và vững chắc. Khi eo bị khiếm khuyết đồng nghĩa với việc các đốt sống giảm đi thành phần chịu trách nhiệm gắn kết dẫn tới hiện tượng trượt ra khỏi cấu trúc ban đầu.

  • Trượt đốt sống do chấn thương

Tình trạng này mặc dù không quá phổ biến nhưng khi gặp phải thì bệnh thường xuất hiện những biểu hiện khá nặng nề. Khi bị chấn thương bởi một lực mạnh do tai nạn giao thông, chơi thể thao hay trong lao động sẽ có thể gây ra hiện tượng trượt đốt sống.

Đặc biệt là những chấn thương mạnh trực tiếp ở vùng cột sống thắt lưng có thể gây gãy cuống hay vỡ các mẫu khớp, cột trụ sau cũng theo đó gặp phải tổn thương lớn. Chính điều này đã khiến cho cột sống mất đi độ vững chắc và dẫn tới trượt đốt sống thắt lưng.

nguyên nhân gây trượt đốt sống thắt lưng
Chấn thương do chơi thể thao chính là một nguyên nhân gây bệnh trượt đốt sống thắt lưng
  • Trượt đốt sống do bẩm sinh

Trượt đốt sống do bẩm sinh hay còn gọi là trượt đốt sống do sự rối loạn phát triển có nguy cơ xuất hiện từ khi mới sinh ra do quá trình mang thai hỗn loạn. Tình trạng này tạo nên sự bất thường của xương, chỗ nối của hai mấu khớp bị nhỏ hơn bình thường. Chính sự bất thường này đã đẩy nguy cơ trượt đốt sống tăng cao.

Mặc dù khá hiếm gặp nhưng tình trạng bệnh khi đã khởi phát sẽ tiến triển rất nhanh và dễ để lại những di chứng nguy hiểm.

  • Một số nguyên nhân khác

Chứng bệnh trượt đốt sống thắt lưng còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lí về cơ xương khớp thường gặp như vôi hóa đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hóa đĩa đệm… Những bệnh lí này có thể khiến cho cấu trúc của cột sống bị biến dạng, hai trục vận động của cột sống bị mất cân đối và gây ra tình trạng trượt đốt sống.

Ngoài ra, trượt đốt sống thắt lưng cũng có khả năng là một trong những biến chứng mà người bệnh gặp phải khi trải qua các cuộc phẫu thuật để hàn gắn những tổn thương vùng cột sống thắt lưng.

2. Biểu hiện của bệnh trượt đốt sống thắt lưng

Để có thể sớm phát hiện bệnh trượt đốt sống thắt lưng mọi người cần nắm rõ một số biểu hiện lâm sàng của bệnh như sau:

  • Đau mỏi vùng thắt lưng

Đây là biểu hiện điển hình nhất của chứng trượt đốt sống thắt lưng mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết. Ban đầu những cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ nhưng vẫn xuất hiện liên tục. Hiện tượng đau nhức dần tăng lên khi người bệnh vận động nhiều, đứng hay ngồi lâu một chỗ, cúi hay ngửa lưng. Tuy nhiên những cơn đau cũng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

  • Dáng đi bị thay đổi, vận động hạn chế

Trượt đốt sống thắt lưng không chỉ khiến cho các cơ ở vùng thắt lưng bị co cứng mà còn khiến cho mặt đùi trong bị căng cơ. Điều này khiến cho tư thế cũng như dáng đi của người bệnh có dấu hiệu bị thay đổi. Khi bệnh còn nhẹ, thường người bệnh sẽ có chiều hướng khom về phía trước lúc đi nhưng khi bệnh nặng dần lên thì cột sống có thể bị vẹo sang một bên.

Đôi khi bệnh nhân còn có tướng đi khập khiễng, đang ngồi nếu muốn đứng dậy phải thực hiện động tác chống tay vào đầu gối. Những cơn đau nhức khiến cho vận động bị hạn chế rất nhiều, việc xoay lưng cũng trở nên rất khó khăn, có thể gặp hiện tượng teo cơ mông do thiếu vận động.

biểu hiện trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
  • Triệu chứng đau kiểu rễ

Đây chính là triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh đã trở nặng, khi mà đốt sống thắt lưng bị trượt quá mạnh khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Thường những cơn đay có tính cơ học và chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép.

Thường gặp nhất đó sự chèn ép gây đau dây thần kinh tọa, những cơn đau chạy dọc xuống cả vùng mông và vùng đùi, mặt sau cẳng chân và lan xuống tận ngón chân. Các rễ dây thần kinh bị chèn ép lâu dài sẽ gây ra những hiện tượng nguy hiểm hơn như teo cơ cẳng chân, người bệnh không tự chủ được việc đại tiểu tiện.

  • Dấu hiệu biến dạng lõm

Người bệnh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường để nhận thấy có sự thay đổi, biến dạng ở khu vực cột sống thắt lưng. Khi các đốt sống thắt lưng bị trượt ra khỏi cấu trúc ban đầu sẽ khiến cho vùng thắt lưng xuất hiện một vết lõm vào rất rõ.

Trên đây là những biểu hiện rất thường gặp của bệnh trượt đốt sống thắt lưng. Nếu mọi người thấy cơ thể có những biểu hiện này cần lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh tình.

Cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng nên áp dụng ngay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp người bệnh điều trị hiệu quả chứng trượt đốt sống thắt lưng. Tuy nhiên tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Để xác định tình trạng bệnh đầu tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể người bị bệnh. Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, Ct scan, MRI để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Sau khi đã xác định cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng một số phương pháp sau đây.

1. Phương pháp điều trị bảo tồn

Khi mức độ bệnh còn nhẹ thì các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Đối với trường hợp người bệnh đang ở độ tuổi thanh thiếu niên thì có thể điều trị bằng cách sử dụng áo bó hoặc đai cố định để cải thiện tình trạng trượt đốt sống thắt lưng vì khả năng hồi phục của nhóm đối tượng này khá cao.

Tuy nhiên, với người trưởng thành hay những người đã lớn tuổi thì việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều trở ngài hơn. Ngoài việc sử dụng áo bó tay đeo đai cố định tại vùng cột sống thắt lưng thì người bệnh sẽ phải hỗ trợ thêm bằng việc dùng các loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay các thuốc chống viêm không steroid để đẩy lùi triệu chứng đau nhức, sưng viêm mà bệnh gây ra.

chữa trượt đốt sống thắt lưng
Phương pháp xoa bóp giúp giảm triệu chứng đau nhức do bệnh trượt đốt sống thắt lưng gây ra

Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm với phương pháp châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt cũng như các liệu pháp trong vật lí trị liệu để giảm đau tốt hơn, giúp cột sống được kéo giãn, hỗ trợ đẩy các đốt sống bị trượt trở lại cấu trúc ban đầu. Ngoài ra còn giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đưa các dưỡng chất cần thiết đến nuôi dưỡng vùng cột sống đang bị tổn thương.

Việc tập luyện các bài tập thể dục thể thao đều đặn là cần thiết để có được quá trình điều trị bệnh trượt cột sống thắt lưng tốt hơn. Tập luyện sẽ giúp cho vùng cột sống tăng sức đàn hồi cũng như giảm đáng kể những áp lực đè nén lên vùng thắt lưng.

2. Can thiệp phẫu thuật

Ở nhiều trường hợp người bệnh, tình trạng trượt đốt sống thắt lưng gây ra những chèn ép làm tổn thương phần rễ dây thần kinh đã điều trị bằng phương pháp bảo tồn trong thời gian dài nhưng không đem lại hiệu quả. Lúc này, tình trạng bệnh càng ngày càng nặng nề, những cơn đau nhức liên tục dội đến với cường độ mạnh khiến người bệnh không thể chịu nổi, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng vận động thì việc can thiệp bằng phẫu thuật sẽ được xem xét.

Phương pháp phẫu thuật chính là lựa chọn tối ưu nhất với trường hợp bức thiết này, có thể đưa các đốt sống bị trượt trở lại vị trí vốn có, giải phóng sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật người bệnh cũng cần hết sức cân nhắc, tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để tránh những hệ quả không mong muốn.

Trượt đốt sống thắt lưng như chúng tôi đã nói là một chứng bệnh không hề đơn giản. Chính vì thế mà mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ nghi ngờ là triệu chứng bệnh trượt đốt sống thắt lưng thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh được hiệu quả nhất. Chúc mọi người dồi dào sức khỏe!

Hải Ngọc

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 12:54 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger